Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề 8 (Có đáp án)
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I. Đọc tiếng (3 điểm)
II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm đoạn văn sau.
CHIẾC NHÃN VỞ MONG MANH
Tiếng côn trùng ca râm ran trên những đồi cỏ mờ sương dẫn vào những bản làng nép mình trên núi cao. Nơi xóm nhỏ ấy, cu Non đang ngồi lúi húi vẽ một cái nhãn vở với những mẩu bút chì màu cùn ngắn bằng hai đốt ngón tay do một người du lịch qua đây đã cho nó. Nó biết tới cái nhãn vở bé xinh ấy trong một xe bán hàng rong đi qua làng nó. Và nó đã hỏi chuyện người bán hàng và biết nhãn vở có ghi: trường, lớp, họ tên, vở, năm học. Non đưa cây bút chì nắn nót vẽ, đừng nghĩ rằng chỉ có những đứa trẻ đi học mới biết cầm bút nắn nót. Tuy có những đứa trẻ chẳng ai dạy nhưng cũng biết cầm bút thật khéo. Nó vẽ nhãn vở hình cái lá, trường của Non là trường Mây Hồng, lớp của bạn Non là lớp Tổ Chim. Còn vở ư, vở để ghi chữ nó khéo léo xoay một vòng thành chữ O con chữ nó nghe lỏm được từ cô giáo mới đến. Còn cái nữa, cái năm học Non chẳng biết vẽ cái gì bây giờ. Nó bỗng nhớ mùi áo chàm của mẹ nó. Sau khi bố nó bị cây đổ đè chết, mẹ nó lấy chồng bên kia biên giới. Non nhìn về phía ông đang ngủ, từ chiều em định hỏi: “Ông ơi, ông xin học cho cháu chưa?” nhưng thấy ông bận nên Non lại thôi. Cái nhãn vở hình lá nhỏ mong manh hiện ra trước mắt Non, Non không biết chữ để viết vào đấy một điều gì nữa. Nó khẽ nhắm mắt lại ngả đầu dưới cánh tay gầy, kề má lên chiếc nhãn vở hình chiếc lá mà nó đang vẽ dở. Non thiếp ngủ trong tiếng gió vủa rừng thâm u, gió có mùi lúa nương đang chín, có cả mùi vôi của ngôi trường mới xây ở đầu làng Non.
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
- Nhờ đâu cậu bé Non biết đến chiếc nhãn vở?
- Do một người du lịch đi qua làng cho.
- Từ một chiếc xe bán hàng rong đi qua làng.
- Do một người bạn mới vào lớp Một tặng.
- Nhờ cô giáo tặng cho cậu bé.
- Non vẽ chiếc nhãn vở như thế nào?
- Hình cái lá, trường Mây Hồng, lớp Tổ Chim.
- Hình những con thuyền với buồm trắng, buồm nâu.
- Hình chữ O với năm học được viết ngay ngắn bằng số.
- Hình cách đồng lúa chín vàng ruộm.
3. Những chi tiết nào cho thấy Non rất muốn được đến trường đi học?
- Non nắn nót vẽ chiếc nhãn vở.
- Non không biết vẽ năm học như thế nài.
- Non muốn nhắc ông xin học cho Non.
- Non thiếp ngủ trong tiếng gió vủa rừng thâm u
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong - Đề 8 (Có đáp án)
- ĐỀ 8 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm đoạn văn sau. CHIẾC NHÃN VỞ MONG MANH Tiếng côn trùng ca râm ran trên những đồi cỏ mờ sương dẫn vào những bản làng nép mình trên núi cao. Nơi xóm nhỏ ấy, cu Non đang ngồi lúi húi vẽ một cái nhãn vở với những mẩu bút chì màu cùn ngắn bằng hai đốt ngón tay do một người du lịch qua đây đã cho nó. Nó biết tới cái nhãn vở bé xinh ấy trong một xe bán hàng rong đi qua làng nó. Và nó đã hỏi chuyện người bán hàng và biết nhãn vở có ghi: trường, lớp, họ tên, vở, năm học. Non đưa cây bút chì nắn nót vẽ, đừng nghĩ rằng chỉ có những đứa trẻ đi học mới biết cầm bút nắn nót. Tuy có những đứa trẻ chẳng ai dạy nhưng cũng biết cầm bút thật khéo. Nó vẽ nhãn vở hình cái lá, trường của Non là trường Mây Hồng, lớp của bạn Non là lớp Tổ Chim. Còn vở ư, vở để ghi chữ nó khéo léo xoay một vòng thành chữ O con chữ nó nghe lỏm được từ cô giáo mới đến. Còn cái nữa, cái năm học Non chẳng biết vẽ cái gì bây giờ. Nó bỗng nhớ mùi áo chàm của mẹ nó. Sau khi bố nó bị cây đổ đè chết, mẹ nó lấy chồng bên kia biên giới. Non nhìn về phía ông đang ngủ, từ chiều em định hỏi: “Ông ơi, ông xin học cho cháu chưa?” nhưng thấy ông bận nên Non lại thôi. Cái nhãn vở hình lá nhỏ mong manh hiện ra trước mắt Non, Non không biết chữ để viết vào đấy một điều gì nữa. Nó khẽ nhắm mắt lại ngả đầu dưới cánh tay gầy, kề má lên chiếc nhãn vở hình chiếc lá mà nó đang vẽ dở. Non thiếp ngủ trong tiếng gió vủa rừng thâm u, gió có mùi lúa nương đang chín, có cả mùi vôi của ngôi trường mới xây ở đầu làng Non. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Nhờ đâu cậu bé Non biết đến chiếc nhãn vở? A. Do một người du lịch đi qua làng cho. B. Từ một chiếc xe bán hàng rong đi qua làng. C. Do một người bạn mới vào lớp Một tặng. D. Nhờ cô giáo tặng cho cậu bé. 2. Non vẽ chiếc nhãn vở như thế nào? A. Hình cái lá, trường Mây Hồng, lớp Tổ Chim.
- B. Hình những con thuyền với buồm trắng, buồm nâu. C. Hình chữ O với năm học được viết ngay ngắn bằng số. D. Hình cách đồng lúa chín vàng ruộm. 3. Những chi tiết nào cho thấy Non rất muốn được đến trường đi học? A. Non nắn nót vẽ chiếc nhãn vở. B. Non không biết vẽ năm học như thế nài. C. Non muốn nhắc ông xin học cho Non. D. Non thiếp ngủ trong tiếng gió vủa rừng thâm u 4. Có thể thay từ “công dân” trong câu dưới đây bằng từ đồng nghĩa nào? ( 0,5 điểm) Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân. A. người dân B. dân tộc C. nông dân D. dân chúng 5. Em hãy chọn cặp từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (0,5 điểm) (vừa đã, càng càng, không những mà còn, vì nên) a. Trời mưa, đường trơn. b. về đến nhà, nó gọi mẹ ngay. c. trời mưa to em không đi chơi. d. Nó học giỏi hát hay. 6. “Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà”. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là: A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Quan hệ từ 7. hình ảnh chiếc nhãn vở mong manh gợi cho em cảm nghĩ gì? 8. chọn câu tục ngữ, ca dao thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau: a) mỗi khi tôi than khổ, bà tôi lại động viên:
- b) Mỗi khi Tổ quốc bị lâm nguy, mỗi người dân Việt đều là một chiến sĩ, bởi vì chúng ta đã có truyền thống . c) Nhờ có tinh thần đoàn kết, hợp tác, tổ tôi đã dựng được một cái lều thật chắc chắn và trang trí thật bắt mắt, quả đúng là (giặc đến nhà đàn bà cũng đánh; chớ than phận khó ai ơi/ còn da lông mọc; còn chồi nảy cây; một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao.) 9. Chọn cặp quan hệ từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau: a) nó mang nhiều hành lí nó không thể đi nhanh được. b) công nghệ phát triển nhanh mọi người liên lạc với nhau rất dễ dàng. c) . Mùa xuân đến muộn hoa đào vẫn nở đúng hẹ. d) . Mưa gió thuận hòa mùa màng năm nay bội thu. (tuy nhưng , vì nên, nhờ .nên .) 10. Các câu văn sau đều dùng sai dấu câu, em hãy chữa lại cho đúng: a) (1) Hôm nay mẹ đưa em tới trường! (2) cảnh vật hai bên đường đẹp quá. M: (1) dấu chấm than dấu châm (2) b) (1) Tôi băn khoăn không biết cây đã được nhuộm lá từ bao giờ mà lá chuyển hết sang màu đỏ? (2) Không phải đâu, tất cả là do nàng tiên mùa thu mang đến đó? (1) . (2) . . c) (1) “Trời ơi, em làm rơi nhiều quá?” – (2) Chị tôi vừa nhặt những mẫu thức ăn rơi ra vừa cằn nhằn! (1) (2) . .
- B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe và viết lại đoạn văn Chiếc nhãn vở mong manh. (Viết đoạn: Từ đầu đến xe bán hàng rong đi qua làng nó.)
- II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Hãy lập chương trình cho một hoạt động của lớp em. Bài làm
- ĐÁP ÁN ĐỀ 8 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Câu 1 2 3 4 6 Đáp án B A A, C A B 5. a: càng càng B: vừa .đã c. vì nên d. không những mà còn 7. Mỏng như hy vọng đi họng của bé Non 8. a) Chớ than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây. b) Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. c) Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. 9. a) Vì nên b) Vì nên c)Tuy nhưng d) Nhờ nên 10. a. (2) dâu chấm dấu chấm than b.(1) dấu chấm hỏi dấu chấm (2) dấu chấm hỏi dấu chấm c. (1) dấu chấm hỏi chấm than (2) chấm than dấu chấm B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): II. Tập làm văn (7 điểm): Bài tập làm văn tham khảo Chương trình cắn trại tại núi Bà Đen ngày 24/3 (lớp 5B) I. Mục đích - Chào mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3. - Vui chơi, gắn bó thêm với bạn bè, tập thể, II. Công việc, phân công nhiệm vụ 1. Lập ban tổ chức (BTC): Lớp trưởng, Lớp phó và bốn tổ trưởng.
- 2. Chuẩn bị a) Lều trại - Cọc, tre, ghim trại, dây buộc, vải làm mái, : Tổ 1. - Các vật dụng, đồ để trang trí trại: Tổ 2. - Dựng trại, trang trí và nhổ trại: Đội dựng trại và Lớp trưởng. b) Dụng cụ thể thao (trống, cờ, cầu lông, dây nhảy, ): Đội thể thao và Lớp phó Hưng. c) Trang phục, đạo cụ cho biểu diễn văn nghệ, chuẩn bị tiết mục văn nghệ: Đội văn nghệ và Lớp phó Mai. d) Đồ ăn (bánh mì, ruốc, thịt hộp, nước, dao, bát đĩa nhựa ) : Tổ 3 và Lớp phó Mai. e) Túi thuốc, bông băng, truyện, báo: Tổ 4. III. Chương trình cụ thể Thời gian Nội dung 6h00 Tập trunng tại trường. BTC kiểm tra việc chuẩn bị 6h30 7h30 “Hành quân” đến núi Bà Đen (tập kết tại khu vui chơi ở chân núi). 7h30 9h00 Đội trưởng Đội dựng trại chỉ huy dựng trại và trang trí; Tổ 3 lo chuẩn bị để cả lớp ăn trưa; Đội văn nghệ, Đội thể thao tập duyệt lần cuối để chuẩn bị thi đấu. 9h00 11h30 Dự khai mạc Hội trại, thi thể thao, văn nghệ. 11h30 Ăn trưa, nghỉ trưa. 13h00 13h00 Đón Ban giám khảo chấm trại; tiếp tục thi thể thao, văn nghệ. 16h30 16h30 Dự lễ tổng kết trại, nhổ trại, kiểm tra sĩ số. 17h15 15h15 “Hành quân” về trường.