Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II môn Khoa học Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Liên Hồng (Có đáp án)
Bài 1(2 điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Trong các năng lượng sau, năng lượng nào không phải là năng lượng sạch?
A. Năng lượng mặt trời. B. Năng lượng gió.
C. Năng lượng nước chảy. D. Năng lượng từ than đá, xăng dầu, khí đốt.
2. Sự biến đổi hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?
A. Hòa tan đường vào nước B. Tờ giấy bị đốt thành tro
C. Dây cao su bị kéo dãn ra D. Cốc thủy tinh bị rơi vỡ
3.Loài hổ có tập tính sống như thế nào?
A. Sống đơn độc. B. Sống theo bầy đàn.
C. Sống theo từng đôi. D. Tất cả các ý trên.
4. Ở giai đoạn nào của quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
Bài 2( 2 điểm) Hãy viết chữ N vào trước việc nên làm và chữ K vào trước việc không nên làm để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
Dùng tay kéo người bị điện giật ra khỏi nguồn điện.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ky_ii_mon_khoa_hoc_lop_5_nam_ho.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II môn Khoa học Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Liên Hồng (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT ĐAN PHƯỢNG KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN HỒNG MÔN: KHOA HỌC - LỚP 5 Năm học 2022 - 2023 (Thời gian làm bài: 40 phút) Họ và tên: .Lớp: . Điểm Giáo viên coi Giáo viên chấm (Họ tên, chữ kí) (Họ tên, chữ kí) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Bài 1(2 điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Trong các năng lượng sau, năng lượng nào không phải là năng lượng sạch? A. Năng lượng mặt trời. B. Năng lượng gió. C. Năng lượng nước chảy. D. Năng lượng từ than đá, xăng dầu, khí đốt. 2. Sự biến đổi hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây? A. Hòa tan đường vào nước B. Tờ giấy bị đốt thành tro C. Dây cao su bị kéo dãn ra D. Cốc thủy tinh bị rơi vỡ 3. Loài hổ có tập tính sống như thế nào? A. Sống đơn độc. B. Sống theo bầy đàn. C. Sống theo từng đôi. D. Tất cả các ý trên. 4. Ở giai đoạn nào của quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất? A. Nhộng. B. Bướm. C. Sâu. D. Trứng Bài 2( 2 điểm) Hãy viết chữ N vào trước việc nên làm và chữ K vào trước việc không nên làm để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. Báo cho người lớn biết khi có sự cố về điện. Chạm vào các thiết bị điện khi tay đang ẩm ướt. Tìm cách ngắt cầu dao, cầu chì khi thấy người bị điện giật. Dùng tay kéo người bị điện giật ra khỏi nguồn điện. Bài 3(2 điểm) Nối nguồn năng lượng ở cột bên trái với công dụng ở cột bên phải sao cho phù hợp nhất. Năng lượng gió Dùng để đun nâu. Năng lượng điện Dùng làm khô đồ vật Năng lượng nước chảy Dùng để đẩy thuyền buồm Năng lượng mặt trời Dùng để chạy máy phát đin Bài 4(1 điểm) Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm trong những câu sau: a) Cơ quan sinh sản của các loài thực vật có hoa là Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là
- b) Những loài vật khác nhau có cách sinh sản khác nhau, có loài đẻ có loài đẻ A. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: Hãy nêu một số cách để tiết kiệm điện. Câu 2: Hãy kể tên: a. 3 loài thú mỗi lứa thường đẻ 1 con: b. 3 loài thú mỗi lứa thường đẻ nhiều con: Câu 3: Hãy nêu sự khác nhau cơ bản về sự sinh sản của chim và của thú. . .
- BIỂU ĐIỂM MÔN KHOA HỌC CUỐI HKII NĂM HỌC: 2022- 2023 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Bài 1:(2 điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án D B A C Số điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 Bài 2 (2điểm) Hãy viết chữ N vào trước việc nên làm và chữ K vào trước việc không nên làm để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. (Mỗi phần điền đúng cho 0,5 điểm (N-K-N-K) Bài 3 (2 điểm) Nối đúng mỗi ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp cho 0,5 điểm (Nối 1- 3; 2-1; 3- 4; 4 -2) Bài 4 (1điểm) Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm sao cho phù hợp: Từ cần điền: a) hoa, thụ phấn ( Điền đúng mỗi chỗ chấm cho 0,25 điểm) b) đẻ trứng đẻ con B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (1điểm) Một số cách để tiết kiệm điện như: - Chỉ dùng điện khi cần thiết - Ra khỏi phòng tắt đèn, quạt, ti vi, - Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là quần áo, - Tham gia tắt đèn Giờ trái đất, ( Mỗi ý 0,25 điểm) Câu 2:(1điểm) Học sinh kể thiếu hoặc sai mỗi loài trừ 0,25 điểm a. Một số loài mỗi lứa đẻ 1 con: Trâu, bò, ngựa, hươu, nai, voi, khỉ, b. Một số loài mỗi lứa đẻ nhiều con: Hổ, sư tử, chó, mèo, lợn, chuột, Câu 3: (1 điểm) Sự khác nhau cơ bản về sự sinh sản của chim và của thú là: - Chim đẻ trứng rồi nở thành chim non; thú đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ - Ở thú, hợp tử phát triển trong bụng mẹ, còn ở chim, hợp tử phát triển ngoài cơ thể mẹ (Mỗi ý 0,5 điểm)