Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Liên Hồng (Có đáp án)

I. Đọc thành tiếng (3 điểm):

1. Hình thức kiểm tra: Học sinh bốc thăm để chọn bài đọc( do giáo viên chuẩn bị).

2. Nội dung kiểm tra:Học sinh đọc đoạn văn (thơ) khoảng 120 tiếng trong các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 35 sách Tiếng Việt lớp 5 và trả lời 1,2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc.

II. Đọc thầm và làm bài tập (7điểm):

Thai nghén mùa xuân

Mùa xuân được thai nghén thật lặng lẽ. Những chiếc lá vàng nhè nhẹ rụng từ cuối thu; các đợt gió mùa đông bắc giúp cho cây cối sửa soạn thay áo mới!

Xem kìa, một đôi chích chòe lặng lẽ bay là là trong vườn. Chúng nối đuôi nhau vèo lên cây khế, lượn xuống bể nam bộ, bắt sâu bắt kiến, không một tiếng động.

Cây bưởi bắt đầu mai phục những nhánh lá non và những nụ hoa tròn bé xíu. Cóc, thằn lằn, thạch sùng đều im lặng trốn đi đâu hết.

Gió, gió rét.

Cây đào lỗ đỗ lá úa đỏ, từ những vết thương do sâu đục thân ứa ra những dòng nhựa đặc và trong như ngọc. Sâu bọ đang cố ngăn cây đào sửa soạn đón xuân, nhưng ngăn làm sao được!

Trong ngày đông tháng giá, những con chim sâu cần mẫn, gan góc, tí tách chuyền cành đi kiếm ăn; chúng không tự biết rằng chúng là những hiệp sĩ vô danh bảo vệ cho cây cối đón xuân.

Lá cứ lặng lẽ rụng. Chim cứ lặng lẽ chuyền cành. Các giống hoa cứ lặng lẽ đơm nụ. Như chưa có sự chỉ huy của tổng đạo diễn vô hình, thời gian thầm thì gọi mùa xuân đến, không vội vàng mà chắc chắn.

Mây trời chuyển động. Mặt đất rì rầm. Cây lá lao xao.

Bỗng một buổi sớm, tiếng chích chòe vang lên lảnh lót, hương hoa bưởi lan tỏa khắp vườn. Những chú ong mật tíu tít bay đến những chùm hoa chúm chím. Cây đào thân trụi lá đã lốm đốm những nụ phớt hồng. Mùa xuân cất tiếng. Mùa xuân đã đến rồi đấy, thật bất ngờ như đã được mong đợi từ lâu.

(Theo Vũ Nam)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt tr­ước ý trả lời đúng cho câu hỏi 1; 2; 3; 4 ; 7; 8; 9 sau đây :

Câu 1: Những điều gì cho thấy mùa xuân đang được thai nghén ?

A. Cây cối sửa soạn thay áo mới, đôi chích chòe lặng lẽ bay là là trong vườn.

Cây bưởi mai phục những nhánh lá non và những nụ hoa tròn bé xíu.

B. Những chiếc lá chuyển màu vàng.

C. Cây đào lỗ đỗ lá úa đỏ, từ những vết thương do sâu đục thân ứa ra những

dòng nhựa đặc và trong như ngọc.

doc 7 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Liên Hồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Liên Hồng (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐAN PHƯỢNG KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN HỒNG MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Năm học: 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 80 phút (Đối với phần đọc thầm và làm bài tập + phần B) Họ và tên: Lớp: 5 Giáo viên coi Giáo viên chấm Điểm đọc: Điểm viết: (Họ tên, chữ kí) (Họ tên, chữ kí) Điểm chung: Nhận xét . A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng (3 điểm): 1. Hình thức kiểm tra: Học sinh bốc thăm để chọn bài đọc( do giáo viên chuẩn bị). 2. Nội dung kiểm tra:Học sinh đọc đoạn văn (thơ) khoảng 120 tiếng trong các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 35 sách Tiếng Việt lớp 5 và trả lời 1,2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập (7điểm): Thai nghén mùa xuân Mùa xuân được thai nghén thật lặng lẽ. Những chiếc lá vàng nhè nhẹ rụng từ cuối thu; các đợt gió mùa đông bắc giúp cho cây cối sửa soạn thay áo mới! Xem kìa, một đôi chích chòe lặng lẽ bay là là trong vườn. Chúng nối đuôi nhau vèo lên cây khế, lượn xuống bể nam bộ, bắt sâu bắt kiến, không một tiếng động. Cây bưởi bắt đầu mai phục những nhánh lá non và những nụ hoa tròn bé xíu. Cóc, thằn lằn, thạch sùng đều im lặng trốn đi đâu hết. Gió, gió rét. Cây đào lỗ đỗ lá úa đỏ, từ những vết thương do sâu đục thân ứa ra những dòng nhựa đặc và trong như ngọc. Sâu bọ đang cố ngăn cây đào sửa soạn đón xuân, nhưng ngăn làm sao được! Trong ngày đông tháng giá, những con chim sâu cần mẫn, gan góc, tí tách chuyền cành đi kiếm ăn; chúng không tự biết rằng chúng là những hiệp sĩ vô danh bảo vệ cho cây cối đón xuân. Lá cứ lặng lẽ rụng. Chim cứ lặng lẽ chuyền cành. Các giống hoa cứ lặng lẽ đơm nụ. Như chưa có sự chỉ huy của tổng đạo diễn vô hình, thời gian thầm thì gọi mùa xuân đến, không vội vàng mà chắc chắn. Mây trời chuyển động. Mặt đất rì rầm. Cây lá lao xao. Bỗng một buổi sớm, tiếng chích chòe vang lên lảnh lót, hương hoa bưởi lan tỏa khắp vườn. Những chú ong mật tíu tít bay đến những chùm hoa chúm chím. Cây đào thân trụi lá đã lốm đốm những nụ phớt hồng. Mùa xuân cất tiếng. Mùa xuân đã đến rồi đấy, thật bất ngờ như đã được mong đợi từ lâu. (Theo Vũ Nam)
  2. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho câu hỏi 1; 2; 3; 4 ; 7; 8; 9 sau đây : Câu 1: Những điều gì cho thấy mùa xuân đang được thai nghén ? A. Cây cối sửa soạn thay áo mới, đôi chích chòe lặng lẽ bay là là trong vườn. Cây bưởi mai phục những nhánh lá non và những nụ hoa tròn bé xíu. B. Những chiếc lá chuyển màu vàng. C. Cây đào lỗ đỗ lá úa đỏ, từ những vết thương do sâu đục thân ứa ra những dòng nhựa đặc và trong như ngọc. Câu 2: Các điệp từ “lặng lẽ” và hình ảnh “thời gian thầm thì gọi mùa xuân đến” cho thấy mùa xuân được thai nghén như thế nào ? A. Tưng bừng, hối hả. B. Nhộn nhịp, vội vã, chắc chắn. C. Lặng lẽ, âm thầm, không vội vàng mà chắc chắn. Câu 3: Những hình ảnh nào cho thấy mùa xuân đã đến thật gần ? A. Hoa lặng lẽ đơm nụ. B. Mây trời chuyển động, mặt đất rì rầm, cây lá lao xao. C. Cóc, thằn lằn, trốn đi đâu hết. Câu 4: Em hãy nối những cụm từ ở cột A với những cụm từ ở cột B để tạo thành những câu văn miêu tả các sự vật khi mùa xuân đến ? A B Cây đào thân trụi lá lan tỏa khắp vườn. Tiếng chích chòe tíu tít bay đến những chùm hoa chúm chím. Những chú ong mật đã lốm đốm những nụ phớt hồng. Hương hoa bưởi vang lên lảnh lót. Câu 5: Những hình ảnh trong đoạn văn cuối bài cho em thấy điều gì ? Câu 6: Từ “vàng” trong hai câu: “Những chiếc lá vàng nhè nhẹ rụng từ cuối thu.” và “Thời gian thầm thì gọi mùa xuân đến, không vội vàng mà chắc chắn.” là: A. Từ nhiều nghĩa. B. Từ đồng âm. C. Từ đồng nghĩa. Câu 7: Câu nào dưới đây là câu ghép? Tìm bộ phận chính trong câu ghép đó? A. Những chiếc lá vàng nhè nhẹ rụng từ cuối thu; các đợt gió mùa đông bắc giúp cho cây cối sửa soạn thay áo mới. B. Chúng nối đuôi nhau vèo lên cây khế, lượn xuống bể nam bộ, bắt sâu bắt kiến, không một tiếng động. C. Cây đào lỗ đỗ lá úa đỏ, từ những vết thương do sâu đục thân ứa ra những dòng nhựa đặc và trong như ngọc. Câu 8: Các câu: “Lá cứ lặng lẽ rụng. Chim cứ lặng lẽ chuyền cành. Các giống hoa cứ lặng lẽ đơm nụ.” được liên kết với nhau bằng cách nào ? A. Thay thế từ ngữ B. Dùng từ ngữ nối C. Lặp từ ngữ Câu 9: Dấu phẩy trong câu “Cóc, thằn lằn, thạch sùng đều im lặng trốn đi đâu hết.”có tác dụng gì? . Câu 10: Viết lại tên các cơ quan, tổ chức sau cho đúng: - Bộ giáo dục và đào tạo -> - Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam ->
  3. PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I. Chính tả(4 điểm): Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết Bài: “Chim họa mi hót” (Tiếng Việt 5 - Tập 2 - Trang 123) Viết đoạn: “Chiều nào cũng vậy rủ xuống cỏ cây”. II. Tập làm văn (6 điểm): Đề bài: Mái trường Tiểu học đã để lại cho em rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ. Hãy tả lại cảnh trường em đầu giờ học (hoặc trong giờ ra chơi). Bài làm
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 – CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022- 2023 PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC *. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) Đáp án Số Câu Đáp án Số điểm Câu điểm 1 A 0,5đ 6 B 0,5đ 2 C 0,5 đ 7 A sau đó tìm được 1đ BPC của câu ghép 3 B 0,5 đ 8 C 1đ 4 Nối đúng mỗi phần 1đ 9 0,5đ Dấu phẩy 0, 25đ ngăn cách bộ phận cùng chức vụ làm chủ ngữ 5 10 Bộ Giáo dục 0,5đ VD: Nêu 1đ được: và Đào tạo Mùa xuân -Ủy ban Bảo tươi đẹp, vệ và Chăm mong đợi đã sóc trẻ em Việt Nam đến. PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT ( 10 ĐIỂM ) I. Chính tả: (4 điểm) * - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Tốc độ vượt quá yêu cầu : Trừ từ 0,25 điểm > 0,5 điểm * - Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Chữ viết không rõ ràng, sai cỡ chữ, kiểu chữ nhiều, toàn bài: trừ từ 0,25 > 0,5 điểm * - Viết đúng chính tả(không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Nếu sai quá 5 lỗi : trừ 0,25 điểm/1 lỗi. * - Trình bày đúng bài quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm - Trình bày sai quy định, viết bẩn, gạch xóa: trừ từ 0,25 0,5 điểm II. Tập làm văn: (6 điểm) Yêu cầu: Viết đúng thể loại văn tả cảnh. Bố cục chặt chẽ, có đủ các phần
  5. Bài viết có cảm xúc, câu văn giàu hình ảnh. Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả(1 điểm) Thân bài: (4 điểm) + Tả bao quát, tả từng bộ phận của cảnh. + Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, câu viết gãy gọn. Các ý phải lô gic với nhau + Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả Kết bài: Nêu cảm nghĩ, suy nghĩ của em.(1 điểm) Tùy theo nội dung, thiếu sót trong bài có thể cho các mức điểm 5,5; 5; 4,5;4; 3,5; 3
  6. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật được trích lại nguyên vẹn