Đề kiểm tra giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 5 (Có đáp án)

Câu 1. Chú chim non dẫn cậu bé đi đâu?

A. về nhà

B. vào rừng

C. ra vườn

D. ra cánh đồng

Câu 2. Đoạn văn thứ 2 miêu tả những cảnh vật gì?

A. Cây sồi cao lớn có lá đỏ, chú nhái bén ngồi bên một lạch nước nhỏ.

B. Cây sồi, làn gió, chú nhái nhảy lên lá sồi cậu bé thả xuống lạch nước.

C. Cây sồi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang lái thuyền.

D. Cây sồi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang ngồi chiễm chệ.

Câu 3. Những từ nào trong bài văn miêu tả âm thanh của tiếng chim hót?

A. Kêu líu ríu, hót, lảnh lót, ngân nga, vang vọng.

B. Líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng.

C. Líu ríu, lảnh lót, vang vọng, hót đủ thứ giọng.

D. Ríu rít, ngân nga, thơ dại.

 

pdf 6 trang Diễm Hương 28/04/2023 4440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_5_de_5_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 5 (Có đáp án)

  1. Đề kiểm tra Giữa kì 1 Tiếng Việt 5 Thời gian: 60 phút A. Kiểm tra Đọc I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu (7 điểm) QUÀ TẶNG CỦA CHIM NON Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo tiếng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ. Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. Tôi ngắt một chiếc lá sồi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chiễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng chòng chành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng. Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trỏ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ. * Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1. Chú chim non dẫn cậu bé đi đâu? A. về nhà B. vào rừng
  2. C. ra vườn D. ra cánh đồng Câu 2. Đoạn văn thứ 2 miêu tả những cảnh vật gì? A. Cây sồi cao lớn có lá đỏ, chú nhái bén ngồi bên một lạch nước nhỏ. B. Cây sồi, làn gió, chú nhái nhảy lên lá sồi cậu bé thả xuống lạch nước. C. Cây sồi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang lái thuyền. D. Cây sồi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang ngồi chiễm chệ. Câu 3. Những từ nào trong bài văn miêu tả âm thanh của tiếng chim hót? A. Kêu líu ríu, hót, lảnh lót, ngân nga, vang vọng. B. Líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng. C. Líu ríu, lảnh lót, vang vọng, hót đủ thứ giọng. D. Ríu rít, ngân nga, thơ dại. Câu 4. Món quà chính mà chú chim non tặng chú bé là món quà gì? A. Một cuộc đi chơi đầy lí thú. B. Một chuyến vào rừng đầy tiếng chim. C. Một chuyến vào rừng đầy bổ ích. D. Bản nhạc rừng đầy tiếng chim ngân nga. Câu 5. Câu nào dưới đây có từ “ăn” được dùng với nghĩa gốc ? A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước “ăn” chân. B. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng “ăn” với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ. C. Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng “ăn” than. D. Chiếc xe máy của bác Nam rất “ăn” xăng. Câu 6 . Câu nào dưới đây có từ “đầu” được dùng với nghĩa chuyển ?
  3. A. Em đang đội mũ trên “đầu”. B. Bà em năm nay “đầu” đã hai thứ tóc. C. Bạn An là học sinh giỏi đứng “đầu” khối lớp 5. D. Mỗi khi mẹ em bị đau “đầu” em thường xoa bóp “đầu” giúp mẹ . Câu 7. Những từ ngữ nào sau đây tả chiều rộng? A. Bao la, tít tắp, xa xa, thăm thẳm. B. Mênh mông, rộng lớn, hun hút, ngoằn nghèo. C. Bát ngát, sâu thẳm, chót vót, xa xăm. D. Mênh mông, bao la, bát ngát, thênh thang. Câu 8: Đặt 2 câu với từ “mắt” ; 1 câu từ “mắt” có nghĩa gốc; 1 câu từ “mắt” mang nghĩa chuyển: a) Nghĩa gốc : b) Nghĩa chuyển : B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (Nghe – viết): (3 điểm) (15 phút) Bài: Kì diệu rừng xanh (Từ “Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu. lá úa vàng như cảnh mùa thu") II. Tập làm văn: (7 điểm) (25 phút) Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh buổi sáng (trưa, chiều) trong vườn cây (công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng( 3 điểm) Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn (Khoảng 90 tiếng/phút) và trả lời câu hỏi một trong các bài sau:
  4. Thư gửi các học sinh Những con sếu bằng giấy Một chuyên gia máy xúc Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai Tác phẩm của Si-le và tên phát xít Những người bạn tốt Kì diệu rừng xanh Cái gì quý nhất? Đất Cà Mau Lưu ý: Tránh để hai học sinh liên tiếp cùng đọc hay trả lời cùng một bài hoặc cùng một câu hỏi. - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, tốc độ đọc 90 tiếng/phút. (2 điểm) Câu hỏi Đáp án Câu 1 B. vào rừng Câu 2 B. Cây sồi, làn gió,chú nhái nhảy lên lá sồi cậu bé thả xuống lạch nước. Câu 3 A. Kêu líu ríu, hót, lảnh lót, ngân nga, vang vọng. Câu 4 C. Một chuyến vào rừng đầy bổ ích. Câu 5 B. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng “ăn” với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ. Câu 6 C. Bạn An là học sinh giỏi đứng “đầu” khối lớp 5. Câu 7 D.Mênh mông, bao la, bát ngát, thênh thang.
  5. - Đọc đúng, rõ ràng, tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút. (1,5 điểm) - Đọc tương đối đúng, tương đối rõ ràng, tốc độ đọc khoảng từ 60 đến dưới 80 tiếng/phút. (1 điểm) - Đọc còn sai, đọc ấp úng, tốc độ đọc dưới 60 tiếng/phút. (0,75 điểm) - Trả lời đúng, đủ ý của nội dung câu hỏi. (1 điểm) II. Đọc hiểu (5 điểm) Đọc thầm và làm bài tập: Câu 8 (1đ): Đặt 2 câu với từ “mắt” 1 câu từ “mắt” có nghĩa gốc, 1 câu từ “mắt” mang nghĩa chuyển: (HS đặt câu đúng nghĩa là đạt). a) Nghĩa gốc: VD: Bạn Lan có đôi mắt rất đẹp. b) Nghĩa chuyển: VD: Quả na đang mở mắt. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (3 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh (nghe - viết) một đoạn trong bài “Kì diệu rừng xanh” (Từ "Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu lá úa vàng như cảnh mùa thu" (HDH /TV5-T1A) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 4 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0.25 điểm. - Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không khoa học, bẩn, trừ 0,5 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: (7 điểm.) Điểm 7: Đạt được các yêu cầu cơ bản của bài tập làm văn. Điểm 6: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Lỗi chính tả, ngữ pháp còn sai 2 - 3 lỗi. Điểm 5: Nội dung còn hời hợt. Lỗi chính tả ngữ pháp còn sai 4 - 7 lỗi. Điểm 1- 4: Bài viết còn yếu về nội dung và hình thức.
  6. * Lưu ý: Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Nếu nhiều bài văn giống nhau thì không được điểm tối đa. Bài mẫu: Em đang say giấc ngủ, bỗng lắng nghe tiếng chim hót véo von, trong trẻo từ khu vườn vọng lại. Đôi mắt mở to, em bật dậy và chạy nhanh ra vườn, sung sướng hít thở không khí trong lành của buổi bình minh. Lúc này, ông mặt trời dường như cũng vừa tỉnh dậy, đang chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống. Trên những cành cây kẽ lá vẫn lấp lánh màn sương. Trên tấm thảm xanh trải đầy màu sắc, rực rỡ nhất là một bông hồng nhung đang hé nở. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Bên cạnh khóm hồng nhung đỏ thắm là những bông cúc vàng tươi vươn mình khoe sắc. Màu vàng của cúc làm cho cái nắng mùa thu thêm ngọt ngào như rót mật. Chẳng kém phần rực rỡ, những cụm hoa cẩm chướng cũng xinh đẹp vô cùng. Những cánh hoa vàng cam, hồng tím mỏng manh như tia nắng mặt trời. Giữa vườn là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quây quần ở giữa vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Phía bên trái và bên phải góc vườn là hai hàng cau thẳng tắp. Đó là thành quả của ông bà nội em trồng sau khi mang giống từ miền Nam trong một chuyến du lịch. Hương cau thoang thoảng thật dễ chịu. Mỗi năm, cau ra vài vụ quả, không những đủ để bà ăn trầu, mà còn trở thành món quà để bà biếu những cụ già bên hàng xóm. Hai hàng cau làm thành tổ ấm cho những loài chim về trú ngụ. Chim véo von làm cho khu vườn thêm náo nhiệt. Phía cuối vườn là mấy chậu mười giờ. Sáng sớm nên những bông hoa vẫn còn say ngủ, chưa kịp tỉnh giấc mà khoe sắc. Thế nhưng, dáng mảnh khảnh của cây hoa dự báo thòi gian này vẫn duyên dáng và đáng yêu đến lạ. Tiếp đến là cây khế ngọt với chùm rễ sum suê, khoác lên mình chiếc áo xanh mướt. Hoa khế nhỏ li ti, tim tím đang e ấp nấp sau đám lá như e thẹn. Những chú bướm đầy màu sắc bay về quyến rũ các nàng hoa xinh đẹp, làm khu vườn tràn ngập hương sắc. Khắp cả vườn, đâu đâu cũng thấy hương thơm, nhẹ nhàng mà dễ chịu. Chị gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Lòng khoan khoái, em càng thêm yêu khu vườn và tự hứa sẽ dành thòi gian chăm sóc những người bạn nhỏ này nhiều hơn nữa.