Đề thi chất lượng giữa kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đề 8 (Có đáp án)

A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thầm
Cho và nhận
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.
(Xuân Lương)
Đọc thầm bài đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện các bài tập theo yêu cầu:
Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt?
A. Vì bạn ấy bị đau mắt.
B. Vì bạn ấy không có tiền
C. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt.
D. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.
Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính?
A. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền nên bạn không phải bận tâm.
B. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
C. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
D. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .
Câu 3: Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào?
A. Cô là người quan tâm đến học sinh.
B. Cô rất giỏi về y học.
C. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt.
D. Nói rằng cô muốn tặng em làm kỉ niệm.
docx 6 trang Đường Gia Huy 01/02/2024 2660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chất lượng giữa kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đề 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_chat_luong_giua_ki_2_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Đề thi chất lượng giữa kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đề 8 (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Giữa kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 8) A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thầm Cho và nhận Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính. - Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.
  2. (Xuân Lương) Đọc thầm bài đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện các bài tập theo yêu cầu: Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? A. Vì bạn ấy bị đau mắt. B. Vì bạn ấy không có tiền C. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt. D. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường. Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? A. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền nên bạn không phải bận tâm. B. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn. C. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác. D. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô . Câu 3: Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào? A. Cô là người quan tâm đến học sinh. B. Cô rất giỏi về y học. C. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt. D. Nói rằng cô muốn tặng em làm kỉ niệm. Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? A. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh. B. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
  3. C. Cô là người luôn sống vì người khác. D. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng. Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Câu 6: Trong các từ sau đây, từ nào có tiếng “công” có nghĩa là của chung, của nhà nước A. công minh B. công nhân C. công cộng D. công lí Câu 7: Câu nào sau đây là câu ghép: A. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. B. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. C. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Câu 8: Các câu trong đoạn văn sau “Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống.” Liên kiết với nhau bằng cách lặp lại từ: A. Cô B. Tôi C. Cô và tôi Câu 9: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “ trật tự” A. Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật. B. Trạng thái bình yên, không có chiến tranh.
  4. C. Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào. Câu 10 : Em hãy đặt một câu ghép có quan hệ tương phản giữa hai vế câu nói về ý chí vượt khó của bản thân em. II. Đọc thành tiếng: HS đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài. Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26, SGK Tiếng Việt 5, tập II. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. (Phần đọc thành tiếng 2,5 điểm, trả lời câu hỏi 0,5 điểm). B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: 1. Chính tả: Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết bài: “ Nghĩa thầy trò” (đoạn từ đầu đến mang ơn rất nặng) – sách Tiếng Việt 5, Tập II trang 79 2. Bài tập Viết lại các tên riêng sau cho đúng chính tả: Ten-sinh no-rơ-gay, chi-ca- gô II. Tập làm văn Đề bài : Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích nhất
  5. Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) . Câu 1 2 3 4 6 7 8 9 Đáp án D C A B C B C A Số điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 0,5 Câu 5: Đáp án: Khuyên chúng ta sống không chỉ biết nhận mà còn phải biết cho. B. Kiểm tra Viết II. Tập làm văn Bài làm Đố các bạn ngồi học mà không có bàn được đấy. Chắc chắn sẽ chẳng có ai có thể ngồi như thế đâu nhỉ? Chính vì lẽ đó mà vô tình chiếc bàn đã trở nên thân thiết với
  6. học sinh chúng ta. Tớ cũng có một chiếc bàn học đấy, các bạn có muốn biết về bạn ấy không? Vì tớ có rất nhiều sách vở nên bố mẹ tớ đã chọn mua cho tớ một chiếc bàn học thật to. Bàn ấy được kê thật ngay ngắn ở góc phòng học của tớ. Bàn được làm từ gỗ xoan đào, khoác bên ngoài một chiếc áo với những đường vân gỗ nổi lên thật giống với những dải lụa. Ngoài ra, bạn bàn của tớ còn được đánh véc ni bóng loáng, trông rõ đẹp. Mặt bàn rất láng và phẳng, có màu nâu nhạt hơi nghiêng về phía tớ ngồi. Bàn có bốn chân, chống đỡ bốn góc, mỗi chân có bốn cạnh, phần trên ăn vào bốn góc, kéo thẳng như thả dọi xuống mặt đất. Các cạnh của chân bàn được gọt thu dần lại, phía dưới chỉ còn bằng một nửa phần trên khiến cho cái bàn thanh thoát hẳn lên Không những thế, bạn còn giúp tớ nhiều việc lắm đó. Đó chính là sáu ngăn của bàn. Mỗi ngăn đều được phân chia rất rõ ràng, chính vì thế mà tớ chẳng bao giờ sợ nhầm ngăn này với ngăn kia. Hai ngăn ở bên trái và phải là nơi ở của sách. Hai ngăn ở giữa là nơi cư trú của vở. Còn hai ngăn ở phía trên là nơi tớ để những loại sách tham khảo và các loại truyện đọc. Ngoài ra, bàn còn có một ngăn kéo rất thuận tiện, tớ thường để những bài kiểm tra và giấy tờ quan trọng vào trong đó. Mỗi khi về đến nhà, nhìn thấy bàn là tớ lại muốn ngồi học luôn. không chỉ có bàn là bạn thân thôi mà luôn sát cánh bên tớ và bàn là bạn ghế. Bạn ấy cũng được tạo nên bởi gỗ và có bộ quần áo y trang bàn, trông hai bạn ấy thật ngộ nghĩnh! Bàn luôn giúp tớ ngồi học một cách thoải mái, vào mỗi buổi sáng tớ vừa học, vừa nghe tiếng chim hót trong trẻo ngoài vườn và nhìn những tia nắng sớm dịu dàng chen qua kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như nô đùa với tớ. Chính điều đó đã tạo cho tớ một cảm hứng để học tốt hơn! Trải qua đã gần bốn năm rồi, bàn và ghế – người bạn thân thiết của tớ, giúp tớ đạt những danh hiệu học sinh giỏi và dù cho có lớn lên, có học cao hơn nữa thì hai bạn ấy sẽ luôn là người bạn giúp tớ đi tới những chân trời mơ ước.