Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề 3 (Có đáp án)
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I. Đọc tiếng (3 điểm)
II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm mẩu chuyện sau.
PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT TRÊN CƠ THỂ
Mẹ tôi đã ra một câu đố: “Đố con biết phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể?”.
Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng nhất đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: “Không phải đâu con. Có rất nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu. Con tiếp tục suy nghĩ về câu đố đó đi nhé”.
Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: “Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vì vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì”. Đã bao lần tôi muốn nghe mẹ nói ra đáp án, và vì thế tôi toàn đoán lung tung. Mẹ chỉ trả lời tôi: “Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của mẹ”.
Rồi đến khi bà nội yêu quý của tôi qua đời. Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: “Con đã tìm ra câu trả lời chưa?”. Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: “Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai”. Tôi hỏi lại: “Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?”. Mẹ lắc đầu: “Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có cái vai cho con có thể ngả đầu vào.”
Theo HẠT GIỐNG TÂM HỒN
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Vì sao cậu bé lại cho rằng đôi tai là phần quan trọng nhất của cơ thể?
- Vì âm thanh quan trọng nhất với con người mà đôi tai giúp ta nghe được âm thanh.
- Vì đôi tai giúp ta biết lắng nghe những chia sẻ của người khác.
- Vì cậu muốn nói rằng, với con người, âm thanh quan trọng hơn hình ảnh.
- Vì đôi tai giúp nghe được lời nói của người khác
2. Cậu bé muốn nói gì khi cho rằng hình ảnh là quan trọng nhất?
- Cậu muốn nói rằng mắt là bộ phận quan trọng nhất vì nó giúp ta nhìn thấy hình ảnh.
- Cậu muốn nói rằng không có hình ảnh thì chúng ta không thể làm việc được.
- Cậu muốn nói rằng, với con người, hình ảnh quan trọng hơn âm thanh.
- Cậu muốn nói rằng, hình ảnh có màu sắc nên rất đẹp
3. Vì sao người mẹ cho rằng đôi vai là phần quan trọng nhất của cơ thể?
- Vì đôi vai gánh vác những công việc nặng nhọc trong cuộc sống.
- Vì đôi vai để người khác dựa vào mỗi lúc họ gặp khó khăn, cần giúp đỡ.
- Vì đôi vai dùng để đỡ cái đầu
- là bộ phận không thể thiếu không cơ thể
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề 3 (Có đáp án)
- ĐỀ 3 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm mẩu chuyện sau. PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT TRÊN CƠ THỂ Mẹ tôi đã ra một câu đố: “Đố con biết phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể?”. Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng nhất đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: “Không phải đâu con. Có rất nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu. Con tiếp tục suy nghĩ về câu đố đó đi nhé”. Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: “Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vì vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì”. Đã bao lần tôi muốn nghe mẹ nói ra đáp án, và vì thế tôi toàn đoán lung tung. Mẹ chỉ trả lời tôi: “Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của mẹ”. Rồi đến khi bà nội yêu quý của tôi qua đời. Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: “Con đã tìm ra câu trả lời chưa?”. Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: “Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai”. Tôi hỏi lại: “Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?”. Mẹ lắc đầu: “Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có cái vai cho con có thể ngả đầu vào.” Theo HẠT GIỐNG TÂM HỒN Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Vì sao cậu bé lại cho rằng đôi tai là phần quan trọng nhất của cơ thể? A. Vì âm thanh quan trọng nhất với con người mà đôi tai giúp ta nghe được âm thanh. B. Vì đôi tai giúp ta biết lắng nghe những chia sẻ của người khác. C. Vì cậu muốn nói rằng, với con người, âm thanh quan trọng hơn hình ảnh.
- D. Vì đôi tai giúp nghe được lời nói của người khác 2. Cậu bé muốn nói gì khi cho rằng hình ảnh là quan trọng nhất? A. Cậu muốn nói rằng mắt là bộ phận quan trọng nhất vì nó giúp ta nhìn thấy hình ảnh. B. Cậu muốn nói rằng không có hình ảnh thì chúng ta không thể làm việc được. C. Cậu muốn nói rằng, với con người, hình ảnh quan trọng hơn âm thanh. D. Cậu muốn nói rằng, hình ảnh có màu sắc nên rất đẹp 3. Vì sao người mẹ cho rằng đôi vai là phần quan trọng nhất của cơ thể? A. Vì đôi vai gánh vác những công việc nặng nhọc trong cuộc sống. B. Vì đôi vai để người khác dựa vào mỗi lúc họ gặp khó khăn, cần giúp đỡ. C. Vì đôi vai dùng để đỡ cái đầu D. là bộ phận không thể thiếu không cơ thể 4. Cần hiểu hai điều gì từ lời giải thích của người mẹ trong câu chuyện? 5. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: a) Em tự hào vào .(truyền thống, truyền thụ) lịch sử của cha ông ta. b) Mẹ em thường theo dõi Bản tin thời tiết trên .(truyền thông, truyền hình). c) Trong thời kháng chiến, để che mắt địch, các chiến sĩ cách mạng đã có nhiều cách . (truyền tin, truyền tụng) rất đặc biệt. d) Tài năng và đức độ của ông vua đó được nhân dân .(truyền bá, truyền tụng) đến muôn đời. 6. Nối từng vế câu ở cột A với vế câu thích hợp ở cột B: A B a. nhưng tôi thấy thật bồi hồi, xúc 1. Dù ai nói ngả nói nghiêng động. 2. Dẫu công việc gặp rất nhiều khó b. nhưng trái tim em luôn hướng về khăn, trở ngại quần đảo đó. 3. Tuy em chưa một lần được đến c. thì ta vẫn vững như kiềng ba chân. Trường Sa d. nhưng Tâm luôn tin rằng rồi sẽ có 4. Tuy cảnh vật không có gì thay đổi ngày mình thành công.
- 7. Nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy trong câu sau: Mùa hè đến, trên những tán phượng dọc con phố nhỏ của tôi, ve đua nhau kêu ra rả. a) Dấu phẩy thứ nhất dùng để: b) Dấu phẩy thứ hai dùng để: 8. Từ trái nghĩa với từ “kiên trì”? a. Nhẫn nại b. chán nản b. Dũng cảm d. Hậu đậu 9. Từ “băng” trong các từ “băng giá, băng bó, băng qua” có quan hệ với nhau như thế nào? a. Đó là một từ nhiều nghĩa c. Đó là những từ trái nghĩa b. Đó là những từ đồng nghĩa d. Đó là những từ đồng âm. 10. Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng cách nào? Nêu tác dụng của cách liên kết đó. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt. Dường như chúng đang cùng nhau khoe hương, khoe sắc. Câu 11: Theo em, em cho rằng bộ phận nào quan trọng nhất trên cơ thể? (Viết đoạn văn ngắn) B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe và viết lại đoạn văn “Triền đê tuổi thơ” (Viết đoạn: Từ đầu đến nhìn thật kĩ thì đó là hình một trái tim.)
- II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Em hãy tả đồ vật mà em yêu quý nhất. Bài làm
- ĐÁP ÁN ĐỀ 3 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A A B B A 4. Bờ vai là quan trọng nhất vì có thể trở thành chỗ dựa cho ai đó lúc khó khăn. 5. a) truyền thống b) truyền hình c) truyền tin d) truyền tụng 6. 1 – c, 2 – d, 3 – b, 4 – a. 7. a) Dấy phẩy thứ nhất dùng để ngăn cách hai vế trong câu ghép. b) Dấu phẩy thứ hai dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong vế câu thứ hai. 10. Mặc dù trời mưa to nhưng chúng tôi vẫn đến lớp đầy đủ. 11. HS tự đưa ra cảm nhận cá nhân B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): II. Tập làm văn (7 điểm): Tham khảo: Trong góc học tập của em có rất nhiều đồ dùng cần thiết phục vụ cho việc học tập. Tất cả đều còn mới và sạch sẽ vì em luôn chăm chút cho nó để tạo cảm hứng khi học bài. Nhưng có lẽ em thích chiếc đèn học xinh xắn hơn cả vì nó giúp cho em có ánh sáng để học bài mà không bị hại mắt. Chiếc đèn học đứng thật độc lập. Đôi khi nhìn dáng của đèn mà em lại liên tưởng đến một cụ già bị gù lưng. Tuy nhiên, cậu ấy chỉ giống như người đang cúi xuống thôi, nhờ vào cấu tạo mà cậu ấy vẫn có thể đứng thẳng như thường. Chiếc đèn được đặt sát tường, chiếm vị trí đặc biệt trên mặt bàn. Thân đèn màu trắng được bao quanh bởi lớp lò xo bằng nhựa. Chụp đèn thì nổi bật hơn, màu hồng tím đúng màu em thích. Thật thú vị hơn nữa đó chính là cái đế đèn bằng nhựa đen, trên cái đế này lại có công tắc và nút vặn điều chỉnh độ sáng của đèn khi sử dụng. Bố em cũng đã tận tình chỉ
- cho thắp bóng đèn 25 oắt. Bố bảo đèn sáng quá hại mắt không tốt cho mắt ở lứa tuổi học sinh chúng em. Tối nào, bố mẹ em cũng luôn luôn ra những quy định cho em học từ 7 giờ rưỡi đến 9 giờ là đi ngủ, bố mẹ cũng không cho em thức khuya đọc sách và xem ti-vi triền miên vì như thế nó sẽ hại mắt và bố nói với em “ngay từ khi còn nhỏ phải biết lo cho đôi mắt của mình”. Có lẽ rằng chính nếp đó nay đã thành một thói quen tốt đẹp. Tuổi thơ của em gắn liền với những cuốn sách và ánh đèn. Đó chính là ái đèn bàn nhỏ bé xinh xinh là người bạn thân của em. Ánh sáng thật dịu mắt của ngọn đèn bàn sẽ dẫn em đi tới ngày mai tươi đẹp. Nhưng có lẽ em thích chiếc đèn học xinh xắn hơn cả vì nó giúp cho em có ánh sáng để học bài mà không bị hại mắt.