Đề thi chất lượng học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 9 - Năm học 2021-2022

Học sinh đọc thầm bài: “Bàn tay thân ái” để làm các bài tập sau:
BÀN TAY THÂN ÁI
     Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện.
    Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi:
- Ông cụ ấy là ai vậy, chị?
Cô y tá sửng sốt:
- Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ?
- Không, ông ấy không phải là ba tôi.
Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại.
- Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.
- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ?
- Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại.
(Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:
Câu 1. Người mà cô y tá đưa đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng là:
A. Con trai ông.
B. Một bác sĩ.
C. Một chàng trai là bạn cô.
D. Một anh thanh niên.
Câu 2. Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều là:
A. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết.
B. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện.
C. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện.
D. Gương mặt ông già nua và nhăn nheo.
Câu 3. Anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông là vì:
A. Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh như vậy.
B. Anh nghĩ ông đang cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy.
C. Anh nhầm tưởng đấy là cha mình.
D. Anh muốn thực hiện để làm nghề y.
docx 3 trang Đường Gia Huy 29/07/2023 4640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chất lượng học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_chat_luong_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_5_de_9_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Đề thi chất lượng học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 9 - Năm học 2021-2022

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút Đề 9 A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng 1. Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc sau: 2. Giáo viên nêu 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài tập đọc để HS trả lời. Bài 1: Những con sếu bằng giấy Bài 2: Một chuyên gia máy xúc Bài 3: Những người bạn tốt Bài 4: Kì diệu rừng xanh Bài 5: Cái gì quí nhất II. Đọc thầm Học sinh đọc thầm bài: “Bàn tay thân ái” để làm các bài tập sau: BÀN TAY THÂN ÁI Đã gần 12 giờ đêm, cô y tá đưa một anh thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi và gương mặt đầy lo lắng đến bên giường của một cụ già bệnh nặng. Cô nhẹ nhàng cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi: “Cụ ơi, con trai cụ đã về rồi đây!”. Ông lão cố gắng mở mắt, gương mặt già nua, bệnh tật như bừng lên cùng ánh mắt. Rồi ông lại mệt mỏi từ từ nhắm nghiền mắt lại, nhưng những nếp nhăn dường như đã dãn ra, gương mặt ông có vẻ thanh thản, mãn nguyện. Chàng trai ngồi xuống bên cạnh, nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh. Suốt đêm, anh không hề chợp mắt; anh vừa âu yếm cầm tay ông cụ vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai ông. Rạng sáng thì ông lão qua đời. Các nhân viên y tế đến làm các thủ tục cần thiết. Cô y tá trực đêm qua cũng trở lại, cô đang chia buồn cùng anh lính trẻ thì anh chợt hỏi: - Ông cụ ấy là ai vậy, chị? Cô y tá sửng sốt: - Tôi tưởng ông cụ là ba anh chứ? - Không, ông ấy không phải là ba tôi. Chàng lính trẻ nhẹ nhàng đáp lại. - Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả.
  2. - Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ? - Tôi nghĩ là người ta đã nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp giấy phép; có thể do tôi và anh ấy trùng tên. Ông cụ đang rất mong gặp con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên cụ, tôi thấy ông đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai ông. Tôi nghĩ ông cần có ai đó ở bên cạnh nên tôi quyết định ở lại. (Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau: Câu 1. Người mà cô y tá đưa đến bên cạnh ông lão đang bị bệnh rất nặng là: A. Con trai ông. B. Một bác sĩ. C. Một chàng trai là bạn cô. D. Một anh thanh niên. Câu 2. Hình ảnh gương mặt ông lão được tả trong đoạn 1 gợi lên điều là: A. Ông rất mệt và rất đau buồn vì biết mình sắp chết. B. Ông cảm thấy khỏe khoắn, hạnh phúc, toại nguyện. C. Tuy rất mệt nhưng ông cảm thấy hạnh phúc, toại nguyện. D. Gương mặt ông già nua và nhăn nheo. Câu 3. Anh lính trẻ đã suốt đêm ngồi bên ông lão, an ủi ông là vì: A. Bác sĩ và cô y tá yêu cầu anh như vậy. B. Anh nghĩ ông đang cần có ai đó ở bên cạnh mình vào lúc ấy. C. Anh nhầm tưởng đấy là cha mình. D. Anh muốn thực hiện để làm nghề y. Câu 4. Điều đã khiến Cô y tá ngạc nhiên là: A. Anh lính trẻ đã ngồi bên ông lão, cầm tay ông, an ủi ông suốt đêm. B. Anh lính trẻ trách cô không đưa anh gặp cha mình. C. Anh lính trẻ không phải là con của ông lão. D. Anh lính trẻ đã chăm sóc ông lão như cha của mình. Câu 5. Câu chuyện trong bài văn muốn nói với em là: A. Hãy biết đưa bàn tay thân ái giúp đỡ mọi người B. Cần phải chăm sóc chu đáo người bệnh tật, già yếu. C. Cần phải biết vui sống, sống chan hòa và hăng say làm việc. D. Cần phải biết yêu thương người tàn tật. Câu 6. Các từ đồng nghĩa với từ hiền (trong câu “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”) A. Hiền hòa, hiền hậu, lành, hiền lành B. Hiền lành, nhân nghĩa, nhận đức, thẳng thắn. C. Hiền hậu, hiền lành, nhân ái, trung thực. D. Nhân từ, trung thành, nhân hậu, hiền hậu. Câu 7. Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc: A. Cả gia đình tôi cùng ăn cơm.
  3. B. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. C. Những chiếc tàu vào cảng ăn than. D. Mẹ cho xe đạp ăn dầu. Câu 8. Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ “chìm” (trong câu Trăng chìm vào đáy nước.) A. trôi. B. lặn. C. nổi D. chảy Câu 9. Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm? A. Hoa thơm cỏ ngọt. / Cô ấy có giọng hát rất ngọt. B. Cánh cò bay lả dập dờn./ Bác thợ hồ đã cầm cái bay mới. C. Mây mờ che đỉnh trường Sơn./ Tham dự đỉnh cao mơ ước. D. Trăng đã lên cao / Kết quả học tập cao hơn trước. Câu 10. Đặt một câu trong đó có sử dụng cặp từ trái nghĩa. B. Kiểm tra viết I. Chính tả: Nghe viết: 15 phút Bài viết: “Bài ca về trái đất” (Sách Tiếng Việt 5/ tập1, tr 41) GV đọc cho HS viết tựa bài; hai khổ thơ đầu và tên tác giả. II. Tập làm văn: (40 phút) Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em.)