Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Vân Hòa (Có đáp án)
I. Đọc thành tiếng (3 điểm).
Giáo viên chọn một trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 – SGK Tiếng việt lớp 5- tập 1, yêu cầu học sinh đọc từ 4- 5 câu. Giáo viên nêu một câu hỏi để học sinh trả lời và đánh giá cho điểm như hàng ngày
II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm).
Đọc thầm bài: "Tình mẹ" và làm các bài tập sau:
Tình mẹ Mẹ tôi là công nhân. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc. Về đến nhà mẹ phải lo việc nội trợ trong gia đình. Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng thương mẹ nhiều hơn. Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm. Tôi còn nhớ lần tôi bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa nỗi lo toan về tôi. Lúc ấy tôi thầm trách ông trời sao nỡ đối xử với mẹ tôi như vậy, mẹ đã vất vả quanh năm giờ đây lại phải lo lắng cho tôi nữa, tôi e mẹ sẽ kiệt sức mất. Mỗi lần tôi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, tôi cảm thấy ấm áp và như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia. Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng. Chính sự mạnh mẽ ấy đã giúp tôi chuyên tâm vào điều trị. Vào một ngày thu trong xanh, tôi được ra viện trở về với mái ấm gia đình của mình. Tôi thầm cảm ơn tình yêu thương của mẹ. Mẹ như ánh sáng mặt trời chiếu rọi mỗi khi tôi ở nơi tối tăm nhất của sự tuyệt vọng. Mẹ như con thuyền che chở và đưa tôi ra ngoài đại dương mênh mông xa xăm kia. Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ. Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi. (Nguyễn Thị Dung) |
Em hãy khoanh vào chữ cái trước những câu trả lời đúng:
Câu 1: Người mẹ trong bài làm nghề gì?
A. Công nhân B. Nông dân C. Ở nhà nội trợ D. Bác sĩ
Câu 2: Những chi tiết trong bài tả hình dáng người mẹ?
- Dáng hao gầy, bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy.
B. Dáng hao gầy, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay nhỏ bé.
C. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay chai gầy.
D. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay nhỏ bé.
Câu 3: Tình cảm của người mẹ được so sánh với gì?
- Như vầng trăng toả sáng cuộc đời con, như dòng suối mát ru con khôn lớn.
B. Như nước trong nguồn chảy ra, như ánh mặt trời chiếu rọi.
C. Như ánh sáng mặt trời, như con thuyền chở và đưa tôi ra ngoài đại dương ...
D. Như nước trong nguồn chảy ra, như vầng trăng tỏa sáng cuộc đời con.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Vân Hòa (Có đáp án)
- PHÒNG GD& ĐT HUYỆN BA VÌ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC VÂN HÒA Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 NĂM HỌC: 2021- 2022 (Thời gian làm bài 70 phút) Họ và tên học sinh: Lớp: Điểm Giáo viên chấm thi Giáo viên coi thi Bằng số: . . Bằng chữ: . Phần I. Kiểm tra đọc (10 điểm). I. Đọc thành tiếng (3 điểm). Giáo viên chọn một trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 – SGK Tiếng việt lớp 5- tập 1, yêu cầu học sinh đọc từ 4- 5 câu. Giáo viên nêu một câu hỏi để học sinh trả lời và đánh giá cho điểm như hàng ngày II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm). Đọc thầm bài: "Tình mẹ" và làm các bài tập sau: Tình mẹ Mẹ tôi là công nhân. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc. Về đến nhà mẹ phải lo việc nội trợ trong gia đình. Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng thương mẹ nhiều hơn. Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm. Tôi còn nhớ lần tôi bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa nỗi lo toan về tôi. Lúc ấy tôi thầm trách ông trời sao nỡ đối xử với mẹ tôi như vậy, mẹ đã vất vả quanh năm giờ đây lại phải lo lắng cho tôi nữa, tôi e mẹ sẽ kiệt sức mất. Mỗi lần tôi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, tôi cảm thấy ấm áp và như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia. Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng. Chính sự mạnh mẽ ấy đã giúp tôi chuyên tâm vào điều trị. Vào một ngày thu trong xanh, tôi được ra viện trở về với mái ấm gia đình của mình. Tôi thầm cảm ơn tình yêu thương của mẹ. Mẹ như ánh sáng mặt trời chiếu rọi mỗi khi tôi ở nơi tối tăm nhất của sự tuyệt vọng. Mẹ như con thuyền che chở và đưa tôi ra ngoài đại dương mênh mông xa xăm kia. Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ. Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi. (Nguyễn Thị Dung) Em hãy khoanh vào chữ cái trước những câu trả lời đúng:
- Câu 1: Người mẹ trong bài làm nghề gì? A. Công nhân B. Nông dân C. Ở nhà nội trợ D. Bác sĩ Câu 2: Những chi tiết trong bài tả hình dáng người mẹ? A. Dáng hao gầy, bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy. B. Dáng hao gầy, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay nhỏ bé. C. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay chai gầy. D. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay nhỏ bé. Câu 3: Tình cảm của người mẹ được so sánh với gì? A. Như vầng trăng toả sáng cuộc đời con, như dòng suối mát ru con khôn lớn. B. Như nước trong nguồn chảy ra, như ánh mặt trời chiếu rọi. C. Như ánh sáng mặt trời, như con thuyền chở và đưa tôi ra ngoài đại dương D. Như nước trong nguồn chảy ra, như vầng trăng tỏa sáng cuộc đời con. Câu 4: Người con yêu mẹ điểm nào? A. Yêu nỗi vất vả đầu tắt mặt tối để chăm lo cho gia đình. B. Yêu cái bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy. C. Yêu tình yêu thương của mẹ. D. Yêu cái bóng dáng hao gầy, nỗi vất vã đầu tắt mặt tối. Câu 5: Tìm trong bài đọc một từ trái nghĩa với từ "khổng lồ". Đó là từ: A. nhỏ nhắn B. nhỏ bé C. nhỏ xíu D. nhỏ nhoi Câu 6: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh của người mẹ trong bài đọc? Câu 7: Nếu em là bạn nhỏ trong bài, em sẽ làm gì để mẹ vui lòng? Câu 8: Em hãy tìm câu ca dao (hay tục ngữ) nói về công lao của cha mẹ đối với con cái trong gia đình và tình cảm của các con đối với cha mẹ. . II. PHẦN VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả: (Nghe - viết): (2 điểm) Bài viết: “Bài Vịnh Hạ Long” (Sách Tiếng Việt 5/ tập1, tr 70) GV đọc cho HS viết đoạn từ “Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ . cũng trẻ trung phơi phới”.
- 2. Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Em hãy tả lại ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em.
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021- 2022 MÔN: TING VIT - LP 5 I. PHẦN ĐỌC: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng:3 điểm. Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn bản (đọc hay, đọc diễn cảm) trong thời gian 3 đến 5 phút và trả lờì được câu hỏi (3 điểm) Học đọc chậm không đúng tốc độ, tùy theo mức độ để cho điểm. 2. Đọc hiểu, kiến thức về từ câu:7 điểm Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A A C B D Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1điểm Câu Gợi ý đánh giá Thang điểm Nỗi vất vả cực nhọc của người mẹ trong công việc, 6 trong chăm sóc gia đình và tình yêu thương con vô bờ 1 điểm bến. 7 Ngoan ngoãn, chăm học để xứng đáng một người con ngoan. trò giỏi là cháu ngoan Bác Hồ. 1,5 điểm 8 HS nêu được bài ca dao hoặc câu tục ngữ đúng với nội 1,5 điểm dung. II. PHẦN VIẾT: (10 điểm) 1.Chính tả : 2 điểm - Bài viết đúng chính tả, đúng tốc độ, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày sạch đẹp, viết đúng kỹ thuật độ cao con chữ và khoảng cách, viết liền nét (một lỗi chính tả trừ 0,1 điểm) - Viết xấu, sai kích thước, trình bày bẩn toàn bài trừ không quá 0,5 điểm 2.Tập làm văn: 8 điểm + Mở bài: Giới thiệu cảnh em định tả, có ấn tượng gì với em . ?(1 điểm ) + Thân bài:(4 điểm): ND 1,5điểm ;KN 1,5 điểm ;Cảm xúc 1điểm + Kết bài:( 1 điểm) + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ (0,5 điểm) + Dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp (0,5 điểm) + Viết bài có sáng tạo (1 điểm) + Toàn bài trừ lỗi chính tả và trình bày bẩn không quá 1 điểm + Tuỳ mức độ làm bài của HS mà Gv có thể ghi các mức điểm : 8;7;6; 5;4 ;3, .