Đề ôn tập giữa học I môn Tiếng Việt Lớp 5
Đề 1:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Những người bạn tốt
A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý. A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất, ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.
Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.
Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả lại tự do cho A-ri-ôn.
Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.
Theo LƯU ANH
Câu 1: A-ri-ôn là nghệ sĩ nổi tiếng của nước nào?
A. Nước Hi Lạp B. Nước Hi Lạp cổ C. Việt Nam
Câu 2: Vì sao bọn thủy thủ trên tàu đòi giết A-ri-ôn?
A. Vì ông là nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ
B. Vì A-ri-ôn không hát cho bọn thủy thủ nghe
C. Vì bọn thủy thủ sợ các tàu khác cướp tàu của chúng
D. Vì A-ri-ôn có nhiều tặng vật quý giá từ cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin.
File đính kèm:
- de_on_tap_giua_hoc_i_mon_tieng_viet_lop_5.docx
Nội dung text: Đề ôn tập giữa học I môn Tiếng Việt Lớp 5
- ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I LỚP 5B Đề 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Những người bạn tốt A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý. A- ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất, ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền. Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại. Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả lại tự do cho A-ri-ôn. Sau câu chuyện kì lạ ấy, ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh. Theo LƯU ANH Câu 1: A-ri-ôn là nghệ sĩ nổi tiếng của nước nào? A. Nước Hi Lạp B. Nước Hi Lạp cổ C. Việt Nam Câu 2: Vì sao bọn thủy thủ trên tàu đòi giết A-ri-ôn? A. Vì ông là nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ B. Vì A-ri-ôn không hát cho bọn thủy thủ nghe C. Vì bọn thủy thủ sợ các tàu khác cướp tàu của chúng D. Vì A-ri-ôn có nhiều tặng vật quý giá từ cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin. Câu 3: Trước tình huống nguy hiểm, A-ri-ôn đã làm gì? A. Đánh lại bọn thủy thủ B. Hát cho bọn thủy thủ nghe C. Cất tiếng hát rồi nhảy xuống biển D. Gọi cá heo đến cứu sống Câu 4: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? A. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu cướp hết tặng vật của ông B. Đàn cá heo bơi đến vay quanh tàu hát cùng ông C. Đàn cá heo bơi đến vay quanh tàu thưởng thức tiếng hát của ông, đưa ông về đất liền. Câu 5: Qua câu chuyện, em cảm thấy cá heo đáng quý, đáng yêu ở điểm nào? Câu 6: Nội dung chính của bài là gì?
- Câu 7: Từ “mắt” trong câu “Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình.” Được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển Câu 8: Trong các cặp từ sau, cặp từ nào là cặp từ trái nghĩa? A. Kinh đô – Thủ đô B. Thông minh – ngốc nghếch C. Hành trình – hành động Câu 9: Đặt câu với một trong hai từ trong cặp từ trái nghĩa e vừa tìm được. Câu 10: a) Từ đồng nghĩa với từ “thông minh” là: . b) Đại từ được dùng trong các câu văn sau: “ A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá.” Là: Đề 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Những con sếu bằng giấy Ngày 16-7-1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản. Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-mavà Na-ga-xa-kiđã cướp đi mạng sốngcủa gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100000 người ở Hi-rô-si-mabị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử. Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô chết khi em mới gấp được 644 con. Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao 9 mét là hình một em bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ:"Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình." Theo những mẫu chuyện lịch sử thế giới Câu1: Hai quả bom nguyên tử đã được ném xuống thành phố nào của Nhật Bản? a. Hi-rô-si-ma và Ô-sa-ka b. Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki c. Na-ga-sa-ki và Na-gôi-a d. Na-ga-sa-ki và Tô-ky-ô Câu 2:Cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki bị nhiễm phóng xạ khi nào? a. Khi chiến tranh Mĩ - Nhật vừa mới bắt đầu. b. Khi cô bé vừa mới sinh ra đời. c. Khi gia đình cô mới chuyển đến Nhật Bản. d. Khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Câu 3: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? a. Bằng cách gấp sếu vì tin vào truyền thuyết nếu gấp đủ một nghìn con sếu thì sẽ khỏi bệnh. b. Bằng cách nằm trong bệnh viện. c. Bằng cách nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình. d. Cô nhờ các bạn khắp mọi miền cùng gấp những con sếu bằng giấy. Câu 4: Các bạn nhỏ làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-xa-cô?
- a. Cầu nguyện cho Xa-xa-cô. b. Gửi thư cho Xa-xa-cô. c. Tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. d. Quyên góp tiền xây tượng đài tưởng nhớ cô bé Xa-xa-cô. Câu 5: Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ nguyện vọng hoà bình? a. Quyên góp tiền xây dựng tượng đài bằng đá tưởng nhớ cái chết của cô bé Xa-xa-cô. b. Khắc dưới tượng đài dòng chữ:"Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình". c. Gấp chim sếu treo khắp mọi nơi. d. Quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại; khắc dưới tượng đài dòng chữ:"Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình". Câu 6: Nội dung của bài "Những con sếu bằng giấy" là gì? a. Kể lại câu chuyện về cô bé gấp sếu bằng giấy để ước nguyện. b. Tố cáo tội ác của chiến tranh hạt nhân và bày tỏ khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới. d. Tố cáo tội ác của chiến tranh phi nghĩa. c. Kể lại câu chuyện một cô bé gấp ngàn con sếu để chiến thắng bệnh tật. Câu 7: Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ hòa bình? a. Trạng thái không có chiến tranh. b. Trạng thái bình thường. c. Trạng thái hiền hòa, yên ả. d. Trạng thái bình thản. Câu 8: Gạch chân dưới những từ đồng nghĩa với từ "hòa bình": bình yên, lặng yên, hiền hòa, thanh bình, bình thản, thái bình, thanh thản, yên tĩnh. Câu 9: Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ đồng âm? a. Bàn chân / chân trời. b. Hàm răng / răng lược. c. Bức tranh / chiến tranh. d. Cổ áo / cổ tay. Câu 10: Em hãy đặt câu với từ “hòa bình” Đề 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Thầy thuốc như mẹ hiền Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi. Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi. Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.” Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ. Suốt đời, Lãn Ông không vương vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:
- Công danh trước mắt trôi như nước, Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương. Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNH Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng . Câu 1: Thầy thuốc trong bài có tên là gì? A.Thượng Hải Lãn Ông B. Hải Thượng Lãn Ông C. Hai Thượng Lan Ông D. Lãn Ông Hải Thượng Câu 2: Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chưa bệnh cho con người thuyền chài là: A. Lãn Ông nghe tin nhưng coi như không nghe thấy gì. B. Lãn Ông biết nhà thuyền chài nghèo nên coi như không biết gì. C. Lãn Ông tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi. D. Lãn Ông nhận tiền và đã chữa khỏi bệnh cho con người thuyền chài. Câu 3: Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông về việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ? A. Ông đã cho người phụ nữ thuốc miễn phí không lấy tiền. B. Ông chỉ cho thuốc cho riêng người phụ nữ đó. C. Ông chỉ cho thuốc một lần, không cho lần thứ hai. D. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Câu 4: Tìm đại từ trong câu: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.” A. người bệnh B. người C. Tôi D. Thầy thuốc Câu 5: Tìm từ trái nghĩa với từ “nhân ái” rồi đặt một câu với từ vừa tìm được Viết câu trả lời của em: Câu 6: Em có suy nghĩ gì về nhân vật Hải Thượng Lãn Ông trong câu truyện trên? Câu 7: Tại sao ông lại từ chối khi được vua tiến cử vào chức ngự y ở trong cung ? A. Vì ông là người không màng danh lợi. B. Vì ông cho rằng chức vị đó quá lớn so với khả năng của ông. C. Vì ông yêu thích cuộc sống tự do. D. Vì ông muốn đi chữa bệnh để có được nhiều tiền hơn. Câu 8: Các từ: Ca nước, làm ca ba, ca mổ, ca vọng cổ là những từ: A. Từ nhiều nghĩa. B. Từ đồng âm. C. Từ đồng nghĩa. Câu 9: Bộ phận vị ngữ trong câu: “Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa.” là những từ ngữ nào?. Viết câu trả lời của em: Câu 10: Em hiểu hai câu thơ dưới đây như thế nào ? “Công danh trước mắt trôi như nước, Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.”
- Đề 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Hoa giấy Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây hoa giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất. Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng, run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa. Dường như chúng không muốn mọi người phải buồn rầu vì chứng kiến cảnh héo tàn. Chúng muốn mọi người lưu giữ mãi những ấn tượng đẹp đẽ mà chúng đã đem lại trong suốt cả một mùa hè: những vồng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc chỉ đôi lần xuất hiện trong những giấc mơ thủa nhỏ Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG Câu 1. Bài văn tả vẻ đẹp của hoa giấy vào mùa nào? A. Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa đông Câu 2. Đặc điểm nổi bật khiến hoa giấy khác nhiều loài hoa là gì? A. Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, rụng xuống vẫn tươi nguyên B. Hoa giấy đẹp một cách giản dị. C. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. D. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá. Câu 3. Mỗi cánh hoa giấy khác một chiếc lá ở điểm nào? A. mỏng manh B. rực rỡ sắc màu C. mỏng mảnh, rực rỡ sắc màu D. mỏng tang Câu 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả? A. So sánh B. So sánh và nhân hóa C. Nhân hóa Câu 5. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng ghi Đ hay sai ghi S. Thông tin Trả lời Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Hoa giấy sắp rụng khi cánh hoa chuyển sang màu vàng úa. Hoa giấy đẹp một cách rực rỡ. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá. Câu 6. Viết 2 hình ảnh được dùng so sánh có trong đoạn 3 của bài đọc . . Câu 7. Trong bài có mấy từ chỉ màu sắc? A. 3 từ B. 4 từ C. 5 từ Câu 8. Dòng nào dưới đây là cặp từ đồng âm A. tươi đẹp/ xinh đẹp B. cánh chim/ cánh hoa C. hạt đậu/ chim đậu trên cành
- Câu 9. Chủ ngữ trong câu văn: “Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước.” là: A. Cả vòm cây lá B. Cả vòm cây lá chen hoa C. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm Câu 10. Có thể thay từ “giản dị” trong câu “Hoa giấy đẹp một cách giản dị” bằng từ nào? Viết lại câu đó.