Đề ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 1 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Câu 1 (0.5 điểm): Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?

A. 4 bữa tiệc.                                                          B. 5 bữa tiệc.

C. 6 bữa tiệc.                                                         D. 7 bữa tiệc.

Câu 2 (0.5 điểm): Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.

B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.

C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.

D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.

Câu 3 (0.5 điểm): Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.

B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

C. Viết thiếp mời giúp chị em.

D. Làm giúp mấy chị em món bún chả.

docx 10 trang Diễm Hương 15/04/2023 7480
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 1 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_giua_hoc_ki_2_tieng_viet_lop_5_de_so_1_co_huong_da.docx

Nội dung text: Đề ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 1 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – ĐỀ SỐ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 5 Thời gian làm bài: 60 phút MỤC TIÊU ✓ Học sinh rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản. ✓ Học sinh ôn tập về từ đồng nghĩa, câu ghép, từ nhiều nghĩa, quan hệ từ, phép so sánh ✓ Học sinh rèn luyện cách viết bài văn. A – ĐỌC THẦM MỪNG SINH NHẬT BÀ Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả. Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy. Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm. Theo Cù Thị Phương Dung
  2. B – DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, CHỌN Ý TRẢ LỜI ĐÚNG (7.0 điểm) Câu 1 (0.5 điểm): Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu? A. 4 bữa tiệc.B. 5 bữa tiệc. C. 6 bữa tiệc.D. 7 bữa tiệc. Câu 2 (0.5 điểm): Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà? A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật. B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà. C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà. D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui. Câu 3 (0.5 điểm): Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà? A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc. B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật. C. Viết thiếp mời giúp chị em. D. Làm giúp mấy chị em món bún chả. Câu 4 (0.5 điểm): Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui? A. Vì hôm đó bà rất vui.B. Vì hôm đó các cháu rất vui. C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui. Câu 5 (0.5 điểm): Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm? A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả. B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật. C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui. D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà. Câu 6 (1.0 điểm): Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì về tình cảm của những người thân trong gia đình? . . . . . . .
  3. Câu 7 (1.0 điểm): Chuyển hai câu dưới đây thành một câu ghép. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy. . . . . Câu 8 (0.5 điểm): Trong đoạn văn dưới đây có bao nhiêu hình ảnh so sánh? Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”. A. 2 hình ảnh so sánh.B. 3 hình ảnh so sánh. C. 4 hình ảnh so sánh.D. 5 hình ảnh so sánh. Câu 9 (1.0 điểm): Điền quan hệ từ vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau: a. Những cái bút ___ tôi không còn mới ___vẫn tốt. b. Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh ___ máy bay ___ kịp cuộc họp ngày mai. c. ___ trời mưa to ___nước sông dâng cao. d. ___ cái áo ấy không đẹp ___ nó là kỉ niệm của những ngày chiến đấu. Câu 10 (1.0 điểm): Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa? Đánh dấu tích vào ý đúng: 1. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. 2. Bà thường dặn chúng tôi rằng phải suy nghĩ cho chín rồi mới nói ra. 3. Tổ 5 của em có tất cả chín thành viên. Từ chín trong câu 1 với từ chín trong câu 3 là từ nhiều nghĩa. Từ chín trong câu 1 với từ chín trong câu 2 là từ nhiều nghĩa. Từ chín trong câu 1 với từ chín trong câu 3 đồng âm với từ chín trong câu 2. Từ chín trong câu 1 với từ chín trong câu 2 đồng âm với từ chín trong câu 3.
  4. C – KIỂM TRA VIẾT (3.0 điểm) Chọn một trong các đề sau: 1. Tả người bạn thân ở trường của em. 2. Tả em bé đang tuổi tập đi tập nói. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . HẾT
  5. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT 1. D 2. D 3. B 4. D 5. C 8. B A – ĐỌC THẦM B – DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, CHỌN Ý TRẢ LỜI ĐÚNG Câu 1 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài đọc Mừng sinh nhật bà Cách giải: Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả. Chọn D. Câu 2 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài đọc Mừng sinh nhật bà Cách giải: Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Chọn D. Câu 3 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài đọc Mừng sinh nhật bà Cách giải: Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chọn B. Câu 4 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài đọc Mừng sinh nhật bà Cách giải: Dữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui cả nhà cùng vui: bà vui vì nhận các cháu đã làm bữa tiệc sinh nhật cho mình, mấy chị em vui vì đã làm bà vui và và thấy mình đều đã lớn thêm. Chọn D.
  6. Câu 5 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài đọc Mừng sinh nhật bà Cách giải: Mấy chị em cảm thấy mình đã biết quan tâm đến bà, làm cho bà vui bằng cách tổ chức bữa tiệc sinh nhật cho bà. Chọn C. Câu 6 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài học Mừng sinh nhật bà Cách giải: Trong gia đình, mọi người phải biết quan tâm đến nhau. Mặc dù là những việc làm nhỏ, có thể chưa hoàn hảo nhưng quan trọng là biết thể hiện sự quan tâm với nhau. Món quà của mấy chị em tuy chưa hoàn hảo nhưng vẫn khiến cho bà rất vui. Câu 7 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài đọc Câu đơn, Câu ghép Cách giải: Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy. => Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy. => Ngày sinh nhật hằng năm của bà, mặc dù con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy. Câu 8 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài học Biện phép so sánh Cách giải: Hình ảnh so sánh: - Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác. - Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. - Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận Chọn B. Câu 9 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài học Quan hệ từ
  7. Cách giải: a. Những cái bút của tôi không còn mới nhưng vẫn tốt. b. Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh bằng máy bay để kịp cuộc họp ngày mai. c. Vì trời mưa to nên nước sông dâng cao. d. Mặc dù cái áo ấy không đẹp nhưng nó là kỉ niệm của những ngày chiến đấu. Câu 10 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài học Từ đồng nghĩa, Từ nhiều nghĩa Cách giải: 1. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. 2. Bà thường dặn chúng tôi rằng phải suy nghĩ cho chín rồi mới nói ra. 3. Tổ 5 của em có tất cả chín thành viên. Từ chín trong câu 1 với từ chín trong câu 3 là từ nhiều nghĩa. Từ chín trong câu 1 với từ chín trong câu 2 là từ nhiều nghĩa. Từ chín trong câu 1 với từ chín trong câu 3 đồng âm với từ chín trong câu 2. Từ chín trong câu 1 với từ chín trong câu 2 đồng âm với từ chín trong câu 3. C – KIỂM TRA VIẾT 1. Tả người bạn thân ở trường của em. Dàn ý A. MỞ BÀI: Giới thiệu về người bạn thân mà em muốn miêu tả. B. THÂN BÀI: * Miêu tả về người bạn thân: - Chiều cao, cân nặng của bạn ấy là bao nhiêu? - Kích thước cơ thể của bạn ấy có cân đối không? Có gì đặc biệt nổi bật so với các bạn cùng lứa tuổi không? - Bạn ấy để kiểu tóc gì? Có thường xuyên thay đổi không? - Khuôn mặt bạn ấy có dáng gì? (tròn xoe, chữ điền, trái xoan, thon dài ). - Đôi mắt của bạn ấy có màu gì? Hình dáng ra sao? Bạn ấy có phải đeo kính cận không? - Nụ cười của bạn ấy có gì đặc biệt? (răng khểnh, lúm đồng tiền, tiếng cười giòn tan ).
  8. - Trang phục đi học, đi chơi của bạn ấy có gì đặc biệt? * Miêu tả hoạt động và tính cách của người bạn thân: - Người bạn ấy có tính cách như thế nào? (chăm chỉ, tốt bụng, ngoan ngoãn, cá tính ). - Tính cách ấy được thể hiện qua những hoạt động, thói quen nào? - Tính cách ấy được những người xung quanh nhận xét ra sao? Có yêu thích không? - Em thích nhất điều gì ở tính cách của người bạn ấy? * Một vài kỉ niệm, hoặc hoạt động chung của hai người khiến em nhớ mãi: - Kỉ niệm đó xảy ra khi nào? Ở đâu? - Cảm xúc của em sau sự việc đó? C. KẾT BÀI: - Tình cảm của em dành cho người bạn thân. - Kì vọng, mong muốn của em dành cho tình bạn của hai người. Bài văn tham khảo Khi ở nhà chúng ta có chị em để chia sẻ và chơi đùa cùng nhưng khi đến trường thì người bên cạnh chúng ta là bạn bè. Em có rất nhiều bạn từ ngày còn học mẫu giáo, trong đó người mà em thân thiết nhất là Hưng, bạn học cùng với em từ năm lớp 1. Em quen Hưng từ ngày chúng em còn học mẫu giáo vì nhà Hưng gần nhà em. Tuy nhiên đến năm học lớp 1, chúng em mới học chung. Ấn tượng ban đầu về Hưng là bạn ấy rất hiền, ít nói nhất lớp nhưng cao lớn nhất lớp. Hưng có mái tóc xoăn tít rất đặc biệt, mái tóc chẳng bao giờ nhuộm nhưng lại nâu nâu. Khuôn mặt Hưng vuông bởi vầng trán rộng và chiếc cằm to.Mọi người trong lớp em thường trêu Hưng là Hưng “mun” vì bạn ấy có làn da khá đen. Thế nhưng Hưng lại có đôi mắt rất đẹp. Đôi mắt bạn to và tròn, cộng với đôi lông mày rậm khiến gương mặt bạn dễ mến làm sao. Hưng ít khi nói chuyện, vào lớp bạn ấy chỉ im lặng nghe cô giáo giảng hoặc làm bài tập. Trước đó em rất thắc mắc vì sao Hưng lại không thích chơi cùng mọi người. Sau đó em mới hiểu không phải Hưng không muốn chơi cùng mà vì Hưng còn phải làm bài tập, rồi học thuộc bài trên lớp. Về nhà bạn ấy rất bận rộn. Hưng phải phụ mẹ buôn bán tạp hóa và trông em. Vậy mà bạn ấy lại là học sinh giỏi của lớp em. Bạn học tốt nhất là môn tiếng Anh. Năm ngoái Hưng còn được chọn đi thi học sinh giỏi cấp thành phố nhưng không may Hưng bị bệnh không thể đi được. Hưng không tham gia các phong trào văn nghệ của lớp, bù lại bạn ấy rất giỏi thể thao, bạn ấy được tuyển vào đội bóng đá thiếu nhi của trường em. Em thích nhất ở
  9. Hưng việc bạn ấy rất tốt bụng. Bạn hay giúp đỡ những bạn học yếu khác mà không cần trả công. Mỗi ngày Hưng đi sớm nhất để trực nhật thay các bạn. Việc tưới hoa hay nhổ cỏ vườn hoa lớp Hưng đều lặng lẽ làm. Hưng giúp em rất nhiều trong học tập, những ngày em bị bệnh nghỉ học, bạn là người chép bài giúp em. Bạn luôn giành xách cặp cho em vì bạn bảo em nhỏ, ốm yếu. Đồ chơi của em bị hư đều do Hưng sửa lại. Em quý bạn nên có gì ngon em đều mang đến nhà cho bạn. Nhờ có Hưng bên cạnh nên em chưa bao giờ bị bạn lớn hơn bắt nạt. Em rất quý người bạn này của em. Em sợ sau này khi lớn lên em sẽ không thể học cùng bạn nữa. Em chỉ mong ước được đi học cùng bạn mỗi ngày. Em thầm cảm ơn Hưng đã cho em nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. 2. Tả em bé đang tuổi tập đi tập nói. Dàn ý A. MỞ BÀI: Giới thiệu em bé định tả, em bé có mối quan hệ gì với em? B. THÂN BÀI * Tả bao quát - Em bé bao nhiêu tuổi? (tầm 2 tuổi hoặc 24 tháng, ) - Em bé là bé trai hay bé gái? - Tên em bé là gì? * Tả chi tiết - Tả ngoại hình: + Gương mặt: bầu bĩnh, đáng yêu, hai má ửng đỏ. + Đôi mắt: long lanh, to tròn. + Miệng: như nụ hồng chúm chím, khi cười để lộ má núm đồng tiền vô cùng dễ mến. + Quần áo: bé mặc một chiếc áo dài truyền thống. - Tả tính tình: + Bé rất hay cười. + Em rất ngoan, ai bế cũng được. + Gặp ai bé cũng vẫy vẫy tay ra vẻ chào. + Em rất thích kẹo, nhìn thấy kẹp là chạy ngay tới xin. + Được ai thơm má bé đều quay lại mở to đôi mắt rồi vẫy tay tỏ vẻ vui mừng.
  10. - Tả hoạt động: + Đang tuổi tập nói nên thi thoảng bé phát ra những âm gọi non nớt: “mẹ mẹ” + Bé mới biết đi nên thi thoảng còn hay ngã, cần người lớn phải dắt. + Dáng bé bước đi nghiêng ngả trông rất đáng yêu. + Thi thoảng đi mệt bé lại ngồi phịch xuống đất, huơ huơ tay đòi mẹ ra bế. + Tay chân bé lúc nào cũng hoạt động, dường như bé không thể ngồi im được. - Kể lại kỉ niệm hoặc ấn tượng về em bé: C. KẾT BÀI: Nêu cảm nghĩ của em về bé. Bài văn tham khảo Mỗi chúng ta đều phải trải qua những giai đoạn trưởng thành khác nhau và một trong những mốc quan trọng nhất của con người là ở độ tuổi tập đi, tập nói. Và bé Nam, em trai của em cũng đang trải qua giai đoạn quan trọng này. Bé Nam năm nay đã hơn hai tuổi rồi. Mẹ đã để cho em kiểu tóc trái đào rất dễ thương. Em có đôi mắt bi ve to tròn lúc nào cũng mở to nhìn mọi vật một cách hiếu kì. Cặp má hồng phúng phính như hai chiếc bánh bao trắng trắng mềm mềm càng tăng vẻ dễ thương cho em. Đôi môi em chúm chím lúc nào cũng bập bẹ tập nói. Tiếng nói cười bi bô vang khắp cả nhà, trở thành liều thuốc tinh thần cho mọi người sau những giờ làm việc vất vả. Em rất hay cười và đặc biệt hiếu kì với mọi thứ xung quanh. Gặp cái gì lạ, cái gì vui em đều thích thú muốn cầm lấy mà chẳng sợ thứ gì. Đôi bàn tay mũm mĩm vươn ra như muốn nắm lấy tất cả mọi thứ. Đôi chân mới tập đi chập chững đi tới đi lui trong nhà. Nam tuy chưa đi vững nhưng em rất thích thú mỗi đi được bước đi trên sân. Cứ mỗi buổi chiều đến, Nam đều đi loanh quanh trong sân chờ đón mọi người về. Vừa bước vào đến cổng, em đã thấy một cậu bé vừa cười vừa lon ton chạy đến bên mình. Khi chạy đến bên em, Nam có vấp ngã một lần. Em lăn ra đất có vẻ rất đau nhưng lại không khóc và tiếp tục đứng lên đi từng bước, từng bước chập chững nhào vào lòng em. Ôm cục bông trắng mềm trong tay, em cảm thấy rất hạnh phúc. Khi nhận được cây kẹo chúc mừng cho sự cố gắng của mình, Nam cười khúc khích. Đôi mắt to tròn của em sáng lấp lánh, đôi môi chúm chím bập bẹ nói hai từ “cảm ơn” sao mà đáng yêu đến vậy! Em rất yêu quý Nam và mong em có thể lớn thật nhanh để cùng em chơi đùa, chạy nhảy và đi đến mọi nơi trên trái đất.