Đề ôn tập kiểm tra giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 7 (Có đáp án)
I – Kiểm tra đọc: (10 điểm )
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm)
CHO VÀ NHẬN
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.
(Xuân Lương)
Đọc thầm bài đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện các bài tập theo yêu cầu:
Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt?
A. Vì bạn ấy bị đau mắt. B. Vì bạn ấy không có tiền
C. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
D. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.
Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính?
A. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền nên bạn không phải bận tâm.
B. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
C. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
D. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .
File đính kèm:
- de_on_tap_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2.docx
Nội dung text: Đề ôn tập kiểm tra giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Đề 7 (Có đáp án)
- ĐỀ 7 I – Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm) CHO VÀ NHẬN Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính. - Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy. (Xuân Lương) Đọc thầm bài đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện các bài tập theo yêu cầu: Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? A. Vì bạn ấy bị đau mắt. B. Vì bạn ấy không có tiền C. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt D. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường. Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? A. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền nên bạn không phải bận tâm.
- B. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn. C. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác. D. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô . Câu 3: Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào? A. Cô là người quan tâm đến học sinh. B. Cô rất giỏi về y học. C. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt. D. Nói rằng cô muốn tặng em làm kỉ niệm. Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? A. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh. B. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận. C. Cô là người luôn sống vì người khác. D. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng. Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Câu 6: Trong các từ sau đây, từ nào có tiếng “công” có nghĩa là của chung, của nhà nước ? A. công minh B. công nhân C. công cộng D. công lí Câu 7: Câu nào sau đây là câu ghép: A. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. B. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. C. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Câu 8: Các câu trong đoạn văn sau “Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống.” Liên kiết với nhau bằng cách lặp lại từ: A. Cô B. Tôi C. Cô và tôi Câu 9: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “ trật tự”
- A. Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật. B. Trạng thái bình yên, không có chiến tranh. C. Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào. Câu 10 : Em hãy đặt một câu ghép có quan hệ tương phản giữa hai vế câu nói về ý chí vượt khó của bản thân em. II. Đọc thành tiếng: (3 điểm) HS đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài. Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26, SGK Tiếng Việt 5, tập II. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. (Phần đọc thành tiếng 2,5 điểm, trả lời câu hỏi 0,5 điểm). Điểm Đọc bài Đoạn II - Phần viết: 1 . Chính tả: (Nghe – viết): Bài viết: (2 điểm) Cho và nhận (Viết đoạn: Từ đầu đến ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.)
- 2 . Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Tả đồ vật trong gia đình gắn bó sâu sắc với em. Bài làm
- ĐÁP ÁN ĐỀ 7 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI ĐỌC HIỂU Câu 1 2 3 4 6 7 8 9 Đáp án D C A B C B C A Số điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 0,5 Câu 5: (1 điểm) Đáp án: Khuyên chúng ta sống không chỉ biết nhận mà còn phải biết cho. Lưu ý: Tùy thuộc vào nội dung câu trả lời trong bài làm của học sinh mà giáo viên cho các mức điểm phù hợp (1,0 – 0,5 – 0) Câu 10: (1 điểm) Học sinh đặt đúng thể loại câu ghép có nội dung theo yêu cầu và biết dủ dụng dấu câu cho đúng (cho 1 điểm) Bài văn tham khảo Năm nay em đã lên lớp Năm. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng. Và rất nhanh chiếc bàn đã trở thành người bạn gắn bó sâu sắc với em. Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.
- Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới. Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".