Đề thi chất lượng học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 17 - Năm học 2021-2022

Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt:  (7 điểm)
CHUYỆN BÁN HÀNG
        Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này, "ớt của anh (chị) có cay không?", gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ?
        Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro.
        Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào.
       Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng: "Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia". Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: "Không cần đâu!" Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp...
       Quả nhiên chính là hỏi câu đó: "Ớt của chị có cay không?" Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: "Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!" Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.
         Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: "Ớt của chị có cay không?" Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói... Lần này bà chủ trả lời: "Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!" Quả nhiên, người mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch.
         Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ: "Lần này xem chị còn nói thế nào đây?" Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: "Ớt có cay không?" Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: "Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!". Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nên nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: "Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi". Thật là thần kỳ vậy! Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn.
                                                                                                     Truyenngan.com.vn
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Mở đầu câu chuyện cho em biết người bán ớt luôn gặp phải câu hỏi nào? 
A. Ớt của anh (chị) có thế nào?                            
B. Ớt của anh (chị) có cay không?
C. Ớt của anh (chị) có ngon không?                    
D. Ớt của anh (chị) là ớt cay hay ớt ngọt?
Câu 2: Câu hỏi “Ớt của chị có cay không?” là của ai ?
A. Của chị bán ớt.                                   
B. Của người qua đường.
C. Của người mua ớt.                              
D. Của người đứng xem.
docx 3 trang Đường Gia Huy 29/07/2023 5800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chất lượng học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 17 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_chat_luong_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_5_de_17_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề thi chất lượng học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 17 - Năm học 2021-2022

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút Đề 17 A. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm để đọc một trong các bài Tập đọc đã học từ tuần đến tuần (Sách Tiếng Việt 5, tập 1). Trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) CHUYỆN BÁN HÀNG Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này, "ớt của anh (chị) có cay không?", gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ? Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro. Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào. Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng: "Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia". Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: "Không cần đâu!" Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp Quả nhiên chính là hỏi câu đó: "Ớt của chị có cay không?" Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: "Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!" Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu. Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: "Ớt của chị có cay không?" Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói Lần này bà chủ trả lời: "Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!" Quả nhiên, người mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch.
  2. Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ: "Lần này xem chị còn nói thế nào đây?" Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: "Ớt có cay không?" Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: "Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!". Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nên nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: "Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi". Thật là thần kỳ vậy! Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn. Truyenngan.com.vn Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Mở đầu câu chuyện cho em biết người bán ớt luôn gặp phải câu hỏi nào? A. Ớt của anh (chị) có thế nào? B. Ớt của anh (chị) có cay không? C. Ớt của anh (chị) có ngon không? D. Ớt của anh (chị) là ớt cay hay ớt ngọt? Câu 2: Câu hỏi “Ớt của chị có cay không?” là của ai ? A. Của chị bán ớt. B. Của người qua đường. C. Của người mua ớt. D. Của người đứng xem. Câu 3: Lần đầu tiên chị bán ớt nói cho khách hàng mua ớt lựa chon theo tiêu chí nào? A. Màu đỏ thì cay, màu xanh thì không cay. B. Màu vàng thì cay, màu nhạt thì không cay C. Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay D. Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay Câu 4: Lần thứ ba, chị bán ớt nói cho khách mua ớt lựa chon theo tiêu chí nào? A. Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay B. Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay C. Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay D. Quả lớn thì cay, quả nhỏ thì không cay Câu 5: Em thấy chị bán ớt là người như thế nào qua cách bán ớt của chị? Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ? Câu 7: Trong câu: Chị bán ớt là người thông minh, khéo léo. Từ đồng nghĩa với từ thông minh là: A. dại dột B. sáng dạ C. kiên trì D. chăm chỉ
  3. Câu 8: Trong câu "Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!” Từ “cay” mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?: Câu 9: Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu điền vào các cột phân loại dưới đây: Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ Câu 10: Đặt một câu thể hiện mối quan hệ tương phản? B. Kiểm tra viết I. Chính tả(nghe-viết): (2 điểm) Bài: Thầy cúng đi bệnh viện (từ "Cụ Ún làm nghề thầy cúng mới chịu đi" - Sách Tiếng Việt 5, tập 1, tr 158) II. Tập làm văn:(8 điểm) Chon 1 trong hai đề sau: Đề: Hãy tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ ) của em hoặc người bạn mà em yêu mến.