Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề 5 (Có đáp án)

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm đoạn văn sau.

AI GIỐNG MẸ

Sung sướng biết bao nếu mình giống mẹ. Có ba cô bé khoe nhau, đố nhau xem ai giống mẹ nhất.

Cô bé thứ nhất nói:

- Mặt mình này, miệng mình này, rồi chân tay, cả tóc mình nữa giống mẹ mình nhất.

- Tớ cũng thế nhưng còn hơn cậu. Áo tớ có hoa y như áo mẹ tớ là một. Tớ cũng có vòng đeo tai như mẹ tớ là hai. Mẹ tớ bảo sẽ uốn tóc tớ y như mẹ tớ là ba.

Cô bé thứ ba má bụ, mắt tròn suốt từ nãy đến giờ chỉ nghe hai bạn nói. Em cũng muốn khoe lắm, nhưng chẳng thể nào hơn những điều mà các bạn ấy đã kể. Vì rằng thỉnh thoảng mẹ lại cứ khen em giống bố cơ. Thế là chịu thua hai bạn ấy.

Sau lúc gặp nhau, ba cô bạn ai lại về nhà nấy. Cô thứ nhất nhớ ngay ra là bụng mình đang đói. Cô thứ hai chỉ mong mẹ chóng về để đi uốn tóc. Cô thứ ba thấy đôi dép của em bé dưới gầm giường bố. Em bỗng ngần ngừ. Không, dép của em bé mẹ để ở góc nhà cho em cơ. Cô bé liền đặt lại đôi dép y như mẹ vẫn làm. Rồi em nghểnh cổ ra nhìn dây phơi quần áo chưa khô, có cái nào rơi không. Mẹ hay làm thế lắm.

Chợt thấy bóng mình trong gương. Em đưa tay lên vuốt tóc y như mẹ lúc soi gương. Cô bé trong gương ấy đang cười. Mặt gương long lanh như muốn nói:

- Cô bé ơi! Chính cô là cô bé giống mẹ nhất!

Theo PHONG THU

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

  1. Ba cô bé trong câu chuyện nói với nhau điều gì?
  2. Khoe nhau, đố nhau xem ai giống mẹ nhất.
  3. Khoe nhau, đố nhau xem ai giống bố nhất.
  4. Khoe nhau, đố nhau xem nhà ai đẹp nhất.
  5. Ba cô bé đang bàn về chuyện chiếc gương
  6. Hai dòng nào nêu đúng những điều hai cô bé kể ra để nói rằng mình giống mẹ?
  7. Má bụ, mắt tròn, hay chơi với em như mẹ.
  8. Mắt, miệng, chân tay, cả tóc đều giống mẹ.
  9. Có áo hoa, vòng đeo tai, uốn tóc y như mẹ.
  10. Mắt tròn, áo hoa, hay cười, vuốt tóc giống mẹ
  11. Vì sao cô bé thứ ba không nói gì, đành chịu thua hai bạn.
  12. Vì em tự thấy mình không có tài ăn nói như hai bạn.
  13. Vì em không thế nói gì hơn hai bạn và mẹ em bảo em giống bố.
  14. Vì em thấy giống mẹ hay không cũng không phải là điều quan trọng.
  15. Vì em không muốn xảy ra tranh cãi giữa ba chị em.
docx 7 trang Đường Gia Huy 24/05/2024 4200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề 5 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 5 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm đoạn văn sau. AI GIỐNG MẸ Sung sướng biết bao nếu mình giống mẹ. Có ba cô bé khoe nhau, đố nhau xem ai giống mẹ nhất. Cô bé thứ nhất nói: - Mặt mình này, miệng mình này, rồi chân tay, cả tóc mình nữa giống mẹ mình nhất. - Tớ cũng thế nhưng còn hơn cậu. Áo tớ có hoa y như áo mẹ tớ là một. Tớ cũng có vòng đeo tai như mẹ tớ là hai. Mẹ tớ bảo sẽ uốn tóc tớ y như mẹ tớ là ba. Cô bé thứ ba má bụ, mắt tròn suốt từ nãy đến giờ chỉ nghe hai bạn nói. Em cũng muốn khoe lắm, nhưng chẳng thể nào hơn những điều mà các bạn ấy đã kể. Vì rằng thỉnh thoảng mẹ lại cứ khen em giống bố cơ. Thế là chịu thua hai bạn ấy. Sau lúc gặp nhau, ba cô bạn ai lại về nhà nấy. Cô thứ nhất nhớ ngay ra là bụng mình đang đói. Cô thứ hai chỉ mong mẹ chóng về để đi uốn tóc. Cô thứ ba thấy đôi dép của em bé dưới gầm giường bố. Em bỗng ngần ngừ. Không, dép của em bé mẹ để ở góc nhà cho em cơ. Cô bé liền đặt lại đôi dép y như mẹ vẫn làm. Rồi em nghểnh cổ ra nhìn dây phơi quần áo chưa khô, có cái nào rơi không. Mẹ hay làm thế lắm. Chợt thấy bóng mình trong gương. Em đưa tay lên vuốt tóc y như mẹ lúc soi gương. Cô bé trong gương ấy đang cười. Mặt gương long lanh như muốn nói: - Cô bé ơi! Chính cô là cô bé giống mẹ nhất! Theo PHONG THU Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Ba cô bé trong câu chuyện nói với nhau điều gì? A. Khoe nhau, đố nhau xem ai giống mẹ nhất. B. Khoe nhau, đố nhau xem ai giống bố nhất. C. Khoe nhau, đố nhau xem nhà ai đẹp nhất. D. Ba cô bé đang bàn về chuyện chiếc gương
  2. 2. Hai dòng nào nêu đúng những điều hai cô bé kể ra để nói rằng mình giống mẹ? A. Má bụ, mắt tròn, hay chơi với em như mẹ. B. Mắt, miệng, chân tay, cả tóc đều giống mẹ. C. Có áo hoa, vòng đeo tai, uốn tóc y như mẹ. D. Mắt tròn, áo hoa, hay cười, vuốt tóc giống mẹ 3. Vì sao cô bé thứ ba không nói gì, đành chịu thua hai bạn. A. Vì em tự thấy mình không có tài ăn nói như hai bạn. B. Vì em không thế nói gì hơn hai bạn và mẹ em bảo em giống bố. C. Vì em thấy giống mẹ hay không cũng không phải là điều quan trọng. D. Vì em không muốn xảy ra tranh cãi giữa ba chị em. 4. Vì sao mặt gương lại nói cô bé thứ ba giống mẹ nhất? 5. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: a) Bố em là .(công nhân, công dân) làm việc trong xí nghiệp may mặc. b) Chúng em hướng về quần đảo Trường Sa với ý thức và nghĩa vụ của người .(công dân, công bằng) yêu nước. c) Các ca sĩ cần giữ gìn hình ảnh của mình trước .(công chúng, công dân). d) Em được (công nhận, công khai) là Cháu ngoan Bác Hồ - Chủ nhân Thăng Long. 6. Điền từ có tác dụng nối hoặc dấy câu thích hợp vào chỗ trống trong các câu ghép dưới đây: a) Gió thổi ào ào .cây cối nghiêng ngả .nụi cuốn mù mịt .một trận mưa ập tới. b) Tay chân Hùng săn chắc .Hùng rất chăm luyện tập. c) Không khí tĩnh mịch .mọi vật như ngừng chuyển động. d) Quê nội Duy ở Hà Nội .quê ngoại bạn ấy ở Nghệ An. 7. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ "Truyền thống": A. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu và được truyền từ đời này sang đời khác. B. Phong tục, tập quán của tổ tiên, ông bà trong một gia đình.
  3. C. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều địa phương khác nhau. D. Khi hưởng thành quả, phải nhớ đến người có công gây dựng nên. Câu 8 : Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào? "Có một người đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản." A. Lặp từ ngữ B. Thay thế từ ngữ C. Từ nối D. Đáp án khác Câu 9: Câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? A. Mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran. B. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa. C. Những tia nắng mặt trời nhảy nhót trên cành cây, ngọn cỏ Câu 10: Trong gia đình em, em giống ai nhất? Em có thích giống người đó hay không? (Trả lời bằng cách viết đoạn văn từ 5-7 câu). B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe và viết lại đoạn văn Ai giống mẹ (Viết đoạn: Từ đầu đến y như mẹ tớ là ba.)
  4. II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Tả người mẹ kính yêu của em. Bài làm
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ 5 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Câu 1 2 3 7 8 Đáp án A B, C B A A 1. a 2.b, c 3. B 4. Vì cô bé có hành động giống như mẹ. 5. a) công nhân b) công dân c) công chúng d) công nhận 6. a) dấy phẩy (,) – dấu phẩy (,) – rồi b) vì c) và d) còn 7. A 8. A 9. Câu ghép: b; câu đơn: a, c 10. Hs B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): II. Tập làm văn (7 điểm): Bài văn tham khảo: Có lẽ khi còn nhỏ ai cũng được nghe câu hát ru, hay những vần thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Em cũng có người mẹ tuyệt vời như vậy – người mẹ luôn yêu thương con mình bằng cả cuộc đời. Mẹ em năm nay đã ngoài ba mươi tuổi, nước da mẹ không còn được trắng trẻo nữa mà đã ngăm ngăm đen vì vất vả chăm sóc chúng em. Mẹ em không cao lắm, hơi gầy, dáng đi rất nhanh nhẹn. Mẹ có mái tóc nhuộm màu hạt dẻ uốn xoăn các lọn mềm mại sóng sánh như nước hồ. Khuôn mặt mẹ tròn trịa trông phúc hậu lắm. Đôi mắt mẹ hẹp dài, đen lay láy lúc nào cũng long lanh, vui vẻ. Bố em bảo mắt mẹ là mắt lá dăm rất nữ tính và duyên dáng. Sống mũi mẹ gọn và cao nên gương mặt trông rất sang. Miệng mẹ rộng với đôi môi hồng nhạt luôn thường trực nụ cười rạng rỡ. Nụ cười của mẹ ấm áp như nắng ấm mùa xuân làm trái tim em thấy bình yên lạ. Em yêu nhất là đôi bàn tay mẹ. Những ngón tay gầy gò có nhiều mấu xương, làn da ram
  6. ráp. Mỗi khi em nắm đôi bàn tay mẹ, một dòng yêu thương mãnh liệt truyền sang giúp em vượt qua tất cả những khó khăn và nỗi buồn. Mẹ em thường ngày ăn mặc rất giản dị. Mẹ thích những đồ rộng rãi, thoải mái. Nhưng khi đi dự tiệc, trông mẹ sang trọng và thanh lịch như một nàng công chúa Mẹ lúc nào cũng tất bật với công việc nào là đi chợ, việc nhà, đi làm nhưng mẹ không bao giờ kêu vất vả hay mệt mỏi. Mặc dù bận rộn nhưng mẹ vẫn dành thời gian cho các con. Mẹ dạy em học, dạy làm những công việc nhà, mẹ chỉ bảo tận tình ngay từ những công việc nhỏ nhất, mẹ bảo phải học tính cẩn thận ngay từ những công việc nhỏ trở đi thì về sau những việc lớn hơn mới có thể làm tốt được. Em luôn nhớ lời dặn của mẹ và cố gắng làm thật tốt. Em nhớ mãi ngày em mới vào lớp Một mẹ đưa em đến trường, trước hôm đó mẹ đã đưa em đi thăm trường, đêm ngủ mẹ động viên khích lệ để không bị bỡ ngỡ những ngày đầu đi học. Rồi khi biết em viết chữ bằng tay trái, mẹ kiên trì từng ngày luyện viết tay phải cho em. Mẹ cầm tay em nắn nót từng chữ, uốn nắn từng nét để bây giờ em có thể đi thi vở sạch chữ đẹp của trường và đạt giải, tất cả là nhờ mẹ. Em nhớ một lần em vẫn còn nhỏ, hôm đó các lớp học được về sớm. Em đứng đợi mẹ ở cổng trường thì có một bạn gần nhà rủ em đi bộ về vì trường cách nhà cũng không xa lắm. Như thường lệ, đúng giờ tan học mẹ đến đón thì thấy các lớp đã về hết. Mẹ vội vàng hỏi bác bảo vệ có thấy trẻ nào đợi ở cổng trường không nhưng bác bảo vệ bảo không có. Mẹ hốt hoảng đi tìm em, gọi điện cho bố xem bố có đi đón em không nhưng bố vẫn đang đi làm mà. Khỏi phải nói, mẹ lo lắng đến như thế nào. Mẹ đi tìm khắp các con đường, chỗ mà mẹ hay đưa em đi chơi nhưng đều không thấy. Chỉ đến lúc bố đi làm về thấy em ở nhà rồi gọi điện cho mẹ. Mẹ về nhà trong tình trạng mệt mỏi. Lúc này em vẫn chưa biết mình đã gây ra chuyện gì nên vẫn ngồi im. Rồi mẹ phạt em, đây là lần đầu tiên mẹ phạt em nặng như vậy, em khóc và mẹ cũng khóc. Em còn nhỏ quá nên chưa biết gì chỉ trách mẹ sao lại đánh mình. Sau này lớn hơn một chút mới biết mẹ phạt em chỉ vì mẹ quá lo lắng cho em, phạt em vì em đã không nghe lời của mẹ. Đến tận bây giờ em vẫn không thể quên được lần bị mẹ phạt ấy. Mẹ à! Con xin lỗi nhé. Lúc đó con chưa hiểu để nói xin lỗi mẹ.