Đề ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 5 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Câu 1 (0.5 điểm): Đặc điểm chung của những cái ao làng là gì?

    A. Có nước trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng.

    B. Có gió đùa giỡn lá sen xanh bồng bềnh trên mặt nước.

    C. Là tấm gương phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê.

    D. Mọi gia đình ở vùng quê đều có ao.

Câu 2 (0.5 điểm): Vì sao tác giả lại cho rằng: “Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao…”?

    A. Vì nếu không có cầu ao thì không thể lấy được nước ao đem về.

    B. Vì cầu ao là cái dấu nối tình làng nghĩa xóm thân thương.

    C. Vì cầu ao có hai cái duỗi xuyên qua hai cọc tre rất đặc biệt.

    D. Vì tấm gương phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê.

docx 10 trang Diễm Hương 15/04/2023 9020
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 5 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_giua_hoc_ki_2_tieng_viet_lop_5_de_so_5_co_huong_da.docx

Nội dung text: Đề ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 5 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – ĐỀ SỐ 5 MÔN: TIẾNG VIỆT 5 Thời gian làm bài: 60 phút MỤC TIÊU ✓ Học sinh rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản. ✓ Học sinh ôn tập về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, quan hệ từ, phép so sánh, nhân hóa ✓ Học sinh rèn luyện cách viết bài văn. A – ĐỌC THẦM CÁI AO LÀNG Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng. Qua nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt toả bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ; cho trâu bò đên nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy đuôi xua ruồi muỗi, mắt khép hờ lim dim Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao bắc bằng tấm ván có duỗi xuyên ngang lỗ hai cọc tre cứng đóng chắc nhô lên khỏi mặt ao. Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương. Nơi người già, người trẻ gặp nhau thường ngày bên cầu ao hoặc bờ ao bày tỏ câu tâm tình, bầu bạn chuyện nhà chuyện làng xóm. Cầu ao là nơi cọ, rửa, tắm, giặt, gánh nước, tưới cho hoa màu, cây quả ở vườn nhà. Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về. Có trưa nắng, tôi vo áo gối đầu nằm thiu thiu ngủ dưới bóng cây bên bờ ao nghe tiếng cá quẫy và tiếng sáo diều vo ve, lơ lửng trên trời cao xanh ngắt. Ơi, cái ao làng thân yêu gắn bó với tôi như làn khói bếp chiều toả vờn mái rạ, khóm khoai nước bên hàng rào râm bụt, tiếng lợn ỉ eo cậy chuồng, rịt mũi vòi ăn. Cái ao làng chứa chan tình quê những ngày thơ ấu tôi từng nằm võng với mẹ tôi, ôm tôi vào lòng, chầm bập vỗ về rót vào tâm hồn trong trắng, thơ ngây của tôi lời ru nồng nàn, thiết tha, mộc mạc: Con cò mày đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Vũ Duy Huân 1
  2. B – DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, CHỌN Ý TRẢ LỜI ĐÚNG (7.0 điểm) Câu 1 (0.5 điểm): Đặc điểm chung của những cái ao làng là gì? A. Có nước trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. B. Có gió đùa giỡn lá sen xanh bồng bềnh trên mặt nước. C. Là tấm gương phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê. D. Mọi gia đình ở vùng quê đều có ao. Câu 2 (0.5 điểm): Vì sao tác giả lại cho rằng: “Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao ”? A. Vì nếu không có cầu ao thì không thể lấy được nước ao đem về. B. Vì cầu ao là cái dấu nối tình làng nghĩa xóm thân thương. C. Vì cầu ao có hai cái duỗi xuyên qua hai cọc tre rất đặc biệt. D. Vì tấm gương phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê. Câu 3 (0.5 điểm): Vì sao tác giả lại cho rằng: “Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nốì tình làng, nghĩa xóm thân thương.”? A. Vì mọi người trong làng xóm đều dùng nước ở ao. B. Vì cầu ao do tất cả dân làng xây dựng lên. C. Vì các cầu ao chung một dòng nước. D. Vì cầu ao là nơi mọi ngưòi vừa làm việc vừa chia sẻ tâm tình, bàn chuyện nhà chuyện làng xóm. Câu 4 (0.5 điểm): Câu: “Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.” thuộc kiểu câu gì? A. Câu kể Ai là gì?B. Câu kể Ai làm gì?C. Câu kể Ai thế nào? Câu 5 (0.5 điểm): Câu dưới đây có bao nhiêu vế câu? Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về. A. Hai vế câu.B. Ba vế câu. C. Bốn vế câu.D. Năm vế câu. Câu 6 (1.0 điểm): Em hãy nêu ý nghĩa của bài đọc? . . . . 2
  3. Câu 7 (0.5 điểm): Tìm và gạch dưới quan hệ từ rồi cho biết chúng biểu thị quan hệ gì? a. Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn. → Biểu thị quan hệ: b. Sở dĩ cuối năm Châu phải thi lại vì bạn không chịu khó học tập. → Biểu thị quan hệ: Câu 8 (0.5 điểm): Từ cờ trong câu “Cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước ta” đồng âm với từ cờ trong câu nào dưới đây: A. Cứ đến ngày mùng 2 tháng 9, cờ đỏ lại bay phấp phới khắp các con phố, quãng đường. B. Mẹ mới mua một lá cờ để treo vào ngày quốc khánh. C. Nhìn từ trên cao, những thửa ruộng trông y như những ô bàn cờ. D. Cái cờ này khi đội tuyển Việt Nam thi đấu có thể mang đi cổ vũ. Câu 9 (1.0 điểm): Dựa vào nghĩa của tiếng nhân, xếp các từ trong ngoặc đơn thành hai nhóm. Sau đó đặt hai câu với mỗi nhóm từ vừa tìm được (mỗi nhóm một câu). nhân loại, nhân đức, nhân dân, nhân ái, nhân vật, nhân hậu - Nhân: có nghĩa là người. . . - Nhân: có nghĩa là lòng thương người. . . Câu 10 (1.5 điểm): Sử dụng các biện pháp tu từ nhân hoác hoặc so sánh viết lại các câu sau: a. Con voi đang uống nước. . . b. Những con dế kêu trong vườn. . . c. Sóng vỗ rì rào vào bờ cát. . . 3
  4. C – KIỂM TRA VIẾT (3.0 điểm) Chọn một trong các đề sau: 1. Tả một loài hoa mà em thích. 2. Tả một cây cổ thụ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . HẾT 4
  5. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT 1. C 2. B 3. D 4. A 5. B 8. C A – ĐỌC THẦM B – DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, CHỌN Ý TRẢ LỜI ĐÚNG Câu 1 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài đọc Cái ao làng Cách giải: Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng. Chọn C. Câu 2 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài đọc Cái ao làng Cách giải: Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương. Nơi người già, người trẻ gặp nhau thường ngày bên cầu ao hoặc bờ ao bày tỏ câu tâm tình, bầu bạn chuyện nhà chuyện làng xóm. Cầu ao là nơi cọ, rửa, tắm, giặt, gánh nước, tưới cho hoa màu, cây quả ở vườn nhà. Chọn B. Câu 3 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài đọc Cái ao làng Cách giải: Tác giả lại cho rằng: “Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nốì tình làng, nghĩa xóm thân thương.” vì cầu ao là nơi mọi ngưòi vừa làm việc vừa chia sẻ tâm tình, bàn chuyện nhà chuyện làng xóm. Chọn D. Câu 4 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài đọc Cái ao làng Cách giải: Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng. => Câu Ai là gì? Chọn A. Câu 5 (TH): 5
  6. Phương pháp: Căn cứ nội dung bài đọc Cái ao làng Cách giải: Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về. Chọn C. Câu 6 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài học Cái ao làng Cách giải: Nội dung bài đọc: Tình cảm của tác giả với ao làng hay cũng chính là tình cảm của tác giả với quê hương, nơi có những kí ức tuổi thơ, kí ức về người thân, kí ức về gia đình. Câu 7 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài học Quan hệ từ Cách giải: a. Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn. → Biểu thị quan hệ tăng tiến. b. Sở dĩ cuối năm Châu phải thi lại vì bạn không chịu khó học tập. → Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả. Câu 8 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài học Từ đồng âm Cách giải: Từ “cờ” trong câu “Cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước ta” có nghĩa là vật làm bằng vải, lụa, . có kích cỡ, hình dáng, màu sắc nhất định, nhiều khi có hình tượng trưng, dùng làm hiệu cho một nước, một tổ chức chính trị, xã hội, hoặc để báo hiệu. Từ “cờ” trong câu “Nhìn từ trên cao, những thửa ruộng trông y như những ô bàn cờ.” có nghĩa là trò chơi dùng những quân (gọi là quân cờ) dàn ra trên một bàn kẻ ô theo những quy tắc nhất định, thường phân thành hai bên đối địch để tranh phần thắng => Từ “cờ” ở hai trường hợp này đồng âm với nhau. Chọn C. Câu 9 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài học Từ nhiều nghĩa, Từ đồng âm 6
  7. Cách giải: - Nhân có nghĩa là người gồm có: nhân loại, nhân dân, nhân vật. - Nhân có nghĩa là lòng thương người: nhân đức, nhân ái, nhân hậu. Câu 10 (TH): Phương pháp: Căn cứ nội dung bài học Biện pháp nhân hóa, Biện pháp so sánh. Cách giải: a. Con voi đang uống nước. - Bác voi sung sướng uống dòng nước ngọt lành. - Chú voi con hớn hở theo mẹ ra dòng suối uống nước. b. Những con dế kêu trong vườn. - Những chú dế hát vang bản hòa ca bất tận từ trong khu vườn nhỏ. - Dàn đồng ca của những chú dế mang đến cho khu vườn những âm thanh tuyệt vời. c. Sóng vỗ rì rào vào bờ cát. - Từng con sóng vỗ rì rào vào bờ cát như đang kể những câu chuyện từ xa xưa. - Từng đợt sóng tình nghịch xô đẩy nhau vào bờ cát trắng. 7
  8. C – KIỂM TRA VIẾT 1. Tả một loài hoa mà em thích. Dàn ý A. MỞ BÀI: Giới thiệu về cây hoa nhài mà muốn miêu tả: - Cây hoa nhài đó được trồng ở đâu? Nó được trồng trực tiếp trên đất hay được trồng trong chậu? - Cây hoa nhài đó do ai trồng/mua/tặng? Nó có từ khi nào? Đã nhiều tuổi hay chưa? - Đánh giá của em về cây hoa nhài đó? (xinh đẹp, đáng yêu, ) B. THÂN BÀI * Miêu tả cây hoa nhài: - Cây hoa nhài từ một gốc chính sẽ mọc ra các cành, các nhánh lớn. - Các cành, các nhánh thường mọc ra ngay từ sát gốc, nên có cảm giác như có rất nhiều thân cây mọc sát nhau tạo thành bụi cây. - Thân, cành cây hoa nhài nhỏ như ngón tay, rất cứng, được bao bọc bởi lớp vỏ nâu xám. - Các nhánh phía trên của cây nhỏ như que tăm nhưng vẫn rất dẻo dai. - Cây hoa nhài có số lượng cành con và nhánh rất nhiều, đến mức tạo thành một tán dày đặc. - Lá nhài có hình dáng như lá mồng tơi, to bằng chiếc thìa và mỏng tanh, hơi cong cong. * Miêu tả bông hoa nhài: - Hoa nhài lúc còn là nụ to như hạt đậu, tròn mũm mĩm. - Khi nở, hoa to như cái muỗng của em bé, màu trắng tinh khiết. - Hoa nhài có rất nhiều cành, cánh hoa nhỏ xíu, dày và mềm mại, xếp sát nhau. - Hoa nhài có mùi thơm nồng nàn, nhưng rất tinh khiết, hấp dẫn vô cùng. C. KẾT BÀI Tình cảm của em dành cho cây hoa nhài. Bài văn tham khảo Trên bờ tường cạnh sân và góc vườn, bố em đặt một chậu nhài. Cái chậu men Bát Tràng khá to và đẹp. Cây nhài sống một cách thảnh thơi, yên bình. Nó chẳng hề bị cây cỏ nào chen lấn. Đất bùn ao phơi khô đập tơi, trộn lẫn với cám và phân lân, là nguồn sống phong lưu, no đủ của nó. Nước vo gạo pha loãng, nước luộc ốc, mẹ vẫn đem tưới tắm cho nhài. Cuối xuân đầu hè, lá nhài xanh biếc, xanh rờn một màu ngọc bích. Cành lá sum sê reo lên cùng gió xuân và nắng xuân. Rồi nhài chúm chím nụ hoa, tròn xinh, phơn phớt trắng như những chiếc cúc bạch ngọc bằng hạt đỗ, hạt ngô nếp non. Hàng trăm nụ hoa như thì thầm trong 8
  9. mưa xuân, mưa bụi. Chỉ ba, bốn ngày sau, hoa nhài hé nở, như mỉm cười làm duyên. Trong nắng xuân chan hòa, hàng trăm bông nhài xoè cánh trắng nõn, phô sắc khoe hương. Một vẻ đẹp trinh trắng tinh khôi tỏa ra, quyến rũ đàn một bướm mê say từ sáng sớm đến chiều tối. Hương nhài khổng diu dịu như hương hoa ngâu, hoa mộc, không ngan ngát thoang thoảng hoa sen. Hương nhài thơm một cách nồng nàn, quyến rũ. Ai đã từng ngắm hoa nhài trong đêm trăng thu mới thấy hết vẻ đẹp tuyệt vời của nó. Hoa nhài ngậm sương, ánh trăng lay động, tường như đàn bướm trắng đang xoè cánh bay lượn. Ông nội em vẫn hái hoa nhài ướp chè. Một nhúm chè loại một, hai, ba bông nhài tươi, ông nội đã có một ấm chè ngon và thơm tiếp bạn, đãi khách quý đến chơi. Trăng tàn, trăng lặn, hoa nhài cũng tàn dần. Mùa trăng sau, nhài lại nở hoa và dâng hương. Em vẫn thấp thỏm đợi chờ. Nhài nở hoa giữa mùa trăng cho ngôi nhà thêm đẹp. 2. Tả một cây cổ thụ. Dàn ý A. MỞ BÀI: Giới thiệu cây muốn tả (cây đa). - Cây do ai trồng? - Trồng ở đâu? Được bao lâu rồi? B. THÂN BÀI: * Tả chi tiết đặc điểm cây đa: - Cây đa hơn một trăm tuổi rồi. - Nhìn từ xa cây đa sừng sững như một chiếc ô lớn che mát cả một khoảng đất rộng. - Thân cây to đến nỗi bốn năm người ôm không xuể. - Những vết khắc cùng những u những bướu nhô lên bên trên thân cây là dấu ấn thời gian của cả một thế kỷ đã trôi qua. - Mọc ra từ thân là cành cây khẳng khiu mọc đầy lá xanh chĩa ra các phía. - Tán lá cây mọc đan xen nhau tạo thành một mảng xanh um trông thật thích mắt. - Lá đa hình bầu dục to như cái quạt ba tiêu. Em thường ngắt mấy cái lá đa làm thành con trâu lá đa- món đồ chơi tuổi thơ của biết bao thế hệ. - Từ đầu cành cây rủ xuống là chiếc rễ dài như sợi dây thừng. - Rễ đa to như những con rắn bò ngoằn ngoèo trên nền đất. * Ý nghĩa và kỉ niệm về cây đa: - Cây đa đã tồn tại và chứng kiến biết bao biến cố thăng trầm của quê hương qua hàng thế kỉ. 9
  10. - Ông em kể lại rằng, ngày xưa, cứ mỗi lần ra quân, các bà các mẹ lại bịn rịn tạm biệt người chồng, người cha, người con lên đường tòng quân đánh giặc. - Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình thì gốc đa là nơi sinh hoạt của người dân làng quê. Các bác nông dân sau một ngày làm đồng vất vả ngồi dưới gốc đa uống miếng nước, bàn câu chuyện nhà nông. Bọn trẻ con chúng em coi gốc đa như một căn cứ để tụ tập chơi bắn đi, nhảy dây, chơi chắt chơi chuyền - Dưới bóng mát của cây đa, con trâu đen thảnh thơi đủng đỉnh nhai mấy bó cỏ non. C. KẾT BÀI: Nêu cảm nghĩ về cây đa Bài văn tham khảo Ở cạnh sân đình của làng em có một cây đa sừng sững không biết có từ bao giờ. Em chỉ biết rằng nó rất cao to và tỏa bóng mát rợp cả một góc sân. Người dân làng em vẫn bảo đó là cây chở che cho làng em. Cây đa sừng sững như một người khổng lồ đang hiên ngang chễm chệ ngay giữa đường. Cây đa nằm sát mặt đường, bên dưới là cái giếng làng và sân đình. Mọi người vẫn bảo cây đa giếng nước và sân đình thường đi liền với nhau. Thân của cây đa rất to, phải 5, 6 người ôm mới xuể được. Vỏ của thân cây xù xì chứ không trợn mịn và bằng phẳng, vì thỉnh thoảng còn nhô lên một số u mà người ta liên tưởng đến những ung nhọt mọc trên thân cây. Ấn tượng nhất là bộ rễ như một đàn trăn bò lổm nhổm trên mặt đất. Đây được xem là nơi ngồi hóng gió của người dân quê em. Rễ đa to và tài bò trên đất tưởng chừng như sắp bật ra. Nhưng mà nó lại bám rất sâu, nhiều trận bão đi qua nhưng vẫn không quật ngã được loại cây kiên cố như thế nào. Những tán lá to và xòe ra khắp nơi với vô vàn nhánh nhỏ chi chít em không đếm được. Trên những cành cây đó là những chiếc lá to và dày, có một số chiếc lá như cái quạt mo của bà em vẫn quạt. Lá nào lá nấy chắc nịch và rất khó có thể rơi rụng khi gió thổi qua. Trừ khi gió quá mạnh thì những chiếc lá mới theo gió rơi xuống. Bọn em vẫn thường nhặt lá đa đem về nhà viết thơ lên đó hoặc để ngồi đánh chuyền ngay dưới gốc đa luôn. Cây đa đã trở thành biểu tượng của làng em, có nó làng em trông đẹp hơn và văn minh hơn. Mọi người vẫn bảo làng nào cũng nên có cây đa để bảo vệ cho làng và giữ gìn truyền thống làng lâu năm. Mọi người ai đi đâu làm ăn xa cũng thường xuyên ghé về thăm quê và không ngớt khen cây đa càng ngày càng đồ sộ hơn. Nhiều người đã có những kỉ ức tuổi thơ đẹp dưới cây đa, bên cạnh giếng nước và sân đình này. 10