Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Hiệp Hòa (Có đáp án)
2. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi : (7 điểm)
CHIẾC KÉN BƯỚM
Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm, anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.
Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống trong một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
Theo Nông Lương Hoàn
Câu 1(0,5 điểm) : Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng :
Có một anh chàng....................một cái kén bướm.
Câu 2(0,5 điểm) : Chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì?
- Trở thành con bướm thật sự trưởng thành.
- Khỏi bị ngạt thở.
- Nhìn thấy ánh sáng.
- Bò loanh quanh đi chơi.
Câu 3(0,5 điểm) : Theo em, chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách nào?
- Do chiếc kén vô tình bị rách.
- Chú bướm tự mình thoát ra ngoài.
- Do anh chàng lấy kéo rạch lỗ nhỏ trên kén .
- Do may mắn.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Hiệp Hòa (Có đáp án)
- ĐÊ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II PHÒNG GD & ĐT VĨNH BẢO NĂM HỌC 2022 -2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆP HÒA MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 (Thời gian : 60 phút - Không kể thời gian giao đề) Họ tên học sinh: Lớp : SBD: Phòng thi: I. KIỂM TRA ĐỌC : (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng (3 điểm) - Giáo viên chỉ định mỗi học sinh đọc 1 đoạn văn của một trong những bài tập đọc đã học tuần 19 đến tuần 27 ( Khoảng 115- 120 tiếng) - Trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc. 2. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi : (7 điểm) CHIẾC KÉN BƯỚM Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm, anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống trong một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn. Theo Nông Lương Hoàn Câu 1(0,5 điểm) : Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng : Có một anh chàng một cái kén bướm. Câu 2(0,5 điểm) : Chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì? a. Trở thành con bướm thật sự trưởng thành. b. Khỏi bị ngạt thở. c. Nhìn thấy ánh sáng. d. Bò loanh quanh đi chơi. Câu 3(0,5 điểm) : Theo em, chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách nào? a. Do chiếc kén vô tình bị rách. b. Chú bướm tự mình thoát ra ngoài. c. Do anh chàng lấy kéo rạch lỗ nhỏ trên kén . d. Do may mắn. Câu 4(0,5 điểm) : Theo em, điều gì đã xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén?
- a. Chú bướm tung cánh bay lên trên bầu trời. b. Chú bướm bay được một quãng ngắn rồi rơi xuống đất. c. Thân hình chú thì sưng phồng lên, đôi cánh nhăn nhúm không thể bay được. d. Chú bướm bị chết ngay sau khi ra ngoài kén. Câu 5(0,5 điểm): Từ nào đồng nghĩa với từ được gạch chân trong câu sau : “Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống” a. Chiến đấu. b. Trận đấu. c. Hòa bình. d. Cam chịu. Câu 6(0,5 điểm) : Chủ ngữ trong câu: “Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ” là? a. Vì thế b. anh c. anh ta * Viết câu trả lời vào chỗ chấm: Câu 7(1 điểm) : Đóng vai chú bướm nhỏ, em hãy viết những điều chú bướm muốn với chàng thanh niên .(Viết 2-3 câu) . Câu 8(1 điểm): Em hãy dùng nét gạch chéo (/) để tách các bộ phận chủ ngữ và vị ngữ, sau đó khoanh tròn vào từ liên kết các vế câu ghép sau : “Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.” Câu 9(1điểm) : Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “Truyền thống” : a. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. b. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau. c. Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà. Câu 10 (1 điểm) : Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ tương phản? II. KIỂM TRA VIẾT( 10 điểm) 1. Chính tả : Nghe – viết (2 điểm) Bài "Nghĩa thầy trò" (Sách Tiếng Việt 5- tập 2, trang 79) Đoạn viết từ ‘‘Từ sáng sớm đến mang ơn rất nặng" 2. Tập làm văn (8 điểm) Đề bài : Trong những năm học cấp một, có rất nhiều thầy cô giáo dạy em, để lại cho em rất nhiều những ấn tượng. Em hãy tả lại người thầy cô giáo kính mến đó của em.
- ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Giữa học kì II- Năm học 2022- 2023 2. Đọc- hiểu: (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Đáp án Tìm thấy a c c a b - Câu 7(1 điểm) ( Viết đúng, liên quan đến nội dung bài) - Câu 8 (1 điểm): “Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại v đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.” - Câu 9 (1 điểm): cà - Câu 10 (1 điểm): HS viết câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ: Tuy nhưng / Mặc dù nhưng / Dù nhưng / II. KIỂM TRA VIẾT( 10 điểm) 1. Chính tả : Nghe – viết (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp (1 điểm) - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm 2. Tập làm văn (8 điểm) - Mở bài : 1 điểm - Thân bài : + Nội dung : 1,5 điểm + Kĩ năng : 1,5 điểm + Cảm xúc : 1 điểm - Kết bài : 1 điểm - Chữ viết. Chính tả : 0,5 điểm - Dùng từ, đặt câu : 0,5 điểm - Sáng tạo : 1 điểm.