Đề ôn luyện Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 12

1. Tại sao nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là “ điên” ?
a. Vì chú cho rằng chú là kẻ rỗi hơi.
b. Vì họ biết đó là công việc vô cùng khó khăn, nặng nhọc.
c. Vì công việc đó nằm ngoài sức tưởng tượng của họ.

2. Tại sao chú Trọng làm công việc này ?
a. Vì được trả lương cao.
b. Vì được khen thưởng.
c. Vì mong có đất trồng trọt.

3. Tại sao tác giả có thể viết “ Miền đất hòi sinh từ bàn tay con người” ?
a.  Bởi vì nhờ sự kiên trì nhặt đá của chú Trọng, mảnh đát sỏi đá này đã được sống lại, biến thành trang trại xanh rờn hoa màu.
b. Bởi vì miền đất khô cằn này đã được chú Trọng khôi phục lại vị trí trong bản đồ.
c. Bởi vì mảnh đất này nay đã không còn bom đạn sót lại từ thời chiến tranh.

4. Điều quan trọng nhất để giúp chú Trọng thành công là gì ?
a. Có sức khỏe.
b. Được cả gia đình hết lòng ủng hộ.
c. Có nghị lực và sự kiên trì phi thường để theo đuổi mục đích của mình.
 

docx 4 trang Đường Gia Huy 29/07/2023 1201
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn luyện Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_luyen_tieng_viet_lop_5_de_12.docx

Nội dung text: Đề ôn luyện Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 12

  1. ĐỀ 12 * ĐỌC HIỂU CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ Ở xã Cam Hòa, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa có một người đàn ông đã ròng rã suốt từ năm 1988 tới nay ( 16 năm) bới đất , nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1km. Thật là một kì công có một không hai ở Việt Nam. Đó là chú Nguyễn Văn Trọng, năm nay 46 tuổi. Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là “ điên”. Còn chú Trọng lại nghĩ rất đơn giản, đất vùng này đá rất nhiều, nếu không nhặt đi thì khó trồng trọt. Và chú ước ao mình sẽ biến miếng đát lóc chóc sỏi đá này thành một nương rẫy phì nhiêu như cánh đồng dưới chân núi kia. Chính vì vậy suốt ngày, kể cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành. Từng tí một hết ngày này sang ngày khác, chỗ đất nào nhặt sách đá là chú trồng trọt hoa màu liền. Nhìn những vạt đất được phủ dần màu xanh chú Trọng rất mừng nhưng thiên nhiên thật khắc nghiệt, nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lớn, có hòn to như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được. Với gia đình, tưởng chú chỉ nhặt đá một chút rồi lo phát rẫy trồng trọt, vợ chú Trọng nén chịu đựng đi hái cỏ tranh, quả sa nhân bán lấy gạo nuôi chồng nhưng thấy chồng say nhặt đá đắp thành quá, mùa vụ chẳng được gì, người vợ bực lắm. Có luc không muốn làm với ông “ đắp đá vá trời” này nữa, song nghĩ lại , người vợ càng thương chồng hơn. Đứa con trai nhỏ của chú Trọng tên là Nguyễn Trộng Trí cũng ra giúp bố vác đá đắp thành. Bây giờ, sau 16 năm vác đá đắp thành, chú Trọng đã có được một trang trại rộng 3,8 hec – ta xanh rờn hoa màu , cây trái như xoài , mận, ngô, đậu , dưa mùa nào thức ấy. Chú đã mua được máy nông cụ làm đất, hai con bò. Tất nhiên vẫn còn khó khăn nhưng việc làm của chú Trọng thực sự đã làm cho mọi người kính nể vì nghị lực và sự kiên trì phi thường của mình. Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai: đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành dài 800 mét với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét , mặt thành rộng 1,5 mét. Bước vào trang trại của chú Trọng, ấn tượng nhất vẫn là bốn phía tường thành đá dựng. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt. Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người. Một nông dân hiền lành nhưng đầy ý chí hơn người. (Theo Lê Đức Dương)
  2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Tại sao nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là “ điên” ? a. Vì chú cho rằng chú là kẻ rỗi hơi. b. Vì họ biết đó là công việc vô cùng khó khăn, nặng nhọc. c. Vì công việc đó nằm ngoài sức tưởng tượng của họ. 2. Tại sao chú Trọng làm công việc này ? a. Vì được trả lương cao. b. Vì được khen thưởng. c. Vì mong có đất trồng trọt. 3. Tại sao tác giả có thể viết “ Miền đất hòi sinh từ bàn tay con người” ? a. Bởi vì nhờ sự kiên trì nhặt đá của chú Trọng, mảnh đát sỏi đá này đã được sống lại, biến thành trang trại xanh rờn hoa màu. b. Bởi vì miền đất khô cằn này đã được chú Trọng khôi phục lại vị trí trong bản đồ. c. Bởi vì mảnh đất này nay đã không còn bom đạn sót lại từ thời chiến tranh. 4. Điều quan trọng nhất để giúp chú Trọng thành công là gì ? a. Có sức khỏe. b. Được cả gia đình hết lòng ủng hộ. c. Có nghị lực và sự kiên trì phi thường để theo đuổi mục đích của mình. 5. Câu nào phù hợp nhất với nội dung câu chuyện ? a. Ai ơi đã quyết thì hành Đã đan thì lận tròn vành mới thôi. b. Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. c. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. * LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Từ khắc nghiệt trong câu “ Thiên nhiên thật khắc nghiệt” có thể thay thế bằng những từ nào ? a. cay nghiệt b. nghiệt ngã c. khủng khiếp 2. Tìm các cặp quan hệ từ hích hợp để điền vào chỗ chấm trong mỗi câu dưới đây:
  3. a. nghị lực của mình chú Trọng đã biến vùng đất sỏi đá thành một trang trại màu mỡ. b. chú Trọng không có ý chí, nghị lực chú sẽ không thành công. c. Chú Trọng là một người nông dân bình thường có ý chí và nghị lực hơn người. 3. Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng. a. Vùng đất này khó khăn trồng trọt nên có nhiều sỏi đá. . b. Tuy không nhặt đá đắp thành thì chú không có đất trồng trọt. c. Vì công việc khó nhọc nhưng chú vẫn kiên trì theo đuổi. 4. Dấu ngoặc kép trong câu Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là “ điên” có ý nghĩa gì ? a. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. b. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhan vật. c. Đánh dấu ý nghĩ của một nhân vật. 5. Câu “ Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt.” có mấy trạng ngữ ? a. Một trạng ngữ. b. Hai trạng ngữ. c. Ba trạng ngữ. 6. Dấu hai chấm trong câu “Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai: đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành dài 800 mét với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét , mặt thành rộng 1,5 mét.” Có tác dụng gì ? a, Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
  4. b. Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật. c. Cả 2 ý trên. * CẢM THỤ VĂN HỌC Viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về việc làm của chú Trọng ? .