Đề ôn luyện Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 27

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Rau khúc thường có vào thời gian nào ?

a. Tết Nguyên đán.

b. Sau Tết Nguyên đán.

c. Vào mùa đông.

2. Nguyên liệu làm bánh khúc gồm những gì ?

a. Bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng với gia vị, gạo nếp.

b. Bột gạo, lá chuối, đỗ xanh cung gia vị, gạo nếp.

c. Bột gạo, đỗ xanh , thịt lơn cùng gia vị, rau khúc, gạo nếp.

3. Dấu hiệu nào cho biết mùa bánh khúc đã bắt đầu ?

a. Tiếng chày giã khúc thậm thình, thanh trầm, trong đục…rộn rã khắp làng.

b. Mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc của rau khúc.

c. Mẻ bánh đầu tỏa hương thơm như khía vào con tì, con vị.

4. Trong bài văn này, tác giả tập trung viết về điều gì ?

a. Tả cây rau khúc.

b. Tả chiếc bánh khúc gắn với những kỉ niệm thân thương của một thời làm bánh khúc ở làng quê mình.

c. Hướng dẫn cách làm bánh khúc.

5. Vì sao tác giả lại yêu cây rau khúc?

a. Vì rau khúc là một loại cây có vẻ đẹp đặc biệt.

b. Vì rau khúc làm nên bánh khúc – một loại bánh ngon gắn với những kỉ niệm thân thương của quê hương, của những người thân yêu của tác giả.

c. Vì rau khúc có rất nhiều công dụng.

docx 4 trang Đường Gia Huy 29/07/2023 4701
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn luyện Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 27", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_luyen_tieng_viet_lop_5_de_27.docx

Nội dung text: Đề ôn luyện Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 27

  1. ĐỀ 27 • ĐỌC HIỂU RAU KHÚC Sau Tết Nguyên đán, dù trời còn lạnh, sương xuống nhiều nhưng cũng bắt đầu của những trận mưa xuân, thế nào cũng phải rủ nhau đi hái rau khúc. Khúc mọc nhiều nhất ở những chân ruộng mạ bỏ rờm, dọc theo bờ sông Khúc có hai loại: khúc tẻ và khúc nếp. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ, khúc nếp mập hơn, lá to bản hơn, nhiều lông hơn. Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn. Khi đó mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc. Rau khúc vừa dai lại vừa dẻo. Khúc nếp đưa lên miệng chẳng khác nào kẹo cao su bây giờ. Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biến ngay. Món trứ danh nhất, quái lạ nhất từ rau khúc là bánh khúc. Như bất cứ món bánh dân dã nào, nguyen liệu làm bánh khúc chỉ gồm: bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng với gia vị. Nó khác với tất cả các loại bánh khác chính là có thêm rau khúc. Rau khúc giã nhuyễn với bột gạo làm vỏ bánh, màu xanh nhạt , dẻo, dai Vào mùa bánh khúc nhà nào cũng như có cỗ đám. Người đốt lò, người xay bộ, người giã khúc Tiếng thậm thình to nhỏ, thanh trầm, trong đục rộn rã khắp làng. Người ta mời đổi nhau để thưởng thức tài nghẹ của nhau. Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ y nguyên trong kí ức, cái háo hức, cái sống động của những đêm làng giã khúc. Hồi hộp và mong mỏi nhất là lúc mẻ bánh đầu tỏa hương thơm như khía vào con tì, con vị. Chõ bánh hơi nóng bốc ngùn ngụt. Ấy thế mà những bàn tay lành nghề vẫn thoăn thoắt đưa từng lượt bánh ra ngoài. Mỗi chiếc bánh được đính bởi những hạt xôi nếp căng mọng. Thôi thì xuýt xoa, thổi nóng phù phù, xoa tay lên tai nhưng nhất định phải đưa được bánh ra khi còn nóng hôi hổi. Phải vừa ăn vừa thổi mới cảm nhận được hết hương vị và cảm giác lạ lùng từ cây rau khúc. Bạn có thể lấy làm khó hiểu trước sự gắn bó bền chặt của người nông dân với cuộc sống quá đơn sơ của họ. Còn tôi thì không. Bởi vì ngay giờ đây tôi vẫn có thể sống lại cái cảm giác hạnh phúc tuyệt vời khi buổi sáng nào đó tỉnh dậy đã thấy mẹ đặt sẵn phần một đĩa bánh khúc – thứ bánh mà giờ đây đối với tôi thực sự chỉ còn lại trong nỗi hoài niệm. ( Tạ Duy Anh) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Rau khúc thường có vào thời gian nào ?
  2. a. Tết Nguyên đán. b. Sau Tết Nguyên đán. c. Vào mùa đông. 2. Nguyên liệu làm bánh khúc gồm những gì ? a. Bột gạo, đỗ xanh, thịt lợn cùng với gia vị, gạo nếp. b. Bột gạo, lá chuối, đỗ xanh cung gia vị, gạo nếp. c. Bột gạo, đỗ xanh , thịt lơn cùng gia vị, rau khúc, gạo nếp. 3. Dấu hiệu nào cho biết mùa bánh khúc đã bắt đầu ? a. Tiếng chày giã khúc thậm thình, thanh trầm, trong đục rộn rã khắp làng. b. Mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc của rau khúc. c. Mẻ bánh đầu tỏa hương thơm như khía vào con tì, con vị. 4. Trong bài văn này, tác giả tập trung viết về điều gì ? a. Tả cây rau khúc. b. Tả chiếc bánh khúc gắn với những kỉ niệm thân thương của một thời làm bánh khúc ở làng quê mình. c. Hướng dẫn cách làm bánh khúc. 5. Vì sao tác giả lại yêu cây rau khúc? a. Vì rau khúc là một loại cây có vẻ đẹp đặc biệt. b. Vì rau khúc làm nên bánh khúc – một loại bánh ngon gắn với những kỉ niệm thân thương của quê hương, của những người thân yêu của tác giả. c. Vì rau khúc có rất nhiều công dụng. • LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép ? a. Rau khúc vừa dẻo, vừa dai. b. Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn. c. Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biến ngay 2. Dấu gạch ngang trong câu “ Bởi vì ngay giờ đây tôi vẫn có thể sống lại cái cảm giác hạnh phúc tuyệt vời khi buổi sáng nào đó tỉnh dậy đã thấy mẹ đặt sẵn phần một đĩa bánh khúc – thứ bánh mà giờ đây đối với tôi thực sự chỉ còn lại trong nỗi hoài niệm.” có tác dụng gì ?
  3. a. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. b. Đánh dấu phần chú thích trong câu. c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. 3. Hai câu “ Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn. Vào những ngày đó mặt ruộng lấp ló màu trắng bạc.” liên kết với nhau bằng cách nào ? a. Lặp từ ngữ. b. Thay thế từ ngữ. c. Từ nối 4. Sau Tết Nguyên đán, dù trời còn lạnh, sương xuống nhiều nhưng cũng bắt đầu của những trận mưa xuân, thế nào cũng phải rủ nhau đi hái rau khúc. Khúc mọc nhiều nhất ở những chân ruộng mạ bỏ rờm, dọc theo bờ sông Nếu thay từ khúc ở câu thứ hai bằng từ cỏ thì hai câu văn trên không còn liên kết với nhau, vì sao? . 5. Hai câu “Chõ bánh hơi nóng bốc ngùn ngụt. Ấy thế mà những bàn tay lành nghề vẫn thoăn thoắt đưa từng lượt bánh ra ngoài.” liên kết với nhau bằng cách nào ? a. Thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ. b. Dùng từ ngữ nối, lặp từ ngữ. c. Thay thế từ ngữ, dùng từ nối. • CẢM THỤ VĂN HỌC Hãy viết một đoạn văn nói về sự gắn bó của tác giả với chiếc bánh khúc quê hương.