Đề thi chất lượng học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 1 - Năm học 2021-2022
Đọc thầm (5 điểm)
CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC
Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”.
Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”
- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. Bạn tôi trả lời. Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.
Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!”
Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”.
Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp
Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây:
Câu 1. Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào?
A. Bảy tuổi trở xuống.
B. Sáu tuổi trở xuống.
C. Bốn tuổi trở xuống.
Câu 2. Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?
A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.
B. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi.
C. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.
File đính kèm:
- de_thi_chat_luong_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_5_de_1_nam_hoc_202.docx
Nội dung text: Đề thi chất lượng học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 1 - Năm học 2021-2022
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút Đề 1 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng Học sinh đọc đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài. Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17, SGK Tiếng Việt 5, tập I. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. (Phần đọc thành tiếng 4 điểm, trả lời câu hỏi 01 điểm). II. Đọc thầm (5 điểm) CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”. Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?” - Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. Bạn tôi trả lời. Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả. Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!”
- Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”. Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây: Câu 1. Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào? A. Bảy tuổi trở xuống. B. Sáu tuổi trở xuống. C. Bốn tuổi trở xuống. Câu 2. Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai? A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi. B. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi. C. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi. Câu 3. Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào? A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ. B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có sáu tuổi. C. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có năm tuổi. Câu 4. Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó? A. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối. B. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ. C. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình.
- Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? A. Cần phải sống trung thực, ngay từ những điều nhỏ nhất. B. Cần phải sống sao cho con mình kính trọng. C. Không nên bán đi sự kính trọng. Câu 6: Từ trái nghĩa với “trung thực” là: A. Thẳng thắn B. Gian dối C. Trung hiếu D. Thực lòng Câu 7. Dòng nào dưới đây toàn các từ láy? A. đường đua, tiếp sức, khập khiễng, bền bỉ, cuối cùng, lo lắng. B. khập khiễng, rạng rỡ, âu yếm, đám đông, khó khăn, đau đớn. C. khập khiễng, rạng rỡ, bền bỉ, lo lắng, khó khăn , đau đớn. Câu 8. Trong câu “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được.” có đại từ xưng hô là: A. Tôi B. Ông C. Tôi và ông Câu 9. Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm gồm những từ nhiều nghĩa là: A. Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống B. Trong veo, trong vắt, trong xanh C. Thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành Câu 10. Trong câu “Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la” có mấy quan hệ từ ? A. Có một quan hệ từ (Đó là từ: ) B. Có hai quan hệ từ ( Đó là từ: và từ : )
- B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả ( 5 điểm ) Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”. Tiếng Việt 5 – Tập 1, trang 144 (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra .đến hết) trong khoảng thời gian 15 phút. II. Tập làm văn (5 điểm) Đề bài: Em hãy tả một người bạn học của em.