Đề kiểm tra giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 (Đọc) - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. ĐỌC THẦM: 5 điểm

...../ 5đ Đọc thầm bài “Tấm lòng thầm lặng” rồi khoanh vào chữ cái trước câu trả lời

đúng nhất từ câu 1 đến câu 8:

...../0,5đ 1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều gì không may?

a. Bị tật ở tay. b. Hai mắt không nhìn thấy. c. Bị mất một chân. d. Bị tật ở chân.

...../0,5đ 2. Ông chủ muốn làm gì cho cậu bé?

a. Đưa cậu bé đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.

b. Cho cậu bé ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng của mình.

c. Giúp cậu bé trở thành nhà kinh doanh thành đạt.

d. Muốn cậu bé dẫn mình đến gặp gia đình cậu.

...../0,5đ 3. Vì sao ông chủ lại bảo người lái xe làm việc đó?

a. Vì ông không có thời gian.

b. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình.

c. Ông ngại xuất hiện trước người khác.

d. Ông bận tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác.

...../0,5đ 4. Vì sao lúc đầu mẹ Giêm-mi không đồng ý cho cậu bé phẫu thuật?

a. Vì không có tiền.

b. Vì nghi ngờ: Đời này chẳng có ai có gì cho không cả.

c. Vì không tin tưởng vào bác sĩ.

d. Vì nghĩ rằng ca phẫu thuật sẽ không thành công.

..../0,5đ 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Hãy giúp đỡ người khác nếu mình giàu có.

b. Hãy giúp đỡ trẻ em nghèo.

c. Hãy giúp đỡ người khác một cách thầm lặng mà không cần đòi hỏi trả ơn.

d. Hãy giúp đỡ trẻ bị bệnh tật.

doc 5 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 520
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 (Đọc) - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_doc_nam_hoc_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 (Đọc) - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. GV coi KT Số mỗi bài Trường Tiểu học KIỂM TRA GIỮA KÌ II Lớp: 5/ NĂM HỌC 2022-2023 Họ tên học sinh: TIẾNG VIỆT (ĐỌC) 5 Thời gian: 25 phút Ngày kiểm tra: Điểm Nhận xét GV chấm KT PHHS kí tên A. ĐỌC THẦM: 5 điểm / 5đ Đọc thầm bài “Tấm lòng thầm lặng” rồi khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 8: /0,5đ 1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều gì không may? a. Bị tật ở tay. b. Hai mắt không nhìn thấy. c. Bị mất một chân. d. Bị tật ở chân. /0,5đ 2. Ông chủ muốn làm gì cho cậu bé? a. Đưa cậu bé đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường. b. Cho cậu bé ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng của mình. c. Giúp cậu bé trở thành nhà kinh doanh thành đạt. d. Muốn cậu bé dẫn mình đến gặp gia đình cậu. /0,5đ 3. Vì sao ông chủ lại bảo người lái xe làm việc đó? a. Vì ông không có thời gian. b. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình. c. Ông ngại xuất hiện trước người khác. d. Ông bận tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. /0,5đ 4. Vì sao lúc đầu mẹ Giêm-mi không đồng ý cho cậu bé phẫu thuật? a. Vì không có tiền. b. Vì nghi ngờ: Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. c. Vì không tin tưởng vào bác sĩ. d. Vì nghĩ rằng ca phẫu thuật sẽ không thành công. /0,5đ 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Hãy giúp đỡ người khác nếu mình giàu có. b. Hãy giúp đỡ trẻ em nghèo. c. Hãy giúp đỡ người khác một cách thầm lặng mà không cần đòi hỏi trả ơn. d. Hãy giúp đỡ trẻ bị bệnh tật. /0,5đ 6. Xác định vế câu số một trong câu ghép sau: “Tuy cuộc sống còn khó khăn nhưng Giêm-mi rất lạc quan yêu đời.” a. Tuy cuộc sống còn khó khăn b. Cuộc sống còn khó khăn c. Nhưng Giêm-mi rất lạc quan yêu đời d. Giêm-mi rất lạc quan yêu đời
  2. /0,5đ 7. “Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ. Cậu vui vì mình đã làm rất tốt”. Hai câu trên được liên kết với nhau bằng cách. a. Thay thế từ ngữ. b. Lặp từ ngữ. c. Dùng từ ngữ nối. d. Thay thế từ ngữ và lặp từ ngữ. /0,5đ 8. Câu tục ngữ hay thành ngữ nào dưới đây chỉ về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. a. Có chí thì nên. b. Xấu đổi, thiếu bù. c. Đàn gảy tai trâu. d. Nước chảy đá mòn. /0,5đ 9. Xác định trạng ngữ trong câu sau: “Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng.” a. Ngày nọ. b. Bố tôi. c. Lái xe d. Quan trọng. /0,5đ 10. Đặt câu với cặp quan hệ từ “Nếu thì ” theo chủ điểm đã học.
  3. Bài đọc: TẤM LÒNG THẦM LẶNG Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé rồi hỏi: - Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không? - Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? – Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ. Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình của cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy. - Chào chị! Bố tôi lên tiếng trước. – Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường. - Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. - Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói. Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật. Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đến tận khi qua đời, Giêm-mi vẫn không biết ai là người đã giúp ông chữa bệnh hồi đó. Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ nói với bố tôi: “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài”. (Trích “Trên đường rong ruổi” - Bích Thuỷ dịch – NXB Nhã Nam - 2019) B. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (5đ) Học sinh đọc một đoạn khoảng 115 tiếng trong các bài đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn vừa đọc. Điểm toàn bài là tổng của phần A và phần B Bài đọc:  Đề 1  Đề 2  Đề 3  Đề 4  Đề 5  Đề 6 Tiêu chuẩn cho điểm đọc Hướng dẫn chấm Điểm 1. Đọc đúng tiếng, đúng từ, Đọc sai từ 2 đến 3 tiếng trừ 0.5đ, đọc sai 4 tiếng trở /1.0đ lưu loát, mạch lạc. lên trừ 1đ. Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ trừ 2. Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các 0.5đ. Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên /1.0đ dấu câu, cụm từ rõ nghĩa. trừ 1đ. Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm trừ 0.5đ. 3. Giọng đọc có biểu cảm. /1.0đ Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm trừ 1đ. 4. Cường độ, tốc độ đọc đạt Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ trên 1, 5 phút đến 2 /1.0đ yêu cầu. phút trừ 0.5đ. Đọc quá 2 phút trừ 1đ. 5. Trả lời đúng ý câu hỏi của Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng trừ /1.0đ giáo viên. 0.5đ. Trả lời sai hoặc không trả lời được trừ 1đ. TỔNG ĐIỂM: /5.0đ
  4. GV coi KT Số mỗi bài Trường Tiểu học KIỂM TRA GIỮA KÌ II Lớp: 5/ NĂM HỌC 2022-2023 Họ tên học sinh: TIẾNG VIỆT (ĐỌC) 5 Ngày kiểm tra: Thời gian: 25 phút Điểm Đáp án GV chấm KT PHHS kí tên B. ĐỌC THẦM: 5 điểm Đọc thầm bài “ Tấm lòng thầm lặng” rồi khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: /0,5đ 1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều gì không may? a. Bị tật ở tay b. Hai mắt không nhìn thấy. c. Bị mất một chân. d. Bị tật ở chân /0,5đ 2. Ông chủ muốn làm gì cho cậu bé? a. Đưa cậu bé đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại binh thường. b. Cho cậu bé ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng của mình. c. Giúp cậu bé trở thành nhà kinh doanh thành đạt. d Muốn cậu bé dẫn mình đến gặp gia đình cậu. /0,5đ 3. Vì sao ông chủ lại bảo người lái xe làm việc đó? a. Vì ông không có thời gian. b.Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình. c. Ông ngại xuất hiện trước người khác. d.Ông bận tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. /0,5đ 4. Vì sao lúc đầu mẹ Giêm- mi không đồng ý cho cậu bé phẫu thuật? a. Vì không có tiền. b. Vì nghi ngờ: Đời này chẳng có ai có gì cho không cả . c. Vì không tin tưởng vào bác sĩ. d. Vì nghĩ rằng ca phẫu thuật sẽ không thành công. /0,5đ 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Hãy giúp đỡ người khác nếu mình giàu có. b. Hãy giúp đỡ trẻ em nghèo. c. Hãy giúp đỡ người khác một cách thầm lặng mà không cần đòi hỏi trả ơn. d. Hãy giúp đỡ trẻ bị bệnh tật. /0,5đ 6. Xác định vế câu số một trong câu ghép sau: “Tuy cuộc sống còn khó khăn nhưng Giêm-mi rất lạc quan yêu đời.” a. Tuy cuộc sống còn khó khăn. b. Cuộc sống còn khó khăn. c. Nhưng Giêm-mi rất lạc quan yêu đời. d. Giêm-mi rất lạc quan yêu đời.
  5. /0,5đ 7. Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ. Cậu vui vì mình đã làm rất tốt. Hai câu trên được liên kết với nhau bằng cách. a.Thay thế từ ngữ. b. Lặp từ ngữ. c.Dùng từ ngữ nối. d. Thay thế từ ngữ và lặp từ ngữ. /0,5đ 8. Câu tục ngữ hay thành ngữ nào dưới đây chỉ về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. a.Nước chảy đá mòn. b.Có chí thì nên. c.Xấu đổi, thiếu bù. d.Đàn gảy tai trâu. /0,5đ 9. Xác định trạng ngữ trong câu sau: “Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng.” a. Ngày nọ. b. Bố tôi. c. Lái xe d. Quan trọng. /0,5đ 10. Đặt câu với cặp quan hệ từ “Nếu thì ” theo chủ điểm đã học. Gợi ý: Nếu em chăm chỉ học bài thì em sẽ đạt điểm cao trong kì kiểm tra này.