Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề 1 (Có đáp án)

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc bài văn sau:

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ

Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.

Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cùng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách đến rường, chiều về lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...

Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng...

Theo NGUYỄN HOÀNG ĐẠI

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả như hình với bóng?

  1. Trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa
  2. Con đê
  3. Đêm trăng thanh gió mát
  4. Tết Trung thu.

Câu 2: Tại sao tác giả coi con đê là bạn?

  1. Vì trên con đê này, trẻ em trong làng nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu.
  2. Vì con đê đồng hành cùng tác giả trên con đường đi học
  3. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.
  4. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.
docx 8 trang Đường Gia Huy 24/05/2024 3760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề 1 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 1 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc bài văn sau: TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cùng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách đến rường, chiều về lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng Theo NGUYỄN HOÀNG ĐẠI Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả như hình với bóng? A. Trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa B. Con đê C. Đêm trăng thanh gió mát D. Tết Trung thu. Câu 2: Tại sao tác giả coi con đê là bạn?
  2. A. Vì trên con đê này, trẻ em trong làng nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu. B. Vì con đê đồng hành cùng tác giả trên con đường đi học C. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng. D. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê. Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng con đê “che chở, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn”? A. Vì con đê đã nâng bước, dìu dắt, tôi luyện cho những bước chân của tác giả ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. B. Vì những đêm tết Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui. C. Vì con đê là nơi bọn trẻ cùng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc D. Vì trong những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung đữ, con đê đã bảo vệ tính mạng con người, gia súc, mùa màng Câu 4: Nội dung bài văn này là gì? A. Kể về sự đổi mới của quê hương. B. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương. C. Kể về kỉ niệm của những ngày đến trường. D. Miêu tả vẻ đẹp của con đê quê hương. Câu 5: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu: “Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng ”? A. So sánh B. Nhân hoá C. So sánh và nhân hóa D. Không có biện pháp nào Câu 6: Từ “chúng” trong câu “Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bất, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.” chỉ những ai? A. Trẻ em trong làng B. Tác giả C. Trẻ em trong làng và tác giả
  3. D. Chỉ con đê Câu 7: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “tuổi thơ”? A. Trẻ em B. Thời thơ ấu C. Trẻ con. D. Nhi đồng 8. Viết thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản: Mặc dù trời mưa to Câu 9: Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ trong câu sau: a)Trên đê, trẻ em trong làng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan. b) Con bìm bịp, bằng cái giọng trầm và ấm báo hiệu mùa xuân đã tới. Câu 10: Theo em, tuổi thơ có tác động nhiều đối với tâm hồn con người không? (Viết 3-5 câu) B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe và chép lại đoạn văn Triền đề tuổi thơ (Viết đoạn: Từ đầu đến tự tin bước vào đời.)
  4. II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Chọn một trong hai đề sau: 2.1 Em hãy tả một cây hoa mà em thích. 2.2 Em hãy tả cái đồng hồ báo thức. Bài làm
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1,5 điểm. (Đọc sai từ 2-4 tiếng: 1 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0,5 điểm.) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm. (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng ở 4 chỗ trở lên: 0 điểm.) - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm. (Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm; Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm.) - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá: 1 phút ): 0,5 điểm. (Đọc trên 1-2 phút: 0,5 điểm.) II. Đọc hiểu (7 điểm): CÂU 1 2 3 4 5 6 7 ĐÁP ÁN B A D B B C B Câu 8: Hs tự viết câu ghép VD: Mặc dù trời mưa to nhưng mẹ vẫn ra đồng. Câu 9 : Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ trong câu sau: a)Trên đê, trẻ em trong làng/ nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan. TN CN VN b) Con bìm bịp, bằng cái giọng trầm và ấm báo hiệu mùa xuân đã tới. CN TN VN B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài văn: 2,0 điểm. - Mỗi lỗi chính tả sai về phụ âm đầu; vần thanh; không viết hoa đúng quy định trừ: 0,25 điểm.
  6. * Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp, trừ 0,25 điểm toàn bài. II. Tập làm văn (7 điểm): 2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích. 2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức. - Viết được một bài văn tả cây hoa hoặc tả cái đồng hồ báo thức có đủ 3 phần, đúng yêu cầu thể loại văn tả cây cối hoặc tả đồ vật đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. - Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp. - Tuỳ theo bài viết sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7; 6,5 – 6; 5,5 - 5; 4,5 – 4; 3,5 - 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 . BÀI TẬP LÀM VĂN THAM KHẢO THAM KHẢO Trong căn phòng nhỏ bé của tôi có rất nhiều đồ vật gắn với những kỉ niệm đáng nhớ nhưng thứ mà tôi trân trọng nhât là chiếc đồng hồ báo thức xinh xắn luôn được đặt trên bàn học của tôi, đó là phần thưởng mà tôi đã được nhận trong học kì II của lớp 4 từ người mẹ thân yêu của tôi. Chiếc đồng hồ này được làm bằng nhựa cứng, chi to bằng bàn tay của người lớn. Thân hình nó là một chú thỏ khoác chiếc áo màu xanh lá cây, trông rất đáng yêu và ngộ nghĩnh. Mặt đồng hồ hình trái tim, chính là cái bụng tròn xoe của chú thỏ. Trên mặt đồng hồ hiện lên một bức tranh đẹp tuyệt vời dưới một lớp kính trong veo, đó là căn nhà gỗ ba gian cổ kính với ống khói nghi ngút. Các bạn có biết đó là nhà của ai không? Chính là gia đình nhà kim đấy! Ở đó có bác kim giờ béo và thấp nhất. Từng bước đi của bác chậm chạp và vững chãi. Đỏm dáng trong bộ áo hồng đậm đó chính là chị kim phút. Chị đi những bước ngắn. Tuy đi chậm nhưng những bước đi ấy rất uyển chuyển và điệu đà. Có lẽ chị sợ nếu đi nhanh sẽ bị ngã và gẫy gót của chiếc guốc. Còn người nghịch nhất trong nhà đó là bé kim giây. Cu cậu chẳng chịu ngồi yên một chỗ bao giờ cả, lúc nào cũng chạy tung tăng khắp nhà làm cho chị kim phút không thể đuổi kịp được, vẫn còn một thành viên không thể thiếu dược trong
  7. gia đình nữa đó là anh kim báo thức. Anh ta luôn mặc cái áo màu vàng mơ. Nhiều người tưởng anh rất “lười ”, chẳng bao giờ chạy cả. Nhưng anh có ích lắm đấy. Nếu không có anh, chắc sáng nào tôi cũng bị đi học muộn. Tuy mỗi người có một tính cách khác nhau nhưng gia đình nhà kim hết mực yêu thương nhau. Ngày nào cả gia đình cũng xum họp một lần. Mặt sau của đồng hồ có ba nút. Một nút là để chỉnh kim đồng hồ nếu giờ sai, một nút là để vặn báo thức, nút còn lại là để bật báo thức. Ngày nào cũng vậy, tôi thường vặn kim báo thức lên 6 giờ rồi mới bật báo thức. Để rồi mỗi buổi sáng khi bác kim giờ chạy gần đến anh kim phút thì khúc nhạc quen thuộc lại reo lên, đồng thời đôi mắt của chú thỏ cũng nhấp nháy như thúc giục tôi dạy mau đế chuẩn bị tới trường. Ngày qua ngày, chiếc đồng hồ bây giờ trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình nhà tôi. Tôi rất yêu quý chiếc đồng hồ ấy. Nó luôn luôn và mãi mãi là người bạn chăm chỉ và cần mẫn cùa tôi. Tôi sẽ luôn trân trọng và nâng niu từng phút giây cùa mình vì tôi biết thời gian đã trôi qua thì không bao giờ trở lại.