Đề kiểm tra giữa học kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trung Sơn A

Câu 2: Cây đước có những đặc điểm gì nổi bật so với những cây khác?
A. Mọc thưa thớt B. Cây cong queo C. Cây đước mọc dài tăm tắp.
Câu 3: Cây đước mọc thế nào?
A. Chen nhau B. Lưa thưa C. Cả A và B
Câu 4: Đước mọc ở đâu?
A. Núi B. Đồi C. Vùng đất ngập nước
Câu 5: Bài văn tả rừng đước lúc nước thủy triều như thế nào?
A. Thuỷ triều lên B. Thuỷ triều xuống C. Cả A và B
Câu 6: Những buổi triều lên, lũ trẻ làm gì?
A. Ngồi ngắm rừng đước B. Bắt vọp, bắt cua C. Cả A và B
pdf 5 trang Diễm Hương 15/04/2023 5800
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trung Sơn A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trung Sơn A

  1. Trường: Tiểu học Trung Sơn A ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5 Nămhọc: 2021 - 2022 I. Phần đọc thành tiếng: (3 điểm) Câu 1. Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 từ tuần 19 đến tuần 27. Trả lời câu hỏi ứng với nội dung mỗi đoạn do giáo viên đưa ra. Trung Sơn, ngày 18 tháng 3 năm 2022 Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên ra đề (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Đã ký Đinh Tiến Bộ Đinh Văn Chức Phê duyệt của BGH (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
  2. Trường: Tiểu học Trung Sơn A BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Họ và tên: MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5 Lớp: 5 Nămhọc: 2021 - 2022 (Thời gian 40 phút không kể giao đề) Điểm Lời nhận xét của giáo viên Bài làm II. Phần đọc hiểu: Đọc thầm văn bản sau và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng. (7 điểm) RỪNG ĐƯỚC Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi, và bóng nắng chiếu xuyên qua những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt bùn mượt mà vàng óng li ti vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo. Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.
  3. Nguyễn Thi Câu 2: Cây đước có những đặc điểm gì nổi bật so với những cây khác? A. Mọc thưa thớt B. Cây cong queo C. Cây đước mọc dài tăm tắp. Câu 3: Cây đước mọc thế nào? A. Chen nhau B. Lưa thưa C. Cả A và B Câu 4: Đước mọc ở đâu? A. Núi B. Đồi C. Vùng đất ngập nước Câu 5: Bài văn tả rừng đước lúc nước thủy triều như thế nào? A. Thuỷ triều lên B. Thuỷ triều xuống C. Cả A và B Câu 6: Những buổi triều lên, lũ trẻ làm gì? A. Ngồi ngắm rừng đước B. Bắt vọp, bắt cua C. Cả A và B Câu 7: Từ nào sau đây là từ trái nghĩa với từ Khổng lồ” có trong bài. A. Cao vút B. dài C. Nhỏ xíu Câu 8: Cặp quan hệ từ có trong câu: “Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc.”là: A. Tuy- nhưng B. Tuy - không C. Nhưng - không Câu 9: Từ được lặp lại trong câu: “Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ.” có tác dụng liên kết câu là: A. Đước, B. Cây C. Mọc Câu 10: Từ nối trong: “Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.” là: A. Những B. Rồi C. Cả A và B Câu 11: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài? A. So sánh B. Nhân hoá C.So sánh, nhân hoá
  4. Câu 12: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu: “Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ.” A. So sánh B. Ẩn dụ C. Cả A và B Câu 13: Cặp quan hệ từ : Tuy – nhưng biểu thị: A. Điều kiện- kết quả B. Giả thiết – kết quả C. Quan hệ tương phản Câu 14: Từ “ nó” trong câu thứ 3 được dùng để thay thế cho từ nào trong bài? A. Chúng tôi B. Đước C. Cây đước, đước Câu 15: Ta có thể thay thế từ ‘ nó” bằng từ nào dưới đây? A. Chúng nó B. Chúng ta C. Chúng
  5. Trường: Tiểu học Trung Sơn A ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5 Nămhọc: 2021 - 2022 Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian phát đề) III. Phần kiểm tra viết: Câu 16: Chính tả: Nghe - viết (2 điểm ) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Câu 17: Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích. Trung Sơn, ngày 18 tháng 3 năm 2022 Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên ra đề (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Đã ký Đinh Tiến Bộ Đinh Văn Chức Phê duyệt của BGH (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)