Đề ôn luyện Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 32

CHIẾC KÉN BƯỚM
Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu.  Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cãi lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.
Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn cảm thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
  ( Nông Lương Hoài)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 
1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì ?
a. Để khỏi bị ngạt thở.
b. Để nhìn thấy ánh sáng ví trong kén tối quá.
c. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành.

2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi cái kén được?
a. Vì chú yêu quá.
b. Vì không có ai giúp chú.
c. Vì chú chưa phát tiển đủ để thoát ra khỏi cái kén.

3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi cái kén như thế nào ?
a. Chú đã cố gắng hết sức để làm rách cái kén.
b.  Chú đã cắn nát cái kén để thoát ra.
c. Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng.
 

docx 4 trang Đường Gia Huy 29/07/2023 4981
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn luyện Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 32", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_luyen_tieng_viet_lop_5_de_32.docx

Nội dung text: Đề ôn luyện Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 32

  1. ĐỀ 32 • ĐỌC HIỂU CHIẾC KÉN BƯỚM Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cãi lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn cảm thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn. ( Nông Lương Hoài) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì ? a. Để khỏi bị ngạt thở. b. Để nhìn thấy ánh sáng ví trong kén tối quá. c. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành. 2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi cái kén được? a. Vì chú yêu quá. b. Vì không có ai giúp chú. c. Vì chú chưa phát tiển đủ để thoát ra khỏi cái kén. 3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi cái kén như thế nào ?
  2. a. Chú đã cố gắng hết sức để làm rách cái kén. b. Chú đã cắn nát cái kén để thoát ra. c. Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng. 4. Điều gì xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén ? a. Bò loanh quanh cả đời và không bao giờ bay được nữa với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. b. Dang rộng cánh bay lên cao. c. Phải mất mấy hôm mới bay lên được. 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? a. Đừng bao giờ gắng sức làm điều gì, mọi chuyện tự nó sẽ đến. b. Phải tự mình vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành hơn. c. Đừng bao giờ giúp đỡ ai việc gì , vì chẳng có sự giúp đỡ nào có lợi cho mọi người. • LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Từ kén trong các câu sau là danh từ , động từ hay tính từ ? a. Công chúa đang kén phò mã. . b. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. . c. Tính nó kén lắm. . 2. Dấu hai chấm trong câu “ Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cãi lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.” có nhiệm vụ gì ? a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật. b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là sự liệt kê. 3. Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì ?
  3. “Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.” a. Ngăn cách các vế câu. b. Ngăn cách các trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. c. Ngăn cách các từ cùng làm đơn vị. 4. Dựa vào ý của câu ghép chính phụ “ Vì chàng thanh niên ấy thấy chú bướm nhỏ không thoát ra được khỏi tổ nên anh ta quyết định giúp nó”. a. Viết một câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, nhớ dùng dấu phẩy để ngăn cách trạng ngữ và vế câu. b. Viết một câu ghép đẳng lập có dấu phẩy ngăn cách hai vế câu. 5. Cho hai vế câu: - Anh muốn giúp chú bướm. - Anh lấy kéo rạch lỗ nhỏ ở chiếc kén cho to thêm. Hãy viết: a. Một câu ghép đẳng lập có 2 vế câu nối với nhau bằng dấu phẩy. b. Một câu ghép đẳng lập có 2 vế câu nối với nhau bằng dấu hai chấm.
  4. • CẢM THỤ VĂN HỌC Đặt mình vào vai chú bướm nhỏ hoặc chàng thanh niên trong câu chuyện, em hãy viết đoạn văn nói về bài học mà mình rút ra được.