Đề ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 3 (Có đáp án)

I – Kiểm tra đọc: (10 điểm )

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm)

Đọc bài văn sau:

TIẾNG ĐỒNG QUÊ

Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những đóa hoa đỏ hồng, làm sáng bừng lên một góc trời, tiếng đàn chim sáo về ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu… Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có chuyện riêng của mình giữ mãi trong lòng nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, cũng lắm lời, bất chấp bạn có lắng nghe hay không.

Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi, xanh um một màu lá mướt của ngô xen đỗ xen cà, lại có tiếng chim khác. Nó khoan thai, dìu dặt như ngón tay thon thả búng vào dây đàn thập lục, nảy ra tiếng đồng tiếng thép lúc đầu vang to sau đó nhỏ dần rồi tắt lịm. Đó là con chim vít vịt. Nó cứ vang lên như tha thiết, gọi một người nào, mách một điều gì giữa bầu trời trong sáng vừa được rửa sạch sớm nay.

Khác thế bắt đầu nắng lên, tiếng con chim này mới khắc khoải làm sao. Nó thổn thức, da diết. Đó là con chim tu hú. Nó kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, niềm ngọt ở lại. Nó thèm khát cái gì nhỉ mà năm nào nó cũng phải gọi xa gọi gần thế?

Con chào mào lích tích, chí chóe. Con sơn ca vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất, đó là tiếng hót không có gì có thể so sánh. Con diều hâu màu nâu lợn như một chiếc tàu lợn thể thao trong im lặng làm ớn lạnh cả đàn gà con. Còn cánh cò thì họa hoằn mới cất lên một tiếng thì dài vang tít vào vô tận, thẳm sâu, mà đôi cánh cứ chớp mãi không đuổi kịp.

Đồng quê yên ả. Đồng quê yêu thương. Có bao nhiêu là tiếng nói, tiếng gọi ta về sống lại một thời thơ ấu êm đềm, dù cho ta ở một phương trời nào xa lắc. Rồi ta tự lắng nghe trong lòng ta những tiếng đồng quê thân thương ấy cứ cất lên vô hình trong sâu thẳm tim ta… Ôi khúc nhạc muôn đời. Tim ta ơi, phải thế không?

Theo B¨ng S¬n.

Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng hoặc điền câu trả lời vào chỗ trống:

Câu 1 (0,5 đ)Tác giả miêu tả tiếng đồng quê vào mùa nào?

  1. Mùa xuân b. Mùa thu c. Mùa hè

Câu 2 (0,5 đ) Câu nào cho biết cây gạo làm thay đổi cảnh làng quê?

  1. Cây gạo đứng ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê.
  2. Cây gạo bắt đầu bật ra những chùm hoa đỏ hồng.
  3. Hoa gạo làm sáng bừng một góc trời quê.

Câu 3 (0,5 đ)Dòng nào nêu đúng âm thanh ở đồng quê được miêu tả trong bài?

  1. Tiếng mõ trâu lốc cốc về chuồng, tiếng chim sáo vi vu, tiếng thoi dệt vải lách cách.
  2. Tiếng mấy bà đi chợ râm ran, tiếng học sinh ríu rít tan trường, tiếng đàn ca, tiếng, tiếng đàn gà con líu ríu.
  3. Tiếng đàn chim sáo ríu rít, tiếng chim vịt khoan thai dìu dặt, tiếng chim tu hú khắc khoải, tiếng chào mào lích rích, tiếng sơn ca lảnh lót.
docx 7 trang Đường Gia Huy 25/05/2024 1360
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_h.docx

Nội dung text: Đề ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 3 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 3 I – Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm) Đọc bài văn sau: TIẾNG ĐỒNG QUÊ Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những đóa hoa đỏ hồng, làm sáng bừng lên một góc trời, tiếng đàn chim sáo về ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có chuyện riêng của mình giữ mãi trong lòng nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, cũng lắm lời, bất chấp bạn có lắng nghe hay không. Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi, xanh um một màu lá mướt của ngô xen đỗ xen cà, lại có tiếng chim khác. Nó khoan thai, dìu dặt như ngón tay thon thả búng vào dây đàn thập lục, nảy ra tiếng đồng tiếng thép lúc đầu vang to sau đó nhỏ dần rồi tắt lịm. Đó là con chim vít vịt. Nó cứ vang lên như tha thiết, gọi một người nào, mách một điều gì giữa bầu trời trong sáng vừa được rửa sạch sớm nay. Khác thế bắt đầu nắng lên, tiếng con chim này mới khắc khoải làm sao. Nó thổn thức, da diết. Đó là con chim tu hú. Nó kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ, cho cái chua bay đi, niềm ngọt ở lại. Nó thèm khát cái gì nhỉ mà năm nào nó cũng phải gọi xa gọi gần thế? Con chào mào lích tích, chí chóe. Con sơn ca vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất, đó là tiếng hót không có gì có thể so sánh. Con diều hâu màu nâu lợn như một chiếc tàu lợn thể thao trong im lặng làm ớn lạnh cả đàn gà con. Còn cánh cò thì họa hoằn mới cất lên một tiếng thì dài vang tít vào vô tận, thẳm sâu, mà đôi cánh cứ chớp mãi không đuổi kịp. Đồng quê yên ả. Đồng quê yêu thương. Có bao nhiêu là tiếng nói, tiếng gọi ta về sống lại một thời thơ ấu êm đềm, dù cho ta ở một phương trời nào xa lắc. Rồi ta tự lắng nghe trong lòng ta những tiếng đồng quê thân thương ấy cứ cất lên vô hình trong sâu thẳm tim ta Ôi khúc nhạc muôn đời. Tim ta ơi, phải thế không? Theo B¨ng S¬n. Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng hoặc điền câu trả lời vào chỗ trống:
  2. Câu 1 (0,5 đ)Tác giả miêu tả tiếng đồng quê vào mùa nào? a. Mùa xuân b. Mùa thu c. Mùa hè Câu 2 (0,5 đ) Câu nào cho biết cây gạo làm thay đổi cảnh làng quê? a. Cây gạo đứng ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê. b. Cây gạo bắt đầu bật ra những chùm hoa đỏ hồng. c. Hoa gạo làm sáng bừng một góc trời quê. Câu 3 (0,5 đ)Dòng nào nêu đúng âm thanh ở đồng quê được miêu tả trong bài? a. Tiếng mõ trâu lốc cốc về chuồng, tiếng chim sáo vi vu, tiếng thoi dệt vải lách cách. b. Tiếng mấy bà đi chợ râm ran, tiếng học sinh ríu rít tan trường, tiếng đàn ca, tiếng, tiếng đàn gà con líu ríu. c. Tiếng đàn chim sáo ríu rít, tiếng chim vịt khoan thai dìu dặt, tiếng chim tu hú khắc khoải, tiếng chào mào lích rích, tiếng sơn ca lảnh lót. Câu 4 (0,5 đ) Dòng nào miêu tả tiếng chim sáo? a. Tiếng hót vút lên lảnh lót như có sợi tơ nốt bầu trời và mặt đất. b. Ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu. c. Trò chuyện râm ran, con nào cũng nói, cũng lắm lời. Câu 5 (0,5 đ)Tiếng chim vít vịt được miêu tả bằng những hình ảnh nào? a. Khoan thai, dìu dặt như ngón tay thon thả búng vào dây đàn thập lục, nảy ra tiếng đồng tiếng thép lúc đầu vang to sau đó nhỏ dần rồi tắt lịm. b. Vang lên như tha thiết, gọi một người nào, mách một điều gì giữa bầu trời trong sáng. c. Ngân dài vô tận, sâu thẳm Câu 6 (0,5 đ) Tiếng hót của tu hú gợi tả hình ảnh gì? a. Ruộng ngô xanh um. b. Một phương trời xa lắc. c. Nắng về, rặng vải ven sông chín đỏ. Câu 7 (0,5 đ) Em hãy cho biết đoạn cuối của bài văn nói lên điều gì? Câu 8 (0,5 đ) Nội dung của bài văn là gì? a. Tả tiếng hót của các loài chim vào mùa xuân. b. Tả cánh đồng mùa xuân với những âm thanh quen thuộc.
  3. c. Miêu tả những âm thanh thân thương của đồng quê và cảm xúc yêu thương của tác giả đối với quê hương. Câu 9 (0,5 đ)Các từ được gạch dưới trong câu sau thuộc loại từ gì? Nghe nó mà xốn xang mãi không chán. . Câu 10 (0,5 đ)Đặt câu với từ với từ “xốn xang” Câu 11 (0,5 đ)Câu ghép sau có mấy vế câu? Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. a. 2 vế câu b. 3 vế câu c. 4 vế câu Câu 12 (0,5 đ) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: Con sơn ca vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất, đó là tiếng hót không có gì có thể so sánh. Câu 13 (0,5 đ) Hai câu văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào? Con chim tu hú kêu cho nắng về, cho rặng vải ven sông chín đỏ. Nó thèm khát cái gì mà năm nào nó cũng phải gọi xa gọi gần thế? a.Thay thế từ ngữ b. Lặp từ ngữ c. Dùng từ ngữ nối Câu 14 (0,5 đ)Nêu tác dụng của dấu phẩy thứ hai trong câu sau: Ngoài đê, ven ruộng ngô cánh bãi, xanh um một màu lá mướt của ngô xen đỗ xen cà. . II - Phần viết: 1 . Chính tả: (Nghe – viết): Bài viết: (2 điểm) Tiếng đồng quê (Viết đoạn: Từ đầu đến xốn xang mãi không chán.)
  4. 2 . Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Hãy miêu tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất.
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ 3 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,2 0,2 0,2 0,2 0,5 0,5 5 5 5 5 Đáp án a b c b a c c b a Câu 7: Đoạn cuối bài nói về tình yêu , nỗi nhớ nhung tha thiết của tác giả đối với tiếng đồng quê ( Tình cảm yêu thương của tác giả đối với quê hương) Câu 9: Nghe nó mà xốn xang mãi không chán ĐT Đại từ QHT Câu 10: - Đặt câu: Mỗi khi đi xa, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến nỗi nhớ quê hương. Câu 12: Con sơn ca /vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất, CN VN Đó / là tiếng hót không có gì có thể so sánh. CN VN Câu 14: - Dấu phẩy thứ hai có tác dụng ngăn cách bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ Bài văn tham khảo: Mới đây, đã qua một năm, em đã lên lớp 5, là một học sinh cuối cấp bậc tiểu học, và cũng qua năm học lớp 5 này, em phải xa xa mái trường thân quen. Mái trường ghi dấu một thời thơ ấu với bao kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò. Ở mái trường này, em được các thầy cô dạy dỗ, dạy những điều hay lẽ phải. Nhưng em không bao giờ quên hiình ảnh cô Vân. Trong em vẫn luôn nhớ những lời nói của cô trên bục giảng. Cô Vân có dáng hơi cao, thon thả. Khuôn mặt trái xoan luôn vui vẻ, tươi tắn. Mái tóc cô đen và mềm mại, không dài lắm, luôn xoã ngang vai. Màu da cô ngăm ngăm đen nhưng vẫn toát lên nét duyên thầm. Điểm ấn tượng nhất của cô là đôi mắt to, tròn, luôn nhìn học sinh chúng em dưới sự trìu mến, chan chứa lòng yêu thương. Em cũng thích những tiết tập đọc được nghe cô Vân đọc bài. Giọng cô truyền cảm,
  6. lúc trầm, lúc bổng, lúc ngân nga. Khiến cả lớp yên lặng, lắng nghe. Đọc xong, cô mời vài bạn đọc lại. Chỗ nào sai cô nhẹ nhàng đọc từng chữ và luyện cách phát âm cho chúng em. Cô giảng cặn kẽ từng câu, từng từ. Cô không đứng yên trên bục giảng mà cô đi qua đi lại khoan thai, vừa giảng, vừa hỏi. Tất cả đều toát lên vẻ nhanh nhẹn, hoạt bát. Cô giảng bài ngắn gọn, dễ hiểu. Cứ dứt câu hỏi của cô là chúng em giơ tay phát biểu ý kién của mình. Bạn trả lời đúng thì cô khen, nếu sai thì cô chỉ lại. Cuối tiết học, cô cho chúng em chép nội dung bài vào vở và ân cần nhắc nhở chúng em về nhà học thuộc bài . Như một thói quen, cô không bao giờ quên lời khuyên bổ ích dành tặng các học trò: " Các em phải cố gắng học hành để mai sau giúp ích cho xã hội, cho cuộc sống." Cô Vân rất tận tuỵ vì học sinh. Cô trông rất nghiêm khắc bởi vì nghiêm khắc để dạy cho chúng em thành người tối. Em rất hãnh diện vì là một trong những học sinh trong lớp 5A. Cho dù, lớn lên em có đi bao xa chăng nữa, em vẫn nhớ mãi mãi những kỉ niệm giữa em và cô Vân.