Đề kiểm tra học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)

NHỮNG TRANG SÁCH ĐẦU TIÊN 
Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc 
hết sách dành cho người lớn như: “Tứ thư”, “Ngũ kinh”. Những trang sách của các bậc 
tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều. 
Bên cạnh những lời dạy của cổ nhân trong kinh thư, có lẽ còn có những trang sách từ 
cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì 
và bài học làm người có ích mà Nguyễn Sinh Cung đã nhận thấy để tự răn mình là: 
Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, thì một đấng nam nhi 
không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của 
riêng mình. 
Vậy là trong tâm trí của cậu bé Làng Sen đã sớm xuất hiện tình yêu quê hương, để từ đó 
hình thành tình yêu Tổ quốc. 
Trần Viết Lưu 
Câu 1:  Chi tiết nào trong bài cho ta biết Nguyễn Sinh Cung rất ham học?  
A. Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn. 
B. Những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh 
Cung biết phải làm gì. 

C. Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc 
hết sách dành cho người lớn như: “Tứ Thư”, “Ngũ kinh”. 
D. Có lẽ còn có những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy 
Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì. 
Câu 2: Dựa vào bài trên, ngoài việc học trên lớp, học sách người lớn, Nguyễn Sinh 
Cung còn học ở đâu?  
A. Học từ cuộc sống thiên nhiên. 
B. Học từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương. 
C. Học từ người thân như bố, mẹ… 
D. Học từ hàng xóm,  những người ở làng Sen. 
Câu 3:  Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, Nguyễn Sinh 
Cung đã tự răn mình điều gì ?  
A. Phải tham gia chiến đấu 
B. Phải tham gia lao động, sản xuất 
C. Không nên chỉ biết lo cho riêng mình, không thể lấy văn chương làm con đường tiến 
thân. 
D. Là người thanh niên, phải biết hi sinh lợi ích cá nhân của riêng mình. 

pdf 10 trang Đường Gia Huy 19/07/2023 7880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_5_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – TẬP 1 ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 Phần I: Kiểm tra đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: NHỮNG TRANG SÁCH ĐẦU TIÊN Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ thư”, “Ngũ kinh”. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều. Bên cạnh những lời dạy của cổ nhân trong kinh thư, có lẽ còn có những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì và bài học làm người có ích mà Nguyễn Sinh Cung đã nhận thấy để tự răn mình là: Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, thì một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình. Vậy là trong tâm trí của cậu bé Làng Sen đã sớm xuất hiện tình yêu quê hương, để từ đó hình thành tình yêu Tổ quốc. Trần Viết Lưu Câu 1: Chi tiết nào trong bài cho ta biết Nguyễn Sinh Cung rất ham học? A. Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn. B. Những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì. - Trang | 1 -
  2. C. Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ Thư”, “Ngũ kinh”. D. Có lẽ còn có những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì. Câu 2: Dựa vào bài trên, ngoài việc học trên lớp, học sách người lớn, Nguyễn Sinh Cung còn học ở đâu? A. Học từ cuộc sống thiên nhiên. B. Học từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương. C. Học từ người thân như bố, mẹ D. Học từ hàng xóm, những người ở làng Sen. Câu 3: Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình điều gì ? A. Phải tham gia chiến đấu B. Phải tham gia lao động, sản xuất C. Không nên chỉ biết lo cho riêng mình, không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân. D. Là người thanh niên, phải biết hi sinh lợi ích cá nhân của riêng mình. Câu 4: Nội dung bài văn ca ngợi điều gì ? A. Ca ngợi một con người chăm chỉ học hành B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước C. Ca ngợi lí tưởng của một người chiến sĩ D. Ca ngợi tấm lòng chung thủy, luôn hướng về làng Sen Câu 5: Tìm từ đồng nghĩa có thể thay thế từ “rên xiết” có trong đoạn trích trên? A. Kêu gào B. Quằn quại C. Rên rỉ D. Gào thét Câu 6: Theo em, câu thơ nào sau đây thể hiện rõ nhất nỗi lòng luôn hướng về quê hương, đất nước của Bác Hồ? A. Bác ơi tim bác mênh mông thế Yêu cả non sông trọn kiếp người B. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ - Trang | 2 -
  3. Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ C. Bác lo bao việc trên đời Ngày ngày bác vẫn mỉm cười với em D. Canh bốn canh năm vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh PHẦN II: Kiểm tra viết (7 điểm) Câu 1: (2 điểm): xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a, Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên. b, Khi mẹ về, cơm nước đã xong xuôi. c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng. d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Câu 2: (1 điểm): Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong các câu sau: Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn. Câu 3: (1 điểm) Tìm các từ đồng nghĩa với từ “hạnh phúc”. Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được. Câu 4: (3 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kêu gọi mọi người hãy bảo vệ các loài động vật,thực vật. ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 Phần I: Kiểm tra đọc hiểu (3 điểm) Cho đoạn văn sau: Đất Cà Mau - Trang | 3 -
  4. Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông. Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông "sấu cản mũi thuyền", trên cạn "hổ rình xem hát" này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ Quốc. Theo Mai Văn Tạo Khoanh vào ý đúng nhất Câu 1: Tính chất khác thường của mưa ở Cà Mau là? A. Dữ dội, kéo dài. B. Đột ngột, hiền hòa, chóng tạnh. C. Đột ngột, dữ dội, chóng tạnh. D. Dữ dội, nhanh chóng Câu 2: Cà Mau mưa nhiều vào thời gian nào? A. Tháng hai, tháng ba B. Tháng ba, tháng tư. C. Tháng tư, tháng năm. D. Tháng năm, tháng sáu Câu 3: Loài cây mọc nhiều nhất ở Cà Mau là? A. Cây đước. B. Cây bình bát. C. Cây bần. D. Tu hú Câu 4: Người Cà Mau có tính cách như thế nào? - Trang | 4 -
  5. A. Gần gũi và giản dị B. Thông minh và nghị lực C. Hiền lành và cam chịu D. Dữ dội và kiên cường Câu 5: Trong câu: "Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì." Bộ phận chủ ngữ là: A. Nhà cửa dựng dọc. B. Nhà cửa. C. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh. D. Những hàng đước Câu 6: Trong đoạn văn "Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng, rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất" có mấy từ láy? A. 2 từ B. 3 từ C. 4 từ D. 5 từ Phần II: Kiểm tra viết (7 điểm) Câu 1: Tìm từ đồng nghĩa với từ “ giản dị” và đặt câu với từ vừa tìm được. Câu 2: a) Trong câu: “Một cụ già nghiêng đầu, ngước mắt nhìn lên”. Có mấy động từ, đó là những từ nào? b) Đặt hai câu có sử dụng quan hệ từ thể hiện mối quan hệ tăng tiến, nguyên nhân- kết quả. Câu 3: Hãy tả một người thân ( ng, bà, cha, mẹ ) của em hoặc người bạn mà em yêu mến. - Trang | 5 -
  6. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 Phần I: Kiểm tra đọc hiểu (3 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 C 0,5 Câu 2 B 0,5 Câu 3 C 0,5 Câu 4 B 0,5 Câu 5 B 0,5 Câu 6 D 0,5 Phần II: Kiểm tra viết (7 điểm) Câu 1 a, Dưới ánh trăng, dòng sông / sáng rực lên. 0,5 TN CN VN b, Khi mẹ về, cơm nước / đã xong xuôi. TN CN VN 0,5 c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà / ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng. TN TN CN VN VN 0,5 d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản / chìm trong biển mây mù. TN CN CN CN VN 0,5 Câu 2 Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào, sáo sậu, sáo đen 1 đàn đàn, lũ lũ bay đi, bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Câu 3 - Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc là: vui vẻ, sung sướng, vui sướng, vui mừng, 1 phấn khởi, toại nguyện, mãn nguyện, thoải mái, . - Đặt câu: Mọi người vui sướng chào đón thành viên mới của ban nhạc xuất hiện. Câu 4 - Học sinh trình bày đúng hình thức đoạn văn, chữ viết cẩn thận. 0,5 - Học sinh nêu được những nét đặc trưng (thực trạng) về môi trường thực vật, động vật hiện nay. 0,5 - Tại sao phải bảo vệ các loài động vật, thực vật? 0,5 - Trang | 6 -
  7. - Bảo vệ động vật, thực vật như thế nào? 0,5 - Ví dụ minh họa từ thực tế cuộc sống 0,5 - Lời kêu gọi. 0,5 ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 Phần I: Kiểm tra đọc hiểu (3 điểm) Cho đoạn văn sau: Đất Cà Mau Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông. Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông "sấu cản mũi thuyền", trên cạn "hổ rình xem hát" này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ Quốc. Theo Mai Văn Tạo Khoanh vào ý đúng nhất Câu 1: Tính chất khác thường của mưa ở Cà Mau là? A. Dữ dội, kéo dài. B. Đột ngột, hiền hòa, chóng tạnh. C. Đột ngột, dữ dội, chóng tạnh. D. Dữ dội, nhanh chóng Câu 2: Cà Mau mưa nhiều vào thời gian nào? A. Tháng hai, tháng ba - Trang | 7 -
  8. B. Tháng ba, tháng tư. C. Tháng tư, tháng năm. D. Tháng năm, tháng sáu Câu 3: Loài cây mọc nhiều nhất ở Cà Mau là? A. Cây đước. B. Cây bình bát. C. Cây bần. D. Tu hú Câu 4: Người Cà Mau có tính cách như thế nào? A. Gần gũi và giản dị B. Thông minh và nghị lực C. Hiền lành và cam chịu D. Dữ dội và kiên cường Câu 5: Trong câu: "Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì." Bộ phận chủ ngữ là: A. Nhà cửa dựng dọc. B. Nhà cửa. C. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh. D. Những hàng đước Câu 6: Trong đoạn văn "Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng, rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất" có mấy từ láy? A. 2 từ B. 3 từ C. 4 từ D. 5 từ Phần II: Kiểm tra viết (7 điểm) Câu 1: Tìm từ đồng nghĩa với từ “ giản dị” và đặt câu với từ vừa tìm được. Câu 2: - Trang | 8 -
  9. a) Trong câu: “Một cụ già nghiêng đầu, ngước mắt nhìn lên”. Có mấy động từ, đó là những từ nào? b) Đặt hai câu có sử dụng quan hệ từ thể hiện mối quan hệ tăng tiến, nguyên nhân- kết quả. Câu 3: Hãy tả một người thân ( ng, bà, cha, mẹ ) của em hoặc người bạn mà em yêu mến. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 Câu Đáp án Điểm Phần I: Kiểm tra đọc hiểu (3 điểm) Câu 1 C 0,5 Câu 2 B 0,5 Câu 3 A 0,5 Câu 4 B 0,5 Câu 5 B 0,5 Câu 6 A 0,5 Phần II: Kiểm tra viết (7 điểm) Câu 1 - Từ đồng nghĩa với giản dị: giản đơn, đơn giản, đơn sơ 0,5 - Đặt câu: Căn nhà được trang trí màu sắc, cảnh vật rất đơn giản nhưng mang được nét đẹp riêng. 0,5 Câu 2 a) Có 3 động từ: ngẩng đầu, ngước mắt, nhìn lên 0,5 b) Đặt câu - Trời càng mưa to, nước càng dâng cao, cảnh chạy ngập càng trở nên hỗ 0,5 loạn. - Vì thời tiết thay đổi nên cô ấy bị ốm. 0,5 Câu 3 I. Mở bài: Giới thiệu về mẹ, khuyến khích mở bài gián tiếp bằng câu thơ, lời bài 0,5 hát. - Mẹ là người gần gũi với em nhất. - Với em, mẹ là người phụ nữ tuyệt vời nhất II. Thân bài: Tả về mẹ - Trang | 9 -
  10. a) Tả hình dáng: Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu 1,5 - Dáng người tầm thước, thon gọn. - Là giáo viên nên mẹ mặc áo dài đi làm; ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà. - Gương mặt đầy đặn; mái tóc dài đen mượt, khi làm bếp mẹ hay búi tóc lên. - Đôi mắt đen sáng với ánh mắt dịu dàng, thân thiện. b) Tả tính tình, hoạt động: 2 - Mẹ là người chu đáo, cẩn thận; đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng nhờ vậy nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thồng thoáng. - Tính tình ôn hoà, nhã nhẵn trong lời ăn tiếng nói, mẹ thường dạy em phải chú ý từng lời ăn tiếng nói hằng ngày. - Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới. - Bận thế nhưng mẹ luôn quan tâm đến việc học của em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình; nhờ đó, em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập. III. Kết bài Mẹ luôn tận tuỵ, tảo tần, chăm sóc, dạy bảo em với mong ước duy nhất là em được 0,5 nên người, trở thành người hữu ích cho xã hội. - Em luôn cố gắng đạt thành tích tốt, đem lại niềm vui cho mẹ. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! - Trang | 10 -