Đề kiểm tra khảo sát tháng 11 môn Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Đại Tự
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU
Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:
TRÊN CÔNG TRƯỜNG KHAI THÁC THAN
Chúng tôi ra bờ mương. Ở đây, tôi nhìn được toàn cảnh của công trường trong một vòng cung cực lớn hình phễu. Những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mặt làm cho những cỗ máy khoan khi ẩn khi hiện, trông giống như một con thuyền đã hạ buồm ...
Dưới đáy moong, tôi đếm có đến chín cái máy xúc, nhác trông có thể ví chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia.
Từ những chiếc máy xúc dưới đáy lên đến những cỗ máy khoan trên cùng là con đường vòng xoáy trôn ốc. Không ngớt xe lên, xe xuống. Những chiếc xe ben-la màu xanh lá mạ trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải. Những chiếc xe gấu màu đen trũi trông như những con kiến đất, cần cù và chắc chắn chở than từ dưới đáy moong đổ ra máng ga, rồi từ máng ga trút xuống những toa xe lửa chở ra cảng. Hoàn toàn không thấy bóng người. Nhưng tôi biết con người có mặt ở khắp mọi nơi trong cái vòng cung hình phễu này.
Theo Trần Nhuận Minh
Câu 1 : Tác giả đứng ở đâu để quan sát cảnh công trường?
A. Sườn núi. C. Cỗ máy khoan.
B. Bờ moong. D. Dưới đáy moong.
Câu 2: Tại sao những cỗ máy khoan lại “khi ẩn khi hiện”?
A. Do công trường là một vòng cung cực lớn hình phễu.
B. Do chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia.
C. Do những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mặt.
D. Do sương mù và mưa nhẹ
Câu 3: Gạch chân dưới từ được dùng với nghĩa chuyển trong câu sau:
Những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mặt.
Câu 4: Từ nào đồng nghĩa với cụm từ : “ khi ẩn khi hiện” ?
A. Mờ mịt. B. Vằng vặc C. Long lanh. D. Thấp thoáng.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_khao_sat_thang_11_mon_tieng_viet_toan_lop_5_nam.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra khảo sát tháng 11 môn Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Đại Tự
- PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC KIỂM TRA THÁNG 11 NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI TỰ MÔN TOÁN Thời gian làm bài : 40 phút PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC KIỂM TRA THÁNG 11 NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI TỰ MÔN TIẾNG VIỆT Thời gian làm bài : 40 phút Họ và tên : Lớp: 5 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN I. PHẦN ĐỌC – HIỂU Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi: TRÊN CÔNG TRƯỜNG KHAI THÁC THAN Chúng tôi ra bờ mương. Ở đây, tôi nhìn được toàn cảnh của công trường trong một vòng cung cực lớn hình phễu. Những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mặt làm cho những cỗ máy khoan khi ẩn khi hiện, trông giống như một con thuyền đã hạ buồm Dưới đáy moong, tôi đếm có đến chín cái máy xúc, nhác trông có thể ví chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia. Từ những chiếc máy xúc dưới đáy lên đến những cỗ máy khoan trên cùng là con đường vòng xoáy trôn ốc. Không ngớt xe lên, xe xuống. Những chiếc xe ben-la màu xanh lá mạ trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải. Những chiếc xe gấu màu đen trũi trông như những con kiến đất, cần cù và chắc chắn chở than từ dưới đáy moong đổ ra máng ga, rồi từ máng ga trút xuống những toa xe lửa chở ra cảng. Hoàn toàn không thấy bóng người. Nhưng tôi biết con người có mặt ở khắp mọi nơi trong cái vòng cung hình phễu này. Theo Trần Nhuận Minh Câu 1 : Tác giả đứng ở đâu để quan sát cảnh công trường? A. Sườn núi. C. Cỗ máy khoan. B. Bờ moong. D. Dưới đáy moong. Câu 2: Tại sao những cỗ máy khoan lại “khi ẩn khi hiện”? A. Do công trường là một vòng cung cực lớn hình phễu. B. Do chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia. C. Do những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mặt. D. Do sương mù và mưa nhẹ Câu 3: Gạch chân dưới từ được dùng với nghĩa chuyển trong câu sau: Những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mặt. Câu 4: Từ nào đồng nghĩa với cụm từ : “ khi ẩn khi hiện” ? A. Mờ mịt. B. Vằng vặc C. Long lanh. D. Thấp thoáng. Câu 5: Dòng nào dưới đây có chứa từ bay là nghĩa gốc? A.Người ta làm muối bằng cách phơi nước biển cho bay hơi. B. Đàn cò trắng phau bay trên nền trời xanh thẫm.
- C.Trên đầu anh, đạn vẫn bay vèo vèo. D. Tôi bay từ Hà Nội vào Đà Lạt mất 1 giờ 30 phút. Câu 6. Đặc điểm từ loại của từ “mình” và từ “ông” trong câu: “Tôi bỗng giận mình và thương ông” là gì? A. Từ mình và từ ông đều là danh từ B. Từ mình và từ ông đều là đại từ C. Từ mình là đại từ, từ ông là danh từ D. Từ mình là danh từ, từ ông là đại từ Câu 7. Trong câu “Không rộn rã tưng bừng hay khoa trương sặc sỡ, nhưng khi nở, bằng lăng tím rực một góc trời.” có mấy quan hệ từ? A. Một quan hệ từ (đó là . ) B. Hai quan hệ từ (đó là ) C. Ba quan hệ từ (đó là ) D. Bốn quan hệ từ (đó là ) Câu 8: Câu sau: “Ngang sườn núi, những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ làm cho những cỗ máy khoan khi ẩn khi hiện.” có: Trạng ngữ: . Chủ ngữ: Vị ngữ: Câu 9.Tìm 1 từ đồng nghĩa với từ hối hận. Đặt câu với từ tìm được. . Câu 10. Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để hoàn chỉnh các câu sau: a) .trời mưa chúng em sẽ nghỉ lao động. b) Nam hát hay . Nam vẽ cũng giỏi. Câu 11. “Cậu bé nhìn tôi với đôi mắt trong sáng, nghiêm túc, ánh mắt như ra hiệu điều gì đó.” Tìm trong câu trên: 1 danh từ: 1 động từ: 1 tính từ : 1 đại từ xưng hô: Câu 12: Chúng ta ai cũng có những kỉ niệm gắn bó với dòng sông hiền hòa thơ mộng của quê hương. Em hãy tả lại cảnh một dòng sông mà em có dịp quan sát. Bài làm
- ĐỀ KHẢO SÁT MÔN TOÁN THÁNG 11 Lớp 5 – Thời gian: phút Họ và tên: Lớp: Điểm PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1: Số thập phân thích hợp điền vào chỗ chấm là: 9m2 8dm2 = m2 8 A. 9,8m2 B. 90,8m2 C. 9,08m2 D. 9 m2 100 Câu 2: Số lớn nhất trong các số: 9,675; 9,999; 329; 9,878 là: A. 9,675 B. 9,999 C. 329 D. 9,878 Câu 3: Một số nếu tăng lên 3 lần rồi bớt đi 14,6 thì được kết quả là 30,4. Số đó là: A. 15 B. 135 C. 47,4 D. 14 Câu 4: Có một cái ao ở giữa một khu đất, diện tích cái ao là 30,6m2 và nhỏ hơn diện tích của cả khu đất 45,57m2. Hỏi diện tích khu đất là bao nhiêu? A. 76,17 m2 B. 106,77m2 C. 75,1m2 D. 14,97m2 Câu 5: Trung bình cộng của hai số là 24,35. Tìm hai số biết hiệu của hai số là 5,3: A. 21,7 và 72 B. 21,7 và 27 C. 2,17 và 27 D. 27,1 và 21 Câu 6: Tìm hai số biết tổng của chúng bằng 594 và biết nếu đem số thứ nhất nhân với 4; số thứ hai nhân với 5 thì được hai tích bằng nhau: A. 363 và 246 B. 336 và 246 C. 330 và 426 D. 330 và 264 PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 7: Hiện nay tổng số tuổi của hai bố con là 60 tuổi. Biết sau 15 năm nữa, tuổi bố gấp 2 lần tuổi con. Tính tuổi mỗi người hiện nay? (2,5 điểm)
- Câu 8: Tìm hai số tự nhiên biết số lớn chia cho số bé được thương là 4 dư 19 và hiệu hai số đó bằng 133? (2 điểm) Câu 9: Hình bên có hính tam giác? (0,5 điểm) Câu 10: Tính nhanh (1 điểm) a) 175,84 x 3 -173,4 + 175,84 x 7 – 62,6 b) 521,12 x 5 - 42,14 x 50 + 521,12 x 5 – 42,14 x 50
- ĐỀ KHẢO SÁT MÔN TIẾNG VIỆT THÁNG 11 Lớp 5 – Thời gian: phút Họ và tên: Lớp: Điểm Câu 1: Đại từ trong câu sau: ”Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?” A. anh B. tôi C. ai D. anh, tôi Câu 2: Quan hệ từ trong câu sau: ”Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông” A. trầm bổng B. ngân nga C. như D. tiếng chuông Câu 3: Cặp từ nào dưới đây là cặp từ trái nghĩa? A. khăng khít – gắn bó B. mênh mông – chật hẹp C. thon thả - thanh mảnh D. yên tĩnh – vắng lặng Câu 4: Dòng nào dưới đây có cặp từ đồng nghĩa? A. vất vả - an nhàn B. dầm mưa – dầm tương C. (ngắn) lủn củn – cũn cỡn D. lạnh nhạt – thân mật Câu 5: Dòng nào dưới đây có cặp từ nhiều nghĩa? A. Đàn gà mới nở - hoa nở - nở nụ cười B. vàng ươm – vàng xuộm – vàng tươi C. thơ thẩn – thơ ca – thơ ngây D. đá cầu – hòn đá – bóng đá Câu 6: Từ ”mùi thơm” thuộc từ loại nào? A. động từ B. tính từ C. danh từ D. quan hệ từ Câu 7: Đặt câu với các cặp quan hệ từ: a) Nguyên nhân – kết quả b) Tương phản Câu 8: Xác định thành phần câu: Dưới bóng tre ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Trạng ngữ là Chủ ngữ là: Vị ngữ là: Trên một diện tích hẹp, mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô, uốn khúc như rồng chầu phượng múa. Trạng ngữ là Chủ ngữ là: Vị ngữ là: Câu 9: Xác định từ loại trong câu sau: ”Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quan danh dự đứng trang nghiêm.”
- Câu 10: a) Tìm quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm: - Tấm rất chăm chỉ, hiền lành . Cám thì lười biếng, độc ác. - Chúng mình đến lớp học chúng mình học ở nhà? b) Đặt một câu với cặp quan hệ từ và cho biết cặp quan hệ từ đó biểu thị quan hệ gì? Câu 11: Xếp các từ ngữ sau đây thành hai cột: từ ngữ viết đúng chính tả, từ ngữ viết sai chính tả: bức súc, xúc đất, san sát, cao xu, im nặng, xuất sắc Từ ngữ viết đúng chính tả Từ ngữ viết sai chính tả . . Câu 12: Đọc các dòng thơ sau và trả lời các câu hỏi: “ Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn” Những từ in đậm được gạch chân trong những dòng thơ trên từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? - Các từ được dùng theo nghĩa gốc là: - Các từ được dùng theo nghĩa chuyển là: Câu 16: Điền các cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong mỗi câu sau:M1 a/ .chúng ta làm tốt công tác tuyên truyền và khoanh vùng, dập dịch dịch bệnh đã được khống chế. b/ . chúng ta chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch dịch bệnh sẽ bùng phát trở lại.
- Điểm: Trường Tiểu học Đại Tự ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 11 Lớp: 5A Năm học: 2023 - 2024 Họ và tên: Môn: TOÁN-Thời gian: 45 phút Bài 1 (2 điểm): Đặt tính và tính: a, 539,6 + 73,945 c, 75,86 - 38,275 b, 6,372 x 35 d, 0,306 x 0,18 Bài 2 (2 điểm): Tính bằng cách thuận tiện nhất a, 8,65 + 7,6 + 1,35 + 0,4 b, 45,28 + 52,17 – 15,28 – 12,17 c, 0,125 x 6,94 x 80 d, 96,28 x 3,527 + 3,527 x 3,72 Bài 3 (1 điểm):Một người đi xe đạp trong 3 giờ đầu, mỗi giờ đi được 12,5 km; trong 2 giờ sau, mỗi giờ đi được 13,75 km. Hỏi người đó đã đi được tất cả bao nhiêu ki-lô-mét? Bài 4 (1 điểm) Cho dãy số: 3, 7, 11, 15 Hỏi: a, Số 2010 có thuộc dãy này không?
- b, Tìm số hạng thứ 100 của dãy trên? Bài 5 (2 điểm): Khi cộng một số tự nhiên với một số thập phân mà phần thập phân có 2 chữ số, một học sinh đã bỏ quên dấu phẩy ở số thập phân và đặt phép tính cộng như cộng hai số tự nhiên được kết quả là 1996. Tìm hai số đó, biết rằng tổng đúng của chúng là 733,75. Bài 6 (1 điểm): Tính giá trị của biểu thức sau bằng cách nhanh nhất: a, 8,21 + 9,26 + 10,31 + 27,11 + 28,16 45 16 17 Bài 7: (1 điểm): a, 0,36 x 1230 + 0,9 x 4567 x 4 + 3 x 5310 x 1,2 b, 45 15 28
- Điểm: Trường Tiểu học Đại Tự ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 11 Họ và tên: Lớp: 5A Năm học: 2023 – 2024 - Thời gian: 45 phút Bài 1 (1,5 điểm): Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ “ tôi” trong từng câu dưới đây: a, Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại. b, Vì tôi, bạn ấy đi học muộn. c, Người giành giải nhất cuộc thi hát hôm ấy là tôi. Bài 2 (3 điểm): Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau: a. Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường. b.Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm. Bài 3. (1 điểm): Gạch dưới những danh từ được dùng làm đại từ xưng hô : a, Cô rất buồn khi thấy một số em chưa tự mình làm lấy bài kiểm tra. b, Em lớn bằng anh, em cũng tự đi được như anh mà. Bài 4. (2 điểm) “Em chạy nhảy tung tăng Múa hát quanh ông trăng Em nhảy trăng cũng nhảy Mái nhà ướt ánh vàng”. (Trích Trông trăng – Trần Đăng Khoa). Em hiểu cái hay của hai câu thơ cuối như thế nào? Bài 5. (2,5 điểm) Mùa xuân ấm áp với chồi biếc và hoa thơm, mùa hè rực rỡ, chói chang, mùa thu dịu dàng, trong trẻo, mùa đông bập bùng ánh lửa, ấp ủ mầm xanh. Mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng. Hãy viết đoạn văn tả lại một mùa mà em yêu thích.