Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường TH&THCS Bình Đức (Có đáp án)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Lập làng giữ biển
Nhụ nghe bố nói với ông.
- Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra.
- Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng.
- Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy.
Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo:
- Thế là thế nào? – Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông như toả ra hơi muối.
Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh:
- Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả có gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai?
Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai quan trọng nhường nào?
- Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang ….
Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ, vỗ vào vai Nhụ:
- Thế nào con, đi với bố chứ?
- Vâng! Nhụ đáp nhẹ.
Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời……
TRẦN NHUẬN MINH
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? (M1)
a. Đưa Nhụ ra đảo sinh sống.
b. Họp làng để bàn việc đánh cá ngoài khơi.
c. Họp làng để di dân ra đảo.
d. Họp làng để bàn việc giúp đỡ đàn bà và trẻ con.
Câu 2: Lúc đầu, khi mới nghe lời bàn, ông của Nhụ có đồng ý không? (M1)
a. Ông của Nhụ đồng ý.
b. Ông của Nhụ còn do dự.
c. Ông của Nhụ còn suy nghĩ.
d. Ông của Nhụ không đồng ý.
Câu 3: Việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì? (M2)
a. Đảo ở gần luồng cá nên đánh cá dễ dàng..
b. Đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.
c. Đảo có đất rộng để xây dựng chợ.
d. Đảo có đất để xây dựng môt ngôi làng mới.
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Lập làng giữ biển
Nhụ nghe bố nói với ông.
- Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra.
- Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng.
- Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy.
Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo:
- Thế là thế nào? – Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông như toả ra hơi muối.
Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh:
- Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả có gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai?
Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai quan trọng nhường nào?
- Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang ….
Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ, vỗ vào vai Nhụ:
- Thế nào con, đi với bố chứ?
- Vâng! Nhụ đáp nhẹ.
Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời……
TRẦN NHUẬN MINH
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? (M1)
a. Đưa Nhụ ra đảo sinh sống.
b. Họp làng để bàn việc đánh cá ngoài khơi.
c. Họp làng để di dân ra đảo.
d. Họp làng để bàn việc giúp đỡ đàn bà và trẻ con.
Câu 2: Lúc đầu, khi mới nghe lời bàn, ông của Nhụ có đồng ý không? (M1)
a. Ông của Nhụ đồng ý.
b. Ông của Nhụ còn do dự.
c. Ông của Nhụ còn suy nghĩ.
d. Ông của Nhụ không đồng ý.
Câu 3: Việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì? (M2)
a. Đảo ở gần luồng cá nên đánh cá dễ dàng..
b. Đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.
c. Đảo có đất rộng để xây dựng chợ.
d. Đảo có đất để xây dựng môt ngôi làng mới.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường TH&THCS Bình Đức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường TH&THCS Bình Đức (Có đáp án)
- MA TRẬN NỘI DUNG KIỂM TRA ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II – KHỐI 5 NĂM HỌC: 2021 - 2022 Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu, Mức Mức Mức Mức Tổng Số điểm 1 2 3 4 Đọc hiểu văn bản: -Xác định được nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. Số câu 2 2 2 06 - Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu được ý nghĩa của bài. - Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc, biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. Số điểm 1 1 2 4,0 Kiến thức tiếng Việt: -Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ thuộc các chủ điểm đã Số câu 1 2 1 04 học. - Hiểu được tác dụng của các dấu câu đã học ứng dụng vào bài tập. - Biết dùng các dấu câu đã học và viết được câu văn hay giàu cảm Số điểm 0,5 1,5 1 3,0 xúc, gợi tả, gợi cảm. Tổng Số câu 2 3 4 1 10 Số điểm 1,0 1,5 3,5 1 7 MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II – KHỐI 5 TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số 1 văn bản câu 2 2 2 6 Câu số 1,2 3,4 5,6 Kiến thức Số 2 tiếng Việt câu 1 1 1 1 4 Câu số 8 7 9 10 Tổng số câu 2 3 1 3 1 10
- Trường: TH&THCS Bình Đức ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Lớp: 5/ Năm học: 2021- 2022 Họ và tên: . Môn thi: Tiếng Việt - Lớp 5 Thời gian: 40 phút Ngày thi: / / 2022 Điểm thi Nhận xét của giáo viên - Bài kiểm tra đọc: - Bài kiểm tra viết: . A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Bài 1: Trí dũng song toàn (TV5 tập 2, trang 25 - 26). Bài 2: Lập làng giữ biển (TV5 tập 2, trang 36 - 37). Bài 3: Phân xử tài tình (TV5 tập 2, trang 46 - 47). Bài 4: Nghĩa thầy trò (TV5 tập 2, trang 79 - 80) Bài 5: Tranh làng Hồ (TV5 tập 2, trang 88 - 89) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Lập làng giữ biển Nhụ nghe bố nói với ông. - Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra. - Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng. - Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy. Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo: - Thế là thế nào? – Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông như toả ra hơi muối. Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh: - Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả có gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai? Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai quan trọng nhường nào? - Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang . Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ, vỗ vào vai Nhụ:
- - Thế nào con, đi với bố chứ? - Vâng! Nhụ đáp nhẹ. Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời TRẦN NHUẬN MINH Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? (M1) a. Đưa Nhụ ra đảo sinh sống. b. Họp làng để bàn việc đánh cá ngoài khơi. c. Họp làng để di dân ra đảo. d. Họp làng để bàn việc giúp đỡ đàn bà và trẻ con. Câu 2: Lúc đầu, khi mới nghe lời bàn, ông của Nhụ có đồng ý không? (M1) a. Ông của Nhụ đồng ý. b. Ông của Nhụ còn do dự. c. Ông của Nhụ còn suy nghĩ. d. Ông của Nhụ không đồng ý. Câu 3: Việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì? (M2) a. Đảo ở gần luồng cá nên đánh cá dễ dàng b. Đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. c. Đảo có đất rộng để xây dựng chợ. d. Đảo có đất để xây dựng môt ngôi làng mới. Câu 4: Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào? (M2) a. Nhụ không tin vào kế hoạch và ước mơ của bố. b. Nhụ chưa tin lắm vào kế hoạch và ước mơ của bố. c. Nhụ còn do dự vào kế hoạch và ước mơ của bố. d. Nhụ tin vào kế hoạch và ước mơ của bố. Câu 5: Điền vào từng chỗ trống các chi tiết nói về suy nghĩ của Nhụ về làng mới ở đảo. (M3) a.Tên làng: b. Vị trí của làng: Câu 6. Tác giả viết câu chuyện này để làm gì? (M3) Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận”. (M3) a. đơn giản b. đơn điệu c. đơn sơ d. đơn thuần
- Câu 8: Hai câu “Dũng học giỏi. Bạn ấy còn giúp đỡ bạn bè” được liên kết với nhau bằng cách nào? a. Lặp lại từ ngữ b. Thay thế từ ngữ c. Dùng từ ngữ nối Câu 9: a/ Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép: (M3) b/ Tách chủ ngữ và vị ngữ của từng vế câu bằng dấu gạch xiên (/). Khoanh tròn vào các quan hệ từ: Nhờ cô giáo giúp đỡ tận tình . Câu 10: Đặt hai câu ghép có cặp quan hệ từ: Tuy nhưng ;Nếu thì (M4) . B.Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết (2 điểm) (khoảng 20 phút) 2. Tập làm văn: (8 điểm) (khoảng 35 phút) Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
- B. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết (2đ) (khoảng 20 phút) Bài VIẾT: TRÍ DŨNG SONG TOÀN Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá, sai người ám hại ông. Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc rằng: - Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ. Điếu văn của vua Lê còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống.” Theo Đinh Xuân Lâm – Trương Hữu Quýnh và Trung Lưu 2. Tập làm văn: (8đ) (khoảng 35 phút) Đề bài: Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 5 GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2021-2022 A. Bài kiểm tra đọc: 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đùng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. 2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) Câu 1: c (0,5 điểm) Câu 2: d (0,5 điểm Câu 3: b (0,5 điểm) Câu 4: d (0,5 điểm Câu 5: HS nêu được 2 ý đạt (1 điểm) a. Bạch Đằng Giang b. ở đảo Mõm Cá Sấu, hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở phía chân trời Câu 6: HS nêu được 2 ý đạt (1 điểm) - Để ca ngợi những người dân chài dám lập làng mới ngoài đảo, có tinh thần xây dựng và giữ gìn mảnh đất của Tổ quốc. Câu 7: a (0,5 điểm) Câu 8: b (0,5 điểm) Câu 9: Viết thêm quan hệ từ và một vế câu thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm) Nhờ cô / giúp đỡ tận tình mà Khánh/ đã có nhiều tiến bộ trong học tập. Hoặc vế câu khác đúng. Câu 10: Đặt mỗi câu ghép có cặp quan hệ từ đúng. Mỗi câu đạt (0,5điểm) - Tuy nhà nghèo nhưng bạn Lan vẫn cố gắng học giỏi. - Nếu thời tiết đẹp thì lớp em sẽ đi cắm trại. Hoặc câu khác đúng. B. Bài kiểm tra viết: 1.Chính Tả : (2 điểm ) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp; 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Viết sai 6 lỗi trừ 0,5đ. - Viết sai 7 lỗi trừ 1đ. 2. Tập làm văn : (8 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau: 1.1.Mở bài: (1đ) - Giới thiệu đồ vật em định tả. - Em thấy nó ở đâu, khi nào? 2.1.Thân bài : (4đ)
- a/ Tả bao quát hình dáng bên ngoài của đồ vật (khi nhìn xa thì như thế nào, khi nhìn gần thì như thế nào? (1,5đ) b/ Tả chi tiết các bộ phận của đồ vật đó (màu sắc, kích thước,hình dáng của từng bộ phận). (1,5đ). - Tác dụng của đồ vật đó. (1đ). 3.1.Kết bài : (1đ) - Nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp, ích lợi của đồ vật đó. 4. Chữ viết, chính tả đúng và đẹp (0,5 điểm). 5. Dùng từ, đặt câu đúng và hay (0,5 điểm). 6. Bài văn có sáng tạo (1 điểm).