Đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 2 (Có đáp án)

CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC

Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”.

Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”

- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. Bạn tôi trả lời. Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.

Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!”

Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”.

Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp

Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây:

Câu 1. Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào?

A. Bảy tuổi trở xuống. B. Sáu tuổi trở xuống. C. Bốn tuổi trở xuống.

Câu 2. Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?

A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.

B. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi.

C. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.

docx 6 trang Đường Gia Huy 08/06/2024 3300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2023_2024.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. MÔN TIẾNG VIỆT 5 HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023 - 2024 I. MA TRẬN NỘI DUNG KIỂM TRA Mức 4 Mạch Mức 1 Mức 2 Mức 3 (Vận dụng nâng kiến thức (Nhận biết) (Thông hiểu) (Vận dụng) cao) 1. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (5 điểm) - Nhận biết được - Hiểu từ ngữ, hình - Nhận xét được một - Liên hệ nội nhân vật, một số chi ảnh, biện pháp so số hình ảnh, nhân vật dung văn bản với tiết, sự vật, tiêu sánh, nhân hoá trong hoặc chi tiết trong văn thực tiễn để rút ra biểu trong văn bản. văn bản. bản. bài học. - Hiểu được nội dung - Lựa chọn được hình - Cảm nhận được hàm ẩn dễ nhận biết ảnh, chi tiết, yêu cái hay, cái đẹp Đọc hiểu của văn bản. thích trong văn bản và của các câu văn văn bản - Giải thích được một giải thích được vì sao có sử dụng biện số chi tiết trong văn thích hình ảnh đó. pháp so sánh, bản bằng suy luận trực nhân hóa. tiếp hoặc rút ra thông - Tưởng tượng, tin đơn giản từ văn viết tiếp cho nội bản. dung câu chuyện. - Hiểu chủ đề của văn bản. - Nhận biết các từ - Hiểu nghĩa một số từ - Biết viết câu với các - Biết dùng biện theo các chủ điểm đã ngữ (kể cả thành ngữ, từ đồng nghĩa, từ trái pháp so sánh, học. tục ngữ) thuộc các chủ nghĩa, từ đồng âm, từ nhân hóa để viết - Nhận biết từ đồng điểm đã học. nhiều nghĩa, đại từ được câu văn hay. nghĩa, trái nghĩa, từ - Tìm được các từ xưng hô, quan hệ từ, Kiến đồng âm, từ nhiều đồng nghĩa, từ trái danh từ, động từ và thức nghĩa, đại từ, quan nghĩa, từ đồng âm, từ tính từ. tiếng hệ từ. nhiều nghĩa với những - Biết thay thế các từ Việt - Nhận biết các biện từ cho trước. cho sẵn bằng những từ pháp nghệ thuật như - Xác định được đại đồng nghĩa để câu văn so sánh, nhân hóa. từ, quan hệ từ, danh có hình ảnh hơn. từ, động từ, tính từ. - Tìm được đúng Hiểu được tác dụng thành ngữ, tục ngữ của quan hệ từ trong theo chủ đề đã học.
  2. câu. Đặt câu với thành ngữ, tục ngữ. 2. Viết bài văn (5 điểm ) - Viết bài văn tả cảnh - Viết bài văn tả người II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mạch Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng kiến thức Số điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Đọc - hiểu (5 điểm) Đọc hiểu 1 câu 4 2 văn bản Số câu 2 câu 2 câu 1 câu (3điểm) câu câu Câu 1, Câu 3, Câu số Câu 5 Câu 6 2 4 1 1 0,5 0,5 2 1 Số điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm Kiến 2 1 thức TV Số câu 1 câu 1 câu 1 câu (2 điểm) câu câu Câu số Câu 7 Câu 8 Câu 9 0,5 0,5 1 1 Số điểm 1 điểm điểm điểm điểm điểm 1 câu 6 2 Số câu 3 câu 3 câu 2 câu câu câu Tổng 1,5 1,5 1,5 0,5 3 2 Số điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm Tỉ lệ% 30% 30% 30% 10% 60% 40% 2. Viết bài văn (5 điểm)
  3. KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 (Thời gian làm bài 60 phút) 1. Đọc hiểu (5 điểm) 1.1. Đọc thầm bài văn sau CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”. Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?” - Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. Bạn tôi trả lời. Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả. Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!” Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”. Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây: Câu 1. Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào? A. Bảy tuổi trở xuống. B. Sáu tuổi trở xuống. C. Bốn tuổi trở xuống. Câu 2. Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai? A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi. B. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi. C. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi. Câu 3. Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào?
  4. A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ. B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có sáu tuổi. C. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có năm tuổi. Câu 4. Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó? A. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối. B. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ. C. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình. Câu 5. Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao? Câu 6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? . Câu 7. Trong câu “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được.” có đại từ xưng hô là: A. Tôi B. Ông C. Tôi và ông Câu 8: Từ trái nghĩa với “trung thực” là: A. Thẳng thắn B. Gian dối C. Trung hiếu D. Thực lòng Câu 9. Đặt 1 câu có sử dụng quan hệ từ và nói về sự trung thực . 2. Tập làm văn (5 điểm) Đề bài: Trong những năm học ở trường Tiểu học, ai cũng cũng có những người bạn chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Em hãy tả một người bạn của em.
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT HỌC KÌ 1 1. ĐỌC HIỂU (5 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 7 Câu 8 B A B C C B 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 5: (0,5 điểm ) HS trả lời theo ý hiểu ( VD: Em thích bạn của tác giả vì ông bạn đó sống trung thực) Câu 6: (0,5 điểm ) HS trả lời theo ý hiểu ( VD: Cần phải sống trung thực ngay từ những điều nhỏ nhất) Câu 9: (1 điểm ) HS đặt câu ( VD: Vì em mải chơi nên chưa hoàn thành bài tập cô giáo giao) II. TẬP LÀM VĂN (5 điểm) - Viết được bài văn tả về một người bạn theo yêu cầu thể loại đã học, đúng bố cục. - Viết câu văn đúng ngữ pháp, có hình ảnh, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả,bố cục bài viết rõ ràng, lô gic, có sáng tạo - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Cụ thể: Học sinh viết được bài văn tả người có đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài theo yêu cầu, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, từ ngữ có hình ảnh, gợi tả, gợi cảm, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sáng tạo: 5 điểm. Tùy theo mức độ bài làm của học sinh, GV có thể chia điểm để chấm theo dàn ý sau: a. Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu người bạn mà em định tả b. Thân bài: (4 điểm) * Tả hình dáng của người bạn đó - Vóc dáng, khuôn mặt, mái tóc, của người thân có gì đặc biệt, ? * Tả tính tình, hoạt động của người bạn đó Tính tình của người bạn đó như thế nào? Lời nói, cử chỉ, việc làm của bạn đối với em và mọi người xung quanh ra sao? c. Kết bài: (0,5 điểm) Nêu cảm nghĩ và tình cảm của em đối với người bạn đó * Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 5 - 4, 5 - 4 - 3, 5 - 3 - 2, 5 - 2 - 1, 5 - 1 - 0, 5. * Lưu ý: Điểm kiểm tra môn Tiếng Việt là tổng điểm của 2 phần đọc hiểu và tập làm văn.