Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đề 4 (Có đáp án)
A. Đọc thần bài :
Những cánh buồm
Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có những cánh màu trắng như màu áo chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực tế nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm.
Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người.
Băng Sơn
B. Khoanh tròn vào chữ cái trước các câu trả lời đúng:
Câu 1( 0,5đ) Bài văn này tác giả tập trung tả cảnh gì?
A. Làng quê C. Dòng sông
B. Làng quê và dòng sông D. Những cánh buồm
Câu 2( 0,5đ) Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với những gì?
A. Màu nắng của những ngày đẹp trời.
B. Màu của bầu trời cao, trong xanh.
C. Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng.
D. Màu áo của những người thân trong gia đình.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đề 4 (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021- TRƯỜNG TH . 2022 Họ và MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 tên: (Thời gian làm bài: 40 phút) Lớp: I. TRẮC NHIỆM A. Đọc thần bài : Những cánh buồm Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về. Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có những cánh màu trắng như màu áo chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực tế nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm. Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người. Băng Sơn B. Khoanh tròn vào chữ cái trước các câu trả lời đúng: Câu 1( 0,5đ) Bài văn này tác giả tập trung tả cảnh gì? A. Làng quê C. Dòng sông B. Làng quê và dòng sông D. Những cánh buồm Câu 2( 0,5đ) Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với những gì? A. Màu nắng của những ngày đẹp trời. B. Màu của bầu trời cao, trong xanh. C. Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng. D. Màu áo của những người thân trong gia đình.
- Câu 3( 0,75đ) Cách so sánh màu áo như thế có gì hay? A. Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm. B. Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động. C. Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương. D. Cho thấy cánh buồm chung thủy với con người. Câu 4( 0,75đ) Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió? A. Những cánh buồm đi như rong chơi. B. Lá buồm căng như ngực người khổng lồ. C. Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. D. Những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người. Câu 5(1đ) Trong câu: “Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi.” có chứa: A. Cặp từ đồng nghĩa. B. Cặp từ trái nghĩa. C. Cặp từ đồng âm. D. Cặp từ nhiều nghĩa. II. TỰ LUẬN 1. Chính tả a) Tìm tiếng có vần ưa/ươ thích hợp với mỗi chỗ trống trong câu thành ngữ tục nhữ dưới đây: - Cầu được, thấy. - Năm nắng, mưa. - chảy đá mòn. - .thử vàng, gian nan thử sức. b) Gạch chân dưới những tiếng có chứa yê/ya trong đoạn văn sau: Chúng tôi mải miết đi nhưng chưa kịp qua hết cánh rừng thì mặt trời đã xuống khuất. màn đêm dần bao trùm mỗi lúc một dày đặc trên những ngọn cây. Gió bắt đầu nổi lên. Rừng khuya xào xạc như thì thào kể những truyền thuyết tự ngàn xưa. Tôi cố căng mắt nhìn xuyên qua màn đêm thăm thẳm với hi vọng tìm thấy một đốm lửa báo hiệu có một bản làng bình yên phía xa đang chờ đón. 2. Từ và câu a. ( 1đ) Đặt câu để phân biệt hai từ đồng âm: đàn( chỉ số lượng đông)- đàn( một loại nhạc cụ )
- b. Tìm từ trái nghĩa với từ “hạnh phúc”/ 3. Tập làm văn Em hãy tả một cơn mưa. .
- ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT I. TRẮC NHIỆM ( mỗi câu đúng 0.5đ) 1C 2D 3B 4B 5B II. TỰ LUẬN 1. Chính tả a) Tìm tiếng có vần ưa/ươ thích hợp với mỗi chỗ trống trong câu thành ngữ tục nhữ dưới đây: ( điền đúng 1đ mỗi tiếng sai trừ 0.25đ) - Cầu được, ước thấy. - Năm nắng, mười mưa. - Nước chảy đá mòn. - Lửa thử vàng, gian nan thử sức. b) Gạch chân dưới những tiếng có chứa yê/ya trong đoạn văn sau: ( mỗi tiếng đúng được 0.2đ) Chúng tôi mải miết đi nhưng chưa kịp qua hết cánh rừng thì mặt trời đã xuống khuất. màn đêm dần bao trùm mỗi lúc một dày đặc trên những ngọn cây. Gió bắt đầu nổi lên. Rừng khuya xào xạc như thì thào kể những truyền thuyết tự ngàn xưa. Tôi cố căng mắt nhìn xuyên qua màn đêm thăm thẳm với hi vọng tìm thấy một đốm lửa báo hiệu có một bản làng bình yên phía xa đang chờ đón. 2. Từ và câu a. ( 1đ) Đặt câu để phân biệt hai từ đồng âm: đàn( chỉ số lượng đông)- đàn( một loại nhạc cụ ) Đàn gà nhà em đang ăn thóc. Chú Bình đánh đàn rất hay. b. Tìm từ trái nghĩa với từ “hạnh phúc”/đau khổ, bất hạnh 3. Tập làm văn (4đ) Em hãy viết một đoạn văn ngắn tả một cơn mưa. - Câu mở đoạn: Giới thiệu được cơn mưa rào/ mưa xuân (0.5đ) - Câu thân đoạn ( 3đ ) : Diễn biến cơn mưa: bầu trời, gió, mây, dòng nước chảy, hơi nước, lá cây loài vât, con người trú mưa. Sau cơn mưa: bầu trời, cây cối, ánh nắng, mọi hoạt động trở lại - Câu kết: (0.5đ) Cảm giác khi trời mưa ập đến. -Viết câu đúng, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính ta-Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch se.(Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết mà cho điểm phù hợp)
- C. Tả cây cối. Câu 2: Tác giả quan sát con đường làng bằng những giác quan nào? A. Thị giác, thính giác. B. Thị giác, khứu giác. C. Khứu giác, thính giác. Câu 3: Chi tiết nào miêu tả con đường làng? A. Đường mềm như dải lụa, uốn quanh một gốc đa. B. Từ đầu thôn, nó tỏa đi các nơi bởi các lối mòn, hương lộ dọc ngang chi chít như bàn cờ, chạy băng băng qua cánh đồng trống trải, thoáng mát. Đường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ. C. Con đường ngoằn ngoèo, uốn khúc. Câu 4 : Chi tiết nào trong đoạn 1 cho thấy sự gắn bó của dân quê với đường làng? A. Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông. B. Phía tây, mặt trời dần khuất sau núi, chỉ còn lại vài tia nắng nhè nhẹ buông lơi. C. Chú bé cưỡi trâu đi về, cô hàng gánh nước tưới rau bên đường, bác nông dân vác cày đi về trong hoàng hôn đượm màu tím đỏ. Câu 5: (1,5 điểm) Viết hai từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với từ khỏe khoắn . Câu 6: (2,5 điểm) Trong câu: Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông. - Từ chạy mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? - Đặt 1 câu có từ chạy mang nghĩa gốc và một câu có từ chạy mang nghĩa chuyển
- PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG TH NĂM HỌC 2021-2022 Họ và tên: MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Lớp: (Thời gian làm bài: 40 phút) Phần 1: Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm): GV kiểm tra từng học sinh qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK giữa học kì I môn Tiếng Việt lớp 5. II. Đọc thầm bài văn sau: (7 điểm) QUÀ TẶNG CỦA CHIM NON Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ. Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sòi. Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng. Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ. (Theo Trần Hoài Dương) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi hoặc làm bài tập: Câu 1: (0,5 điểm) Chú chim non dẫn cậu bé đi đâu? A. Về nhà B. Vào rừng C. Ra vườn Câu 2: (0,5 điểm) Đoạn văn thứ 2 miêu tả những cảnh vật gì?
- A. Cây sòi cao lớn có lá đỏ, chú nhái bén ngồi bên một lạch nước nhỏ B. Cây sòi, làn gió, chú nhái nhảy lên lá sòi cậu bé thả xuống lạch nước C. Cây sòi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang lái thuyền Câu 3: (0,5 điểm) Những từ ngữ nào trong bài miêu tả âm thanh của tiếng chim hót? A. Líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng B. Kêu líu ríu, hót, ngân nga, vang vọng C. Líu ríu, lảnh lót, ngân nga, thơ dại Câu 4: (0,5 điểm) Món quà chính mà chú chim non tặng chú bé là món quà gì? A. Một cuộc đi chơi đầy lí thú B. Một chuyến vào rừng đầy bổ ích C. Bản nhạc rừng đầy tiếng chim ngân nga Câu 5: (0,5 điểm) Đoạn văn đầu tiên của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh nhân hóa nào? A. Chim bay thong thả, lúc ẩn lúc hiện, rủ tôi đi cùng B. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi, rủ tôi đi cùng C. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi Câu 6: (0,5 điểm) Đoạn văn đầu tiên của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh so sánh nào? A. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi B. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi, cánh chim lúc ẩn lúc hiện như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch C. Cánh chim xập xòe như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch Câu 7: (0,5 điểm) Cậu bé gặp những cảnh vật gì khi đi cùng chú chim non? A. Cây sòi, làn gió, đốm lửa, lạch nước, chiếc thuyền, chú nhái bén B. Cây sòi, làn gió, lá sòi, lạch nước, chú nhái bén lái thuyền lá sòi C. Cây sòi lá đỏ, làn gió, lạch nước, chú nhái bén, đàn chim hót Câu 8: (0,5 điểm) Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển? A. Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy.
- B. Một làn gió rì rào chạy qua. C. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sòi. Câu 9: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây có chứa từ đồng âm? A. Rừng đầy tiếng chim ngân nga/ Tiếng lành đồn xa B. Chim kêu líu ríu đủ thứ giọng/ Giọng cô dịu dàng, âu yếm C. Cậu bé dẫn đường tinh nghịch/ Chè thiếu đường nên không ngọt Câu 10: (1 điểm) Tìm 4 từ đồng nghĩa với từ “kêu” trong câu: Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Câu 11: (0,5 điểm) Xác định cấu tạo ngữ pháp (TN, CN – VN) của câu sau: Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại. . Câu12: (1điểm) Em hãy viết một câu thuộc chủ điểm “Con người với thiên nhiên” trong đó có sử dụng một cặp từ trái nghĩa. II. Tập làm văn: (8 điểm – 35 phút) Đề bài : Em hãy tả lại một cảnh đẹp của địa phương mà em yêu thích nhất.
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
- MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) * Nội dung kiểm tra: + HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 từ tuần 1 đến tuần 9 hoặc một đoạn văn không có trong sách giáo khoa (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng) + HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. * Thời gian kiểm tra: GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết Ôn tập ở giữa học kì. * Cách đánh giá, cho điểm: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm) (Thời gian: 35 phút) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án B B A C B B C B C Câu 10: Mỗi từ đúng được 0,25 điểm la, hét, hót, gào. Câu 11: Đúng được 0,5 điểm “ Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại.” TN CN VN Câu 12: Đặt câu đúng yêu cầu, rõ ý được 1 điểm. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả: Nghe – viết (2 điểm) (20 phút) - GV đọc cho HS cả lớp viết (Chính tả nghe – viết) một đoạn văn - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1điểm 2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút) Đề bài : Em hãy tả lại một cảnh đẹp của địa phương mà em yêu thích nhất.
- a. Mở bài: (1 điểm) - HS giới thiệu được cảnh đẹp của địa phương mà mình yêu thích nhất: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (0,5 điểm) - Diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc. (0,5 điểm) b. Thân bài: (4 điểm), trong đó: - Nội dung (1,5 điểm): + Bài văn miêu tả được đặc điểm tiêu biểu của cảnh Tả bao quát : toàn cảnh (rộng, hẹp ) như thế nào Tả chi tiết: cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị + Tả sinh hoạt của con người trong cảnh. - Kĩ năng (1,5 điểm): Trình tự miêu tả hợp lí. - Cảm xúc (1 điểm): Lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật. c. Kết bài: (1 điểm) - HS nêu được cảm xúc, suy nghĩ của mình về cảnh đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại ) (0,5 điểm) - Diễn đạt câu trôi chảy, câu văn giàu cảm xúc. (0,5 điểm) d. Chữ viết, chính tả (0,5 điểm): Chữ viết đúng cỡ chữ, đều, đẹp; bài viết không có lỗi chính tả. đ. Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác. Diễn đạt câu trôi chảy. e. Sáng tạo (1 điểm): Có sáng tạo hợp lí trong quá trình viết một bài văn PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
- TRƯỜNG TH NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 (Thời gian làm bài: 40 phút) I. TRẮC NHIỆM A. Đọc thần bài : RỪNG GỖ QUÝ Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội. Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây nầy thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi: - Ông lão đến đây có việc gì ? -Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá ! - Được, ta cho ông cái hộp nầy, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà, ông mới được mở ra ! Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt làm ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé ra thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn: -Lần nầy, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra ! Hộp lần nầy rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: “Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa. TRUYỆN CỔ TÀY- NÙNG B. Khoanh tròn vào chữ cái trước các câu trả lời đúng: 1. Khi thấy xuất hiện cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì ?
- a. Có vài cây gỗ quý để cho gia đình mình làm nhà ở bền chắc. b. Có rất nhiều gỗ quý để cho dân cả vùng làm nhà ở bền chắc. c. Có thứ cây gỗ quý trên quê mình để dân làm nhà ở bền chắc. d. Có hạt giống cây gỗ quý để trồng, tha hồ làm nhà ở bền chắc. 2. Vì sao ông lão biết các cô tiên nữ múa hát trên đám cỏ xanh ? a. Vì ông chợt nghe thấy tiếng hát. c. Vì ông chợt ngoảnh lại phía sau. b. Vì có cô tiên nữ chạy lại hỏi ông. d. Vì ông chợt nghe thấy tiếng nhạc. 3. Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì ? a. Hoa quả chín thơm ngào ngạt. c. Rất nhiều hạt cây gỗ quý. b. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ. d. Ngôi nhà làm bằng gỗ quý. 4. Những chi tiết nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý ? a. Tỏa mùi thơm ngào ngạt, có giá trị gấp trăm lần chiếc hộp trước. b. Tỏa mùi thơm nhẹ, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước. c. Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước. d. Nhẹ, không thơm, lắc không kêu, có giá trị gấp trăm lần hộp trước. 5. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện ? a. Muốn có rừng gỗ quý, phải làm đúng lời cô tiên dặn dò trong mơ. b. Muốn có rừng gỗ quý, phải cải tạo những đồi cỏ tranh, tre nứa. c. Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc. d. Muốn có rừng gỗ quý, phải đi thật xa để tìm cây giống thật tốt. II. TỰ LUẬN 1. Chính tả a) Tìm tiếng có vần ưa/ươ thích hợp với mỗi chỗ trống trong câu thành ngữ tục nhữ dưới đây: - Cầu được, thấy. - Năm nắng, mưa. - chảy đá mòn. - .thử vàng, gian nan thử sức. b) Gạch chân dưới những tiếng có chứa yê/ya trong đoạn văn sau: Chúng tôi mải miết đi nhưng chưa kịp qua hết cánh rừng thì mặt trời đã xuống khuất. màn đêm dần bao trùm mỗi lúc một dày đặc trên những ngọn cây. Gió bắt đầu nổi lên. Rừng khuya xào xạc như thì thào kể những truyền thuyết tự ngàn xưa. Tôi cố căng mắt nhìn xuyên qua màn đêm thăm thẳm với hi vọng tìm thấy một đốm lửa báo hiệu có một bản làng bình yên phía xa đang chờ đón.
- 2. Từ và câu a. Tìm từ đồng nghĩa với từ “bạn hữu” : b. Đặt câu để phân biệt từ đồng âm “bàn” ? 3. Tập làm văn Em hãy viết một đoạn văn ngắn tả ngôi trường.
- ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT I. TRẮC NHIỆM ( mỗi câu đúng 0.5đ) 1C 2D 3B 4C 5C II. TỰ LUẬN 1. Chính tả a) Tìm tiếng có vần ưa/ươ thích hợp với mỗi chỗ trống trong câu thành ngữ tục nhữ dưới đây: ( điền đúng 1đ mỗi tiếng sai trừ 0.25đ) - Cầu được, ước thấy. - Năm nắng, mười mưa. - Nước chảy đá mòn. - Lửa thử vàng, gian nan thử sức. b) Gạch chân dưới những tiếng có chứa yê/ya trong đoạn văn sau: ( mỗi tiếng đúng được 0.2đ) Chúng tôi mải miết đi nhưng chưa kịp qua hết cánh rừng thì mặt trời đã xuống khuất. màn đêm dần bao trùm mỗi lúc một dày đặc trên những ngọn cây. Gió bắt đầu nổi lên. Rừng khuya xào xạc như thì thào kể những truyền thuyết tự ngàn xưa. Tôi cố căng mắt nhìn xuyên qua màn đêm thăm thẳm với hi vọng tìm thấy một đốm lửa báo hiệu có một bản làng bình yên phía xa đang chờ đón. 2. Từ và câu a. Tìm từ đồng nghĩa với từ “bạn hữu” (0.5đ): chiến hữu, bằng hữu, b. Đặt câu để phân biệt từ đồng âm “bàn” ? (1đ) Bố em mới đóng cho em chiếc bàn học thật đẹp. Chúng em đang bàn xem nên tặng sinh nhật cho Mai cái gì. 3. Tập làm văn (4đ) Em hãy viết một đoạn văn ngắn tả một cơn mưa. - Câu mở đoạn: Giới thiệu được cơn mưa rào/ mưa xuân (0.5đ) - Câu thân đoạn ( 3đ ) : Diễn biến cơn mưa: bầu trời, gió, mây, dòng nước chảy, hơi nước, lá cây loài vât, con người trú mưa. Sau cơn mưa: bầu trời, cây cối, ánh nắng, mọi hoạt động trở lại - Câu kết: (0.5đ) Cảm giác khi trời mưa ập đến. -Viết câu đúng, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả -Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ(Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết mà cho điểm phù hợp)
- PHÒNG GD&ĐT . TRƯỜNG TH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 (Thời gian làm bài: 40 phút) I: TRẮC NGHIỆM: 1.Đọc hiểu - Đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi sau: BUỔI SÁNG MÙA HÈ TRONG THUNG LŨNG Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn Ven rừng rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói tiếng cười nhộn nhịp vui vẻ. Mặt trời nhô dần lên cao. Ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua chiếc cầu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá. Hoàng Hữu Bội Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1: Những âm thanh rộn ràng lúc trời sắp sáng là âm thanh của những con vật nào? A. Gà mái, gà trống, chim chích choè. B. Gà rừng, lợn, vượn, ve. C. Gà trống, gà rừng, ve, chim cuốc.
- Câu 2: Tại sao lúc trời sắp sáng tác giả chỉ tả âm thanh mà không tả hình ảnh? A. Tại ở đây chỉ có âm thanh chứ không có hình ảnh. B. Do tác giả ở trong nhà nên không nhìn thấy cảnh vật xung quanh. C. Vì lúc bấy giờ cảnh vật còn chìm đắm trong màn đêm trông chưa rõ nét. Câu 3: Lúc bản làng thức giấc, có hình ảnh nào là rõ nét nhất? A. Những cành cây vải thiều đỏ đã ối những quả. B. Ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. C. Những con đường mới đắp. D. Bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô. Câu 4: Trong đoạn văn từ Tảng sáng đến đỏ ối những quả miêu tả gì? A. Hoạt động của đồng bào miền núi khi một ngày mới bắt đầu . B. Sinh hoạt của đồng bào miền núi vào buổi chiều. C. Cảnh đẹp của buổi sáng mùa hè trong thung lũng. Câu 5: Bài văn miêu tả cảnh gì? A. Hoạt động nhộn nhịp của đồng bào miền đồng bằng vào buổi sáng mùa hè. B. Cảnh đẹp và hoạt động nhộn nhịp của đồng bào miền núi trong buổi sáng mùa hè. C. Cảnh đẹp và sự tỉnh lặng của miền núi vào buổi sáng mùa hè. Câu 6: Tác giả miêu tả bài văn theo thứ tự nào? A. Không gian. B. Thời gian. C. Không gian và thời gian. Câu 7: Trong các dãy từ dưới đây dãy từ nào chỉ gồm các từ đồng nghĩa với từ mênh mông? A. xa xăm, thăm thẳm, hiu hắt. B. bao la, thênh thang, bát ngát. C. hẹp, nhỏ bé, nhỏ nhoi. Câu 8: Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ chìm? A. nổi. B. trôi. C. lặn. Câu 9: Trong các câu dưới đây, câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa? A. Vòm trời cao xanh mênh mông. B. Cánh đồng rộng mênh mông. C. Lòng Bác rộng mênh mông như biển cả. Câu 10: Từ Thung lũng thuộc từ loại nào? A. Danh từ. B. Động từ. C. Tính từ 2. Tập làm văn: Tả cảnh đẹp của quê hương hoặc nơi em ở ( dòng sông, cánh đồng, sông biển )