Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đoàn Kết

II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi
Cô giáo và hai em nhỏ
Nết sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng thật bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.
Nhà Nết có hai chị em gái, luôn yêu thương quấn quýt bên nhau. Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na. Còn Na thì ước muốn được dạy cho chị viết chữ.
Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba tối, cô dạy Nết học.
Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị bại liệt nên bạn ấy phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng, bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.
Bố mẹ Nết rơm rớm nước mặt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cảnh cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn.
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy ghi lại chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi và làm bài tập sau ra giấy kiểm tra:
1. Chi tiết nào cho biết hoàn cảnh của Nết rất đặc biệt?
a. Sinh ra trong một gia đình khá giả.
b. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.
c. Nhà Nết có hai chị em gái, luôn yêu thương quấn quýt bên nhau.
2. Nghe bé Na kể chuyện ở trường, Nết ước mơ điều gì?
a. Chữa được đôi chân.
b. Được em Na dạy chữ.
c. Được đi học như em Na.
3. Chi tiết “Na vẽ cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị, để chị cũng được đi học” nói lên điều gì?
a. Na rất thích học vẽ.
b. Na rất thích vẽ cô tiên.
c. Na rất thương chị.
4. Cô giáo đã làm gì để giúp đỡ Nết?
a. Dạy học, kể chuyện về Nết với học trò, xin cho Nết vào học lớp 2.
b. Dạy học, dẫn Nết đến trường giới thiệu với các bạn của Na.
c. Dạy học, cùng các bạn nhỏ đẩy xe lăn cho Nết.
pdf 3 trang Đường Gia Huy 01/02/2024 2180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đoàn Kết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Đoàn Kết

  1. PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN Thứ ngày tháng 5 năm 2022 TRƯỜNG TH ĐOÀN KẾT BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II Họ tên: MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Lớp: 5A Năm học 2021 - 2022 Điểm Nhận xét của giáo viên GV coi, chấm Đọc tiếng: . Đọc hiểu: . Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) - Thời gian 30 phút Ngày đẹp trời Một ngày mùa hè đẹp trời. Trời nắng và ấm áp. Đối với chúng ta, mỗi ngày đều phải là một ngày tươi đẹp. Thực tế cần phải như vậy. Nhưng chúng ta làm thế nào để ngày của chúng ta là một ngày tươi đẹp? Đó là một câu hỏi rất thú vị và cũng có câu trả lời hay cho câu hỏi đó. Nếu chúng ta có thái độ tích cực khi chúng ta bắt đầu một ngày thì ngày đó sẽ là ngày tươi đẹp đối với chúng ta. Tôi sẽ lấy một ví dụ và câu chuyện là “Hôm nay là một ngày tươi đẹp”. Có một người đàn ông mù ngồi trên bậu cửa của một toà nhà với một chiếc mũ đặt bên cạnh chân. Ông ta để một tấm biển trên đó viết: “Tôi là một người mù, xin hãy giúp đỡ tôi!”. Tuy nhiên, chỉ có một vài đồng xu trong chiếc mũ của ông ta. Một người đàn ông đi qua, ông lấy từ trong túi của mình ra mấy đồng xu và bỏ vào chiếc mũ. Rồi ông bảo người mù thay đổi biển đó đi. Người mù rất ngạc nhiên và hỏi: “Thưa ngài, vậy ngài có thể cho tôi biết ngài muốn viết gì lên tấm biển này không?”. Người đàn ông trả lời: “Hôm nay là một ngày đẹp trời nhưng thật tiếc là tôi không nhìn thấy điều đó!”. Và ông ấy nói thêm: “Tôi cũng chỉ nói sự thật thôi. Tôi nói điều ông đã nói nhưng bằng cách khác.” Người mù đồng ý. Người đàn ông xóa dòng chữ và viết lại vào tấm biển. Sau khi viết xong, ông đặt tấm biển xuống để ai đi qua cũng có thể nhìn thấy. Chỉ một lát sau, chiếc mũ của ông ta đã đầy tiền, rất nhiều người đã dừng lại cho người mù tiền. Buổi chiều, người đàn ông đã đề nghị thay đổi biển quay trở lại xem mọi việc thế nào. Người mù nhận ra tiếng bước chân của ông ta và nói lời cảm ơn chân thành: “Tôi vô cùng cảm ơn ông vì ông đã làm cho ngày hôm nay của tôi trở thành một ngày tươi đẹp”. Sưu tầm *Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu. Câu 1. (0,5 đ) Đầu tiên, người đàn ông mù viết gì trên tấm biển? A.Tôi gặp khó khăn, hãy giúp đỡ tôi! B. Hãy cho tôi ít đồng tiền lẻ. C. Tôi là người mù, xin hãy giúp đỡ tôi! Câu 2. (0,5 đ) Người đàn ông đề nghị viết lại trên tấm biển như thế nào? A. Hôm nay là một ngày đẹp trời nhưng thật tiếc tôi không nhìn thấy điều đó! B. Hôm nay là một ngày đẹp trời, các bạn thật là may mắn! C. Hãy giúp tôi để ngày hôm nay của các bạn trở nên đẹp hơn!
  2. Câu 3. (0,5 đ) Kết quả của việc viết lại trên tấm biển ra sao? A. Mũ của người đàn ông mù chỉ có ít tiền. B. Người đàn ông mù chỉ nhận được rất ít tiền nhưng thấy vui vì có người quan tâm. C. Mũ của người đàn ông mù đầy tiền, ông ta cảm thấy ngày hôm ấy thật là tươi đẹp. Câu 4. (1 đ) Bài văn cho em hiểu điều gì? Hãy viết vào chỗ chấm bên dưới. Câu 5. (0,5 đ) Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng cách nào? Ông ta để một tấm biển trên đó viết:“Tôi là một người mù, xin hãy giúp đỡ tôi!”. Tuy nhiên, chỉ có một vài đồng xu trong chiếc mũ của ông ta. A. Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ B. Thay thế từ ngữ, từ ngữ nối C. Lặp từ ngữ, từ ngữ nối Câu 6. (0,5 đ) Các vế trong câu ghép “Nếu chúng ta có thái độ tích cực khi chúng ta bắt đầu một ngày thì ngày đó sẽ là ngày tươi đẹp đối với chúng ta.” nối với nhau bằng cách nào, biểu thị quan hệ gì? A. Bằng cặp quan hệ từ Nếu thì , biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả. B. Bằng cặp quan hệ từ Nếu thì , biểu thị quan hệ điều kiện- kết quả. C. Bằng cặp quan hệ từ Nếu thì , biểu thị quan hệ tương phản. Câu 7. (1 đ) Xác định các bộ phận chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) trong câu ghép sau: Người đàn ông mù chỉ nhận được rất ít tiền nhưng ông cảm thấy vui vì có người quan tâm. Câu 8. (0,5 đ) Từ đồng nghĩa với từ “tươi đẹp” là . Câu 9. (0,5 đ) Dấu ngoặc kép trong câu Và ông ấy nói thêm:“Tôi cũng chỉ nói sự thật thôi.” có tác dụng gì? A. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật C. Đánh dấu từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt Câu 10. (1 đ) Cặp từ hô ứng trong câu “Người đàn ông bảo sao thì người mù làm vậy.” là: A. bảo - làm B. sao - vậy C. người - người Câu 11. (0,5 đ) Từ “chân thành” trong câu sau đây thuộc từ loại gì? Người mù nhận ra tiếng bước chân của ông ta và nói lời cảm ơn chân thành. A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ CMHS ( Kí, ghi rõ họ tên )
  3. PHÒNG GD&ĐT LONG BIÊN Thứ ngày tháng 5 năm 2022 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN KẾT BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HKII Năm học: 2021- 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 (Thời gian làm bài 55 phút) B/ KIỂM TRA VIẾT (10 điểm): I. Chính tả (Nghe – viết ) (2 điểm) Ngày đẹp trời Một ngày mùa hè đẹp trời. Trời nắng và ấm áp. Đối với chúng ta, mỗi ngày đều phải là một ngày tươi đẹp. Thực tế cần phải như vậy. Nhưng chúng ta làm thế nào để ngày của chúng ta là một ngày tươi đẹp? Đó là một câu hỏi rất thú vị và cũng có câu trả lời hay cho câu hỏi đó. Nếu chúng ta có thái độ tích cực khi chúng ta bắt đầu một ngày thì ngày đó sẽ là ngày tươi đẹp đối với chúng ta. Tôi sẽ lấy một ví dụ và câu chuyện là “Hôm nay là một ngày tươi đẹp”. Sưu tầm II. Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, ở đó có nhiều kỉ niệm đẹp với thầy cô và bạn bè. Em hãy tả một người bạn hoặc một thầy ( cô ) giáo để lại cho em nhiều ấn tượng.