Đề kiểm tra tháng 3 môn Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Văn Tiến (Có đáp án)

I Trắc nghiệm: Đọc thầm đoạn văn:

HAI MẸ CON

Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ kí tên vào sổ của cô, mẹ bẽn lẽn:

“Tôi không biết chữ!”. Và mẹ gạch hai nét chéo nhau lên giấy. Phương thương mẹ quá! Nó quyết ráng học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách kí tên.

Sáng nào, Phương cũng được mẹ đưa đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ có một mình, đi chợ về nằm ngất thế này, chẳng ai hay”. Rồi mẹ gọi xe đạp lôi, bảo Phương phụ giúp một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.

Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Nó lặng im không dám nói, trong thâm tâm nó nghĩ: lỗi là tại mẹ, tại mẹ! Nó càng lo vì mỗi thứ hai chào cờ đầu tuần, thỉnh thoảng vẫn có bạn bị nêu tên bởi vi phạm nội qui. Nó thấy giận mẹ.

Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ nhìn thấy liền chạy theo dỗ mãi. Phương vừa khóc vừa kể chuyện ban sáng đến lớp. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo. Con cứ đi học, đừng lo gì hết nghe!”.

Sáng hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp rất sớm, chờ cô giáo tới, mẹ nói gì với cô, cô cười và gật đầu. Phương cảm thấy yên tâm.

Thứ hai, chào cờ đầu tuần, Phương giật thót người khi nghe cô hiệu trưởng nêu tên mình: “Em Trần Thanh Phương ...”. Thôi chết! Vậy là cô chủ nhiệm đã báo với cô hiệu trưởng điều gì rồi? Giọng cô hiệu trưởng vẫn đều đều: “ ... Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn ... Việc làm tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.

Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đỏ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!

( Theo NGUYỄN THỊ HOAN )

* Xe đạp lôi: xe đạp lắp thêm bộ phận ở phía sau để chở người hoặc hàng hóa ...

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau:

1. Ngay từ lớp 1, Phương quyết ráng học cho biết chữ để làm gì ?

a. Để làm việc lấy tiền nuôi mẹ. b. Để chỉ giúp mẹ cách đọc báo.

c. Để giúp mẹ ghi chép sổ sách. d. Để chỉ giúp mẹ cách kí tên.

2. Chuyện gì xảy ra khiến Phương lần đầu đến lớp trễ ?

a. Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường về nhà mình.

b. Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường về nhà cụ.

c. Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện.

d. Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào trạm xá/

3. Vì sao sau buổi học hôm ấy, Phương cảm thấy giận mẹ ?

a. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội qui.

b. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo phê bình.

c. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị các bạn chê cười.

d. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương sẽ bị nêu tên dưới cờ.

4. Vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn, Phương lại cảm thấy “ ngượng nghịu và xấu hổ ”?

a. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ. b. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và giận mẹ.

c. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen. d. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình.

5. Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện ?

a. Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. b. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

c. Thương người như thể thương thân. d. Thương nhau củ ấu cũng tròn.

6. Dòng nào dưới đây có các từ gạch dưới là từ đồng âm ?

a. hòn đá to / thích đá bóng b. hòn đá to / nước trà đá

c. thích đá bóng / gà đá nhau d. cứng như đá / dãy núi đá

docx 7 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tháng 3 môn Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Văn Tiến (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_thang_3_mon_tieng_viet_toan_lop_5_nam_hoc_2022_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra tháng 3 môn Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Văn Tiến (Có đáp án)

  1. PGD & ĐT YÊN LẠC ĐỀ KIỂM TRA THÁNG 3 TRƯỜNG TH VĂN TIẾN Môn: Tiếng Việt – Lớp 5 (Thời gian làm bài: 40 phút) Họ và tên: NĂM HỌC: 2022-2023 Lớp: Điểm Lời phê của cô giáo I Trắc nghiệm: Đọc thầm đoạn văn: HAI MẸ CON Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ kí tên vào sổ của cô, mẹ bẽn lẽn: “Tôi không biết chữ!”. Và mẹ gạch hai nét chéo nhau lên giấy. Phương thương mẹ quá! Nó quyết ráng học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách kí tên. Sáng nào, Phương cũng được mẹ đưa đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ có một mình, đi chợ về nằm ngất thế này, chẳng ai hay”. Rồi mẹ gọi xe đạp lôi, bảo Phương phụ giúp một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Nó lặng im không dám nói, trong thâm tâm nó nghĩ: lỗi là tại mẹ, tại mẹ! Nó càng lo vì mỗi thứ hai chào cờ đầu tuần, thỉnh thoảng vẫn có bạn bị nêu tên bởi vi phạm nội qui. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ nhìn thấy liền chạy theo dỗ mãi. Phương vừa khóc vừa kể chuyện ban sáng đến lớp. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo. Con cứ đi học, đừng lo gì hết nghe!”. Sáng hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp rất sớm, chờ cô giáo tới, mẹ nói gì với cô, cô cười và gật đầu. Phương cảm thấy yên tâm. Thứ hai, chào cờ đầu tuần, Phương giật thót người khi nghe cô hiệu trưởng nêu tên mình: “Em Trần Thanh Phương ”. Thôi chết! Vậy là cô chủ nhiệm đã báo với cô hiệu trưởng điều gì rồi? Giọng cô hiệu trưởng vẫn đều đều: “ Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Việc làm tốt của em Phương đáng được tuyên dương”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đỏ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ! ( Theo NGUYỄN THỊ HOAN ) * Xe đạp lôi: xe đạp lắp thêm bộ phận ở phía sau để chở người hoặc hàng hóa Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau: 1. Ngay từ lớp 1, Phương quyết ráng học cho biết chữ để làm gì ? a. Để làm việc lấy tiền nuôi mẹ. b. Để chỉ giúp mẹ cách đọc báo. c. Để giúp mẹ ghi chép sổ sách. d. Để chỉ giúp mẹ cách kí tên. 2. Chuyện gì xảy ra khiến Phương lần đầu đến lớp trễ ? a. Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường về nhà mình. b. Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường về nhà cụ. c. Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện. d. Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào trạm xá/ 3. Vì sao sau buổi học hôm ấy, Phương cảm thấy giận mẹ ? a. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội qui. b. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo phê bình. c. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị các bạn chê cười. d. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương sẽ bị nêu tên dưới cờ.
  2. 4. Vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn, Phương lại cảm thấy “ ngượng nghịu và xấu hổ ”? a. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ. b. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và giận mẹ. c. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen. d. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình. 5. Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện ? a. Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. b. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. c. Thương người như thể thương thân. d. Thương nhau củ ấu cũng tròn. 6. Dòng nào dưới đây có các từ gạch dưới là từ đồng âm ? a. hòn đá to / thích đá bóng b. hòn đá to / nước trà đá c. thích đá bóng / gà đá nhau d. cứng như đá / dãy núi đá 7. Dòng nào dưới đây có các từ gạch dưới là từ nhiều nghĩa ? a. đào lộn hột / đào hố sâu b. đảo san hô / đảo cho đều c. biển lúa / biển nổi sóng d. đường thủy / đường mía 8. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ tác dụng của dấu phẩy trong câu “ Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. ” ? a. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ; ngăn cách các vế câu trong câu ghép c. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép; ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu d. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ; ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu ; ngăn cách các vế câu trong câu ghép. II. Tự luận: Câu 9. a) Điền l hay n: .a bàn, thuyền .an, ạc đề , răng anh ; tràn an. b) Điền gi/ d/ r: .ìu .ắt, áo ưỡng, ách nát. Câu 10. a) Hay viết các câu ca dao, tục ngữ nói về Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: 1) Lao động cần cù: 2) Đoàn kết: b) Đặt một câu có thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được: Câu 11: 1) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu: a) Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. b) Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. c) Sáng hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp rất sớm, mẹ nói gì với cô, cô cười và gật đầu. 2) Câu “Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy”. - Có 2 vế câu. - Chúng liên kết với nhau bằng bằng dấu phẩy Câu 12: Hãy viết một đoạn văn tả tính nết người bạn thân của em.
  3. PGD & ĐT YÊN LẠC ĐỀ KIỂM TRA THÁNG 3 TRƯỜNG TH VĂN TIẾN Môn: Toán– Lớp 5 (Thời gian làm bài: 40 phút) Họ và tên: NĂM HỌC: 2022-2023 Lớp: Điểm Lời phê của cô giáo I. Trắc nghiệm: (3,điểm) Khoanh vào đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Chữ số thuộc hàng phần trăm trong số 123,456 là: A. 1 B. 2 C. 5 D. 6 Câu 2: Một trường có tất cả 400 học sinh, trong đó số học sinh giỏi có 80 em. Tỉ số phần trăm của số học sinh giỏi so với số học sinh toàn trường là: A. 0,2 % B. 2 % C. 20% D. 40% Câu 3: Hình thang ABCD có độ dài hai đáy lần lượt là 6cm và 4cm, chiều cao 3cm. Diện tích hình thang ABCD là: A. 30cm2 B. 15cm2 C. 72cm2 D. 36cm2 Câu 4: Diện tích hình tròn có bán kính 3cm là: cm2 . A. 9,42 B. 18,84 C. 14,13 D. 28,26 Câu 5: Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 1,5 dm là: A. 13,5dm2 B. 13,5dm2 C. 33,75dm2 D. 2,25dm2 Câu 6: 3,5 giờ = phút là: A. 35 B. 210 C. 350 D. 84 Câu 7: Điền số thích hợp điền vào chỗ chấm để 2m3 18dm3 = dm3 là: A. 2018 B. 2,18 C. 2,018 D. 218 Câu 8: Cho: X x 3,8 = 1,2 + 2,6 . Vậy X = A. 1 B. 0 C. 14,44 D. 7,6 II. Phần tự luận (7 điểm) Trình bày cách làm các bài toán sau: Câu 9: Đặt tính rồi tính: a) 4 giờ 13 phút + 5 giờ 36 phút b) 54 phút 39 giây- 26 phút 24 giây c) 23,4 x 4,2 d) 196,08 : 43
  4. Câu 10. a) Tính giá trị biểu thức: (128,4 – 73,2) : 2,4 – 18,32 b) Tìm X biết: 1) X + 18,7 = 50,5 : 2, 5 2) X x 1,8 = 72 Câu 11: Một người làm một cái bể cá hình hộp chữ nhật bằng kính (không có nắp), chiều dài 1,2m; chiều rộng 0,8m; chiều cao 0,6m. a/ Tính diện tích kính để làm bể. b/ Tính thể tích của bể. Câu 12: Hai thành phố A và B cách nhau 135km. Một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 42km/giờ. Hỏi sau khi khởi hành 2 giờ 30 phút xe máy còn cách B bao nhiêu ki-lô-mét? . . . . Câu 13: Tính bằng cách thuận tiện nhất: a) 0,12 x 400 b) 4,7 x 5,5 – 4,7 x 4,5 . ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN CHẤM THÁNG 3 NĂM HỌC 2022-2023 MÔN TIẾNG VIỆT– LỚP 5 I. Trắc nghiệm: 4điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA d c a b c a c d Điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ II. Tự luận: 6đ Câu 9 Mỗi phụ âm đúng 0,1đ 1đ a) Điền l hay n: la bàn, thuyền nan, l ạc đề , răng nanh ; tràn lan. b) Điền gi/ d/ r: dìu dắt, giáo dưỡng, rách nát.
  5. Câu 10 a) lao động cần cù: Chịu thương chịu khó. Chân lấm tay bùn; Cày sâu 0,5đ cuốc bẫm, . Đoàn kết: Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. Một cây làm chẳng nên non; Ba cây chụm lại nên hòn núi cao 0,5đ b) Đặt câu: Mẹ em chịu thương chịu khó làm việc suốt ngày. Câu 11 a. Mỗi câu xác định đúng 0,5đ 1,5đ b. Có 2 vế câu; Chúng liên kết với nhau bằng dấu phảy. 0,5đ Viết đúng thể loại văn tả người bạn thân. - Giới thiệu người bạn thân nhất của em nhớ . Câu 12 - Tả hình dáng, tính nết của bạn 2đ - Cảm nghĩ của bản thân về người bạn đó. Chữ viết cẩn thận, trình bày sạch sẽ. (Tùy mức độ giáo viên cho điểm) ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN CHẤM THÁNG 3 NĂM HỌC 2022-2023 MÔN TOÁN– LỚP 5 I. Trắc nghiệm: 3 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA C C B B C B D A Điểm 0,3đ 0,3đ 0,4đ 0,4đ 0,4đ 0,4 đ 0,4đ 0,4 II. Tự luận: 7điểm Câu 9 Mỗi phép tính đúng 0,4đ 1,5 Câu 9 Diện tích hình thang ABED là: (2,5 + 4,5) x 3 : 2 = 10,5 (cm2) Diện tích hình tam giác BEC là: 1,2 x 3 : 2 = 1,8 (cm2) 2đ Diện tích hình thang ABED hơn Diện tích hình tam giác BEC là: 10,5 – 1,8 = 8,7(cm2) Đáp số: 8,7(cm2) Câu 10 Mỗi phần thực hiện đúng các bước cho 0,5đ 1,5đ Câu 11 a. Chu vi mặt đáy bể nước là: (1,2 + 0,8) x 2 = 4(m) 1,5đ Diện tích mặt đáy bể nước là: 1,2 x 0,8 = 0,96 (m2) Diện tích kính dùng làm bể là: 4 x 0,6 + 0,96 = 3,36(m2) b. Thể tích của bể là: 1,2 x 0,8 x 0,6 = 0,576 (m3) ĐS: Câu 12 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ 1,5đ Quãng đường xe máy đi trong 2 giờ 30 phút là: 42 x 2,5 = 105 ( km) Xe máy còn phải cách B quãng đường là: 135 – 105 = 30 (km) ĐS: Câu 13 a. 0,12 x 400 b. 4,7 x 5,5 – 4,7 x 4,5 1đ = 0,12 x (100 +100+100 +100) = 4,7 x (5,5 - 4,5) = 12 x 4 = 4,7 x 1 = 48 = 4,7