Đề thi chất lượng học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 7 - Năm học 2021-2022
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
CHÚ LỪA THÔNG MINH
Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.
Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.
Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên.
Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.
(Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc)
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì?
A. Bác để mặc nó kêu be be thảm thương dưới giếng.
B. Bác đến bên giếng nhìn nó.
C. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên.
Câu 2: Khi không cứu được chú lừa, bác nông dân gọi hàng xóm đến để làm gì?
A. Nhờ hàng xóm cùng cứu giúp chú lừa.
B. Nhờ hàng xóm cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống chú lừa.
C. Cùng với hàng xóm đứng nhìn chú lừa sắp chết.
Câu 3: Khi thấy đất rơi xuống giếng, chú lừa đã làm gì?
A. Lừa đứng yên và chờ chết.
B. Lừa cố hết sức nhảy ra khỏi giếng.
C. Lừa dồn đất sang một bên còn mình thì đứng sang một bên.
Câu 4: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về tính cách của lừa ?
A. Nhút nhát, sợ chết.
B. Bình tĩnh, thông minh.
C. Nóng vội, dũng cảm.
Câu 5: Em hãy đóng vai chú lừa trong câu chuyện để nói một câu khuyên mọi người sau khi chú thoát chết:
....................................................................................................................................
Câu 6: Gạch chân các quan hệ từ có trong câu:
- Bác ta thấy lừa dồn đất hất sang một bên còn mình thì tránh ở một bên.
Câu 7: Tìm 1 từ đồng nghĩa có thể thay thế từ “sa” trong câu: “Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn.”
Đó là từ: ...................................................................
Câu 8: Tiếng “lừa” trong các từ “con lừa” và “lừa gạt” có quan hệ:
A. Đồng âm
B. Đồng nghĩa
C. Nhiều nghĩa
CHÚ LỪA THÔNG MINH
Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.
Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.
Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên.
Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.
(Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc)
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì?
A. Bác để mặc nó kêu be be thảm thương dưới giếng.
B. Bác đến bên giếng nhìn nó.
C. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên.
Câu 2: Khi không cứu được chú lừa, bác nông dân gọi hàng xóm đến để làm gì?
A. Nhờ hàng xóm cùng cứu giúp chú lừa.
B. Nhờ hàng xóm cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống chú lừa.
C. Cùng với hàng xóm đứng nhìn chú lừa sắp chết.
Câu 3: Khi thấy đất rơi xuống giếng, chú lừa đã làm gì?
A. Lừa đứng yên và chờ chết.
B. Lừa cố hết sức nhảy ra khỏi giếng.
C. Lừa dồn đất sang một bên còn mình thì đứng sang một bên.
Câu 4: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về tính cách của lừa ?
A. Nhút nhát, sợ chết.
B. Bình tĩnh, thông minh.
C. Nóng vội, dũng cảm.
Câu 5: Em hãy đóng vai chú lừa trong câu chuyện để nói một câu khuyên mọi người sau khi chú thoát chết:
....................................................................................................................................
Câu 6: Gạch chân các quan hệ từ có trong câu:
- Bác ta thấy lừa dồn đất hất sang một bên còn mình thì tránh ở một bên.
Câu 7: Tìm 1 từ đồng nghĩa có thể thay thế từ “sa” trong câu: “Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn.”
Đó là từ: ...................................................................
Câu 8: Tiếng “lừa” trong các từ “con lừa” và “lừa gạt” có quan hệ:
A. Đồng âm
B. Đồng nghĩa
C. Nhiều nghĩa
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chất lượng học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_chat_luong_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_5_de_7_nam_hoc_202.docx
Nội dung text: Đề thi chất lượng học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 7 - Năm học 2021-2022
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút Đề 7 A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm) GV chuẩn bị phiếu có ghi sẵn nội dung các bài tập đọc trong chương trình học kì 1 và cho HS bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: CHÚ LỪA THÔNG MINH Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng. Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng. Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên. Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người. (Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc) Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì? A. Bác để mặc nó kêu be be thảm thương dưới giếng. B. Bác đến bên giếng nhìn nó. C. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên. Câu 2: Khi không cứu được chú lừa, bác nông dân gọi hàng xóm đến để làm gì? A. Nhờ hàng xóm cùng cứu giúp chú lừa.
- B. Nhờ hàng xóm cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống chú lừa. C. Cùng với hàng xóm đứng nhìn chú lừa sắp chết. Câu 3: Khi thấy đất rơi xuống giếng, chú lừa đã làm gì? A. Lừa đứng yên và chờ chết. B. Lừa cố hết sức nhảy ra khỏi giếng. C. Lừa dồn đất sang một bên còn mình thì đứng sang một bên. Câu 4: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về tính cách của lừa ? A. Nhút nhát, sợ chết. B. Bình tĩnh, thông minh. C. Nóng vội, dũng cảm. Câu 5: Em hãy đóng vai chú lừa trong câu chuyện để nói một câu khuyên mọi người sau khi chú thoát chết: Câu 6: Gạch chân các quan hệ từ có trong câu: - Bác ta thấy lừa dồn đất hất sang một bên còn mình thì tránh ở một bên. Câu 7: Tìm 1 từ đồng nghĩa có thể thay thế từ “sa” trong câu: “Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn.” Đó là từ: Câu 8: Tiếng “lừa” trong các từ “con lừa” và “lừa gạt” có quan hệ: A. Đồng âm B. Đồng nghĩa C. Nhiều nghĩa Câu 9: Xác định từ loại của các từ được gạch chân trong câu sau: - Bác ta quyết định lấp giếng chôn sống lừa để tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng. Câu 10: Bộ phận chủ ngữ trong câu:“Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn.” là: A. Một hôm B. Con lừa C. Con lừa của bác nông dân nọ B. Kiểm tra viết I. Chính tả (Nghe - viết). (3 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Mùa thảo quả” - Sách Tiếng Việt 5 - Tập một, trang 113 (từ Sự sống đến từ đáy rừng). II. Tập làm văn: (7 điểm) Tả một người thân trong gia đình (hoặc một người bạn) mà em quý mến nhất.