Đề kiểm tra giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Thiện Kế A - Đề số 9

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm mẩu chuyện sau.

CHÚ MÈO KHÔNG CÓ MIỆNG

Cuộc sống của người Nhật rất tất bật. Trong thời đại công nghiệp, máy tính và tên lửa, người lớn đi làm, trẻ em đi học, cứ thế hàng ngày, hàng tuần… họ ít có thời gian để ý đến nhau.

Một cô bé sống trong một gia đình điển hình như vậy. Bố mẹ đi làm thì cô bé đến trường, rất ít khi gặp nhau. Cô muốn nói chuyện nhưng không biết nói với ai. Chẳng ai có thì giờ ngồi nghe cô nói. Bạn bè cũng cuống quýt với những ca học, một số thì mải mê với trò chơi điện tử hiện đại với những hình ảnh ảo ba chiều như thật. Cô bé cảm thấy cô đơn và thu mình vào vỏ ốc.

Một buổi chiều, cô buồn bã đi ra công viên gần nhà, ngồi trên ghế đá và khóc. Khóc một lúc, cô ngẩng lên thì thấy một ông già đang ngồi cạnh mình. Ông già thấy cô ngẩng lên thì hỏi:

- Cháu gái, tan học rồi sao không về nhà mà lại khóc?

Cô bé òa lên tức tưởi:

- Cháu không muốn về nhà. ở nhà buồn lắm, không có ai hết. Không ai nghe cháu nói!

- Vậy ông sẽ nghe cháu nói!

Cô bé vừa khóc vừa kể cho ống già nghe tất cả những uất ức, những buồn rầu trong lòng bấy lâu nay. Ông già cứ im lặng nghe, không một lời phán xét, không một lời nhận định. Từ đó trở đi, cứ tan học là cô bé vào công viên ngồi kể chuyện cho ông già nghe. Cô thay đổi hẳn, mạnh dạn lên, vui vẻ lên. Cô bé cảm thấy cuộc sống vẫn còn nhiều điều để sống.

Cho đến một hôm, cô bé bị một bạn trong lớp trêu chọc. Vốn yếu đuối không làm gì được, cô uất ức và nóng lòng chạy đến công viên chia sẽ với ông lão. Cô bé băng qua đèn đỏ…

Ngày biết tin cô bé mất, trong công viên, ông lão lặng lẽ đốt một hình nộm bằng giấy. Đó là món quà mà ông muốn đưa cho cô bé ngày hôm trước, nhưng không thấy cô bé đến. Hình nộm là một con mèo rất đẹp, trắng trẻo, có đôi tai to, mắt tròn xoe hiền lành, nhưng không có miệng. Ông già muốn nó ở bên cạnh cô bé, mãi lắng nghe cô mà không bao giờ phán xét.

Từ đó trở đi, trên bàn học của mỗi học sinh Nhật thường có một búp bê hình mèo không có miệng – chú mèo hiện nay đã mang hiệu “Hello Kiity” (bạn đã bao giờ để ý mèo Hello Kitty không hề có miệng?) – để nhắc nhở mọi người phải biết lắng nghe người khác – thực sự lắng nghe.

Theo NGHỆ THUẬT SỐNG

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

  1. Vì sao cô bé trong câu chuyện cảm thấy rất cô đơn và sống thu mình lại?
  2. Vì cô luôn bị bố mẹ phê bình do kết quả học tập không tốt
  3. Vì bố mẹ, bạn bè đều rất bận rộn, không ai có thời giờ nghe cô nói chuyện
  4. Vì những người xung quanh không ai hiểu được cô
  5. Vì cô bé không khéo ăn nói nên rất ít khi nói chuyện, kết giao bạn bè.
  6. Cụ già trong công viên đã làm gì để giúp cô bé?
  7. Cứ ngồi lặng im nghe cô nói, không một lời phán xét
  8. Ông cụ đã cho cô bé viên kẹo rất đẹp và động viên cô bé
  9. Khuyên cô phải biết thông cảm cho sự bận rộn của mọi người
  10. Trò chuyện, kể cho cô nghe những câu chuyện vui.
docx 6 trang Đường Gia Huy 24/05/2024 3900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Thiện Kế A - Đề số 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_truong_tieu_hoc.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Thiện Kế A - Đề số 9

  1. ĐỀ 9 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm mẩu chuyện sau. CHÚ MÈO KHÔNG CÓ MIỆNG Cuộc sống của người Nhật rất tất bật. Trong thời đại công nghiệp, máy tính và tên lửa, người lớn đi làm, trẻ em đi học, cứ thế hàng ngày, hàng tuần họ ít có thời gian để ý đến nhau. Một cô bé sống trong một gia đình điển hình như vậy. Bố mẹ đi làm thì cô bé đến trường, rất ít khi gặp nhau. Cô muốn nói chuyện nhưng không biết nói với ai. Chẳng ai có thì giờ ngồi nghe cô nói. Bạn bè cũng cuống quýt với những ca học, một số thì mải mê với trò chơi điện tử hiện đại với những hình ảnh ảo ba chiều như thật. Cô bé cảm thấy cô đơn và thu mình vào vỏ ốc. Một buổi chiều, cô buồn bã đi ra công viên gần nhà, ngồi trên ghế đá và khóc. Khóc một lúc, cô ngẩng lên thì thấy một ông già đang ngồi cạnh mình. Ông già thấy cô ngẩng lên thì hỏi: - Cháu gái, tan học rồi sao không về nhà mà lại khóc? Cô bé òa lên tức tưởi: - Cháu không muốn về nhà. ở nhà buồn lắm, không có ai hết. Không ai nghe cháu nói! - Vậy ông sẽ nghe cháu nói! Cô bé vừa khóc vừa kể cho ống già nghe tất cả những uất ức, những buồn rầu trong lòng bấy lâu nay. Ông già cứ im lặng nghe, không một lời phán xét, không một lời nhận định. Từ đó trở đi, cứ tan học là cô bé vào công viên ngồi kể chuyện cho ông già nghe. Cô thay đổi hẳn, mạnh dạn lên, vui vẻ lên. Cô bé cảm thấy cuộc sống vẫn còn nhiều điều để sống. Cho đến một hôm, cô bé bị một bạn trong lớp trêu chọc. Vốn yếu đuối không làm gì được, cô uất ức và nóng lòng chạy đến công viên chia sẽ với ông lão. Cô bé băng qua đèn đỏ Ngày biết tin cô bé mất, trong công viên, ông lão lặng lẽ đốt một hình nộm bằng giấy. Đó là món quà mà ông muốn đưa cho cô bé ngày hôm trước, nhưng không
  2. thấy cô bé đến. Hình nộm là một con mèo rất đẹp, trắng trẻo, có đôi tai to, mắt tròn xoe hiền lành, nhưng không có miệng. Ông già muốn nó ở bên cạnh cô bé, mãi lắng nghe cô mà không bao giờ phán xét. Từ đó trở đi, trên bàn học của mỗi học sinh Nhật thường có một búp bê hình mèo không có miệng – chú mèo hiện nay đã mang hiệu “Hello Kiity” (bạn đã bao giờ để ý mèo Hello Kitty không hề có miệng?) – để nhắc nhở mọi người phải biết lắng nghe người khác – thực sự lắng nghe. Theo NGHỆ THUẬT SỐNG Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Vì sao cô bé trong câu chuyện cảm thấy rất cô đơn và sống thu mình lại? A. Vì cô luôn bị bố mẹ phê bình do kết quả học tập không tốt B. Vì bố mẹ, bạn bè đều rất bận rộn, không ai có thời giờ nghe cô nói chuyện C. Vì những người xung quanh không ai hiểu được cô D. Vì cô bé không khéo ăn nói nên rất ít khi nói chuyện, kết giao bạn bè. 2. Cụ già trong công viên đã làm gì để giúp cô bé? A. Cứ ngồi lặng im nghe cô nói, không một lời phán xét B. Ông cụ đã cho cô bé viên kẹo rất đẹp và động viên cô bé C. Khuyên cô phải biết thông cảm cho sự bận rộn của mọi người D. Trò chuyện, kể cho cô nghe những câu chuyện vui. 3. Vì sao cụ già muốn tặng cho cô bé con mèo không có miệng? A. Vì muốn nó chỉ nghe cô bé mà không hỏi lại cô bé điều gì B. Vì cụ muốn cô bé biết rằng có người sẽ luôn im lặng nghe cô nói C. Vì ông cụ muốn cô bé được vui vẻ D. Vì cụ muốn nó mãi lắng nghe cô bé mà không bao giờ phán xét. 4. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: a) Tôi có cảm giác (an tâm, an ninh) khi được cô bác sĩ ấy khám bệnh. b) Mùa xuân mang lại cho tôi cảm giác (an lành, an toàn) , may mắn. c) Chúng em may mắn được sống trên một đất nước (hòa bình, an ninh). d) Xin hãy giữ gìn (trật tự, an ninh) nơi cộng cộng, đừng làm ồng ảnh hưởng đến người khác. 5. Thêm một vế câu để tạo thành câu ghép: a) Nếu bạn đánh răng sạch sẽ hằng ngày thì .
  3. b) Nếu cả nhóm cùng bàn bạc kĩ càng thì c) Nếu gà chịu khó tập bơi thì . d) Nếu trời mưa thì 6. Các vế câu ghép sau nối với nhau bằng cách nào? a) Trường em không chỉ là trường tiên tiến xuất sắc mà trường còn được công nhận là trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Các vế câu ghép sau nối với nhau bằng : b) Trong vườn, cây bích đào bắt đầu nở hoa, chị hồng nhung cũng sửa soạn y phục để chào đón năm mới. Các vế câu ghép sau nối với nhau bằng : 7. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất. Câu 8. Hai câu: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.” được liên kết với nhau bằng cách nào ? A. Dùng từ ngữ nối B. Dùng từ ngữ thay thế và từ ngữ nối C. Lặp lại từ ngữ D. Thay thế từ ngữ. Câu 9: Điền vào chỗ chấm trong câu sau các cặp từ thích hợp để tạo câu ghép: “Hoa giấy có vẻ đẹp .giản dị, rực rỡ.” 10. Theo em, thế nào là người biết lắng nghe thật sự? B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe và viết lại đoạn văn Chú mèo không có miệng. (Viết đoạn 2: Từ Một cô bé sống trong một gia đình đến vào vỏ ốc.)
  4. II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em Bài làm