Đề ôn luyện Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 17
BÀI VĂN CỦA TÔM-MI
Cả bố và mẹ của Tôm – mi vừa mới sống li thân, được tôi mới đến dự buổi họp phụ huynh về việc học tập sa sút và hành vi phá phách của mình. Cả hai người đều không biết rằng họ được mời đến cùng một lúc. Còn tôi thì chưa biết làm cách nào để nói cho họ hiểu, kết quả học tập sa sút của Tôm - mi trong thời gian gần đây, chính là phản ứng của một đứa trẻ dang phải gánh chịu nỗi đau quá lớn trong lòng trước sự li hôn sắp xảy ra của bố mẹ mình.
Mẹ Tôm – mi bước vào phòng. Rồi bố của Tôm - mi cũng đến. Cả hai cố ý phớt lờ nhau.
Khi đưa bảng kết quả chi tiết hành vi đạo đức và học tập của Tôm - mi cho họ, tôi thầm mong nghĩ ra cách nào đó có thể giúp cả hai người xích lại gần nhau hơn và hiểu ra rằng, những điều họ gây ra đã tác động đến cậu bé như thế nào. Thế nhưng, không hiểu sao tôi lại không nói được điều gì. Có lẽ một trong những mẩu giấy cẩu thả lem luốc mà Tôm – mi đã viết sẽ giúp họ hiểu được điều ấy chăng ?
Tôi tìm thấy mảnh giấy nhàu nát, đẫm nước mắt ấy nhét trong hộc bàn của Tôm – mi. Những dòng chữ viết nguệch ngoạc , lặp đi lặp lại, dày kín cả hai mặt giấy.
Tôi nhẹ nhàng vuốt lại mảnh giấy cho phẳng rồi đưa cho mẹ Tôm – mi. Bà đọc và đưa nó cho chồng mà không nói lời nào. Bố Tôm – mi cau mày. Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra. Thời gian như lằng đọng khi ong mãi lặng yên đọc đi đọc lại những dòng chữ nguệch ngoạc của con mình.
Cuối cùng, ông cẩn thận gấp mảnh giấy lai và đưa tay năm lấy bàn tay vợ. Bà lau những giọt những giọt nước mắt còn đọng trên mi và mỉm cười với ông. Đôi mắt tôi cũng rưng rưng lệ, nhưng dường như không ai chú ý đến điều đó cả.
Thượng Đế đã chỉ cho tôi cách để hợp nhất gia đình Tôm – mi lại. Người ta đã giúp tôi mảnh giấy đặc kín của dòng chữ viết nên từ trái tim nặng trĩu ưu phiền của cậu bé : “ Bố yêu quý….Mẹ yêu quý…. Con yêu cả hai người...Con yêu cả hai người...Con yêu cả hai người...”
( Theo Gian Lin – xtrôm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :
1.Cô giáo mời bố mẹ Tôm-mi đến gặp mình để làm gì ?
a.Để thông báo cho bố mẹ Tôm-mi biết về những xa xút trong học tập và rèn luyện của con mình.
b.Để tìm cách hợp nhất gia đình Tôm-mi lại cùng nhau giúp đỡ bạn.
c.Để thông báo cho họ về một số chủ trương mới của nhà trường.
2.Cô giáo đã làm việc gì để “hàn gắn” gia đình Tôm-mi ?
a. Nói với bố mẹ Tôm-mi rằng hai người cần xích lại gần nhau vì những điều họ gây ra đã tác động rất xấu đến cậu bé.
b. Đưa cho bố mẹ Tôm-mi mảnh giấy nhàu nát, đẫm nước mắt, đặc kín những dòng chữ viết nên từ trái tim nặng trĩu ưu phiền của con họ
c. Đưa cho bố mẹ Tôm-mi bản kết quả chi tiết hành vi đạo đức và học tập của con họ và phân tích nguyên nhân dẫn đến sự việc này.
File đính kèm:
- de_on_luyen_tieng_viet_lop_5_de_17.docx
Nội dung text: Đề ôn luyện Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 17
- ĐỀ 17 ĐỌC HIỂU BÀI VĂN CỦA TÔM-MI Cả bố và mẹ của Tôm – mi vừa mới sống li thân, được tôi mới đến dự buổi họp phụ huynh về việc học tập sa sút và hành vi phá phách của mình. Cả hai người đều không biết rằng họ được mời đến cùng một lúc. Còn tôi thì chưa biết làm cách nào để nói cho họ hiểu, kết quả học tập sa sút của Tôm - mi trong thời gian gần đây, chính là phản ứng của một đứa trẻ dang phải gánh chịu nỗi đau quá lớn trong lòng trước sự li hôn sắp xảy ra của bố mẹ mình. Mẹ Tôm – mi bước vào phòng. Rồi bố của Tôm - mi cũng đến. Cả hai cố ý phớt lờ nhau. Khi đưa bảng kết quả chi tiết hành vi đạo đức và học tập của Tôm - mi cho họ, tôi thầm mong nghĩ ra cách nào đó có thể giúp cả hai người xích lại gần nhau hơn và hiểu ra rằng, những điều họ gây ra đã tác động đến cậu bé như thế nào. Thế nhưng, không hiểu sao tôi lại không nói được điều gì. Có lẽ một trong những mẩu giấy cẩu thả lem luốc mà Tôm – mi đã viết sẽ giúp họ hiểu được điều ấy chăng ? Tôi tìm thấy mảnh giấy nhàu nát, đẫm nước mắt ấy nhét trong hộc bàn của Tôm – mi. Những dòng chữ viết nguệch ngoạc , lặp đi lặp lại, dày kín cả hai mặt giấy. Tôi nhẹ nhàng vuốt lại mảnh giấy cho phẳng rồi đưa cho mẹ Tôm – mi. Bà đọc và đưa nó cho chồng mà không nói lời nào. Bố Tôm – mi cau mày. Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra. Thời gian như lằng đọng khi ong mãi lặng yên đọc đi đọc lại những dòng chữ nguệch ngoạc của con mình. Cuối cùng, ông cẩn thận gấp mảnh giấy lai và đưa tay năm lấy bàn tay vợ. Bà lau những giọt những giọt nước mắt còn đọng trên mi và mỉm cười với ông. Đôi mắt tôi cũng rưng rưng lệ, nhưng dường như không ai chú ý đến điều đó cả. Thượng Đế đã chỉ cho tôi cách để hợp nhất gia đình Tôm – mi lại. Người ta đã giúp tôi mảnh giấy đặc kín của dòng chữ viết nên từ trái tim nặng trĩu ưu phiền của cậu bé : “ Bố yêu quý .Mẹ yêu quý . Con yêu cả hai người Con yêu cả hai người Con yêu cả hai người ” ( Theo Gian Lin – xtrôm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :
- 1.Cô giáo mời bố mẹ Tôm-mi đến gặp mình để làm gì ? a.Để thông báo cho bố mẹ Tôm-mi biết về những xa xút trong học tập và rèn luyện của con mình. b.Để tìm cách hợp nhất gia đình Tôm-mi lại cùng nhau giúp đỡ bạn. c.Để thông báo cho họ về một số chủ trương mới của nhà trường. 2.Cô giáo đã làm việc gì để “hàn gắn” gia đình Tôm-mi ? a. Nói với bố mẹ Tôm-mi rằng hai người cần xích lại gần nhau vì những điều họ gây ra đã tác động rất xấu đến cậu bé. b. Đưa cho bố mẹ Tôm-mi mảnh giấy nhàu nát, đẫm nước mắt, đặc kín những dòng chữ viết nên từ trái tim nặng trĩu ưu phiền của con họ c. Đưa cho bố mẹ Tôm-mi bản kết quả chi tiết hành vi đạo đức và học tập của con họ và phân tích nguyên nhân dẫn đến sự việc này. 3. Điều gì đã khiến bố mẹ Tôm-mi sum họp lại ? a. Nỗi lo sợ về sự học hành sa sút của con. b.Những lời phê bình chỉ trích của cô giáo. c.Tình yêu cha mẹ và nỗi khao khát được sống trong tình yêu thương của cha lẫn mẹ của Tôm –mi, con trai họ. *LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1.Xếp các từ trong câu sau thành 3 nhóm: từ đơn, từ ghép, từ láy. Thời gian / như / lắng đọng / khi / ông / mãi / lặng yên / đọc / đi / đọc / lại / những / dòng / chữ / nguệch ngoạc / của / con / mình. 2.Tìm : a) Các từ láy, từ ghép tổng hợp có tiếng “lặng”.
- b) Ba từ ghép phân loại có tiếng “lặng”. 3. Tìm các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ “cố ý” 4. Tìm bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu câu Ai làm gì ? ( 1) hay Ai thế nào ? (2) Tôi nhẹ nhàng vuốt lại mảnh giấy cho phẳng rồi đưa cho mẹ Tôm – mi. Bà đọc và đưa nó cho chồng mà không nói lời nào. Bố Tôm – mi cau mày. Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra. • CẢM THỤ VĂN HỌC Thay lời của Tôm-mi viết một đoạn văn ngắn nói lên niềm vui sướng của mình khi bố mẹ đoàn tụ với nhau.