Đề thi đánh giá năng lực lần 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Tam Hồng 2

I. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Từ “nhỏ nhắn” có nghĩa là gì ?

A. nhỏ bé, gợi vẻ yếu ớt B. nhỏ bé, không đáng để chú ý tới

C. nhỏ và trông cân đối, dễ thương D. nhỏ và trông đáng thương

Câu 2: Dựa vào nghĩa từ “cổ”, các từ sau: đồ cổ, cổ bình, cổ tay, bướu cổ có thể chia thành nhóm, đó là:

A. đồng âm và đồng nghĩa B. đồng âm và nhiều nghĩa

C. đồng nhiều và nhiều nghĩa D. đồng âm và trái nghĩa

Câu 3: Câu nào dùng quan hệ từ chưa đúng?

A. Tuy em phải sống xa mẹ từ nhỏ nên em rất thương mẹ.

B. Tuy An mới khỏi ốm nhưng bạn ấy vẫn tham gia đội múa.

C. Mặc dù điểm môn Tiếng Việt chưa cao nhưng em vẫn yêu thích môn Tiếng Việt.

D. Cả lớp em luôn giúp đỡ Lan vì bạn ấy còn mặc cảm, tự ti.

Câu 4. Từ cháy trong câu nào mang nghĩa gốc ?

A. Hoa gạo như những đốm lửa cháy đỏ trời biên cương.

B. Sắc đỏ của cây gạo đã góp sức cho ước mơ cháy bỏng.

C. Nắng càng cháy da thì làm cho những bông phượng càng đỏ thắm.

D. Những buổi trưa hè, nắng cháy tóc.

Câu 5. Từ nào dưới đây không phải tính từ ?

A. chói lọi B. tươi dịu C. màu đỏ D. mạnh mẽ

Câu 6: Từ nặng trong câu nào sau đây mang nghĩa gốc?
A. Cô ấy đỡ nặng đầu vì đứa con hư hỏng đã ngoan hơn.
B. Bà cụ ốm nặng đã mấy hôm.
C. Mái tôn oằn xuống, tưởng chỉ cần nặng thêm một chút là ụp hoàn toàn.

D. Chú ấy chuyên cho vay nặng lãi.

Câu 7: Từ nào khác với các từ còn lại ?

A. nhanh gọn B. nhanh nhảu C. nhanh nhẹn D. nhanh nhanh

docx 3 trang Đường Gia Huy 27/06/2024 1080
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đánh giá năng lực lần 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Tam Hồng 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_danh_gia_nang_luc_lan_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi đánh giá năng lực lần 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Tam Hồng 2

  1. PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LẦN 1 LỚP 5 TRƯỜNG TH TAM HỒNG 2 Môn: Tiếng Việt; Năm học: 2023-2024 Thời gian: 35 phút Họ và tên: .Lớp: .Điểm I. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1: Từ “nhỏ nhắn” có nghĩa là gì ? A. nhỏ bé, gợi vẻ yếu ớt B. nhỏ bé, không đáng để chú ý tới C. nhỏ và trông cân đối, dễ thương D. nhỏ và trông đáng thương Câu 2: Dựa vào nghĩa từ “cổ”, các từ sau: đồ cổ, cổ bình, cổ tay, bướu cổ có thể chia thành nhóm, đó là: A. đồng âm và đồng nghĩa B. đồng âm và nhiều nghĩa C. đồng nhiều và nhiều nghĩa D. đồng âm và trái nghĩa Câu 3: Câu nào dùng quan hệ từ chưa đúng? A. Tuy em phải sống xa mẹ từ nhỏ nên em rất thương mẹ. B. Tuy An mới khỏi ốm nhưng bạn ấy vẫn tham gia đội múa. C. Mặc dù điểm môn Tiếng Việt chưa cao nhưng em vẫn yêu thích môn Tiếng Việt. D. Cả lớp em luôn giúp đỡ Lan vì bạn ấy còn mặc cảm, tự ti. Câu 4. Từ cháy trong câu nào mang nghĩa gốc ? A. Hoa gạo như những đốm lửa cháy đỏ trời biên cương. B. Sắc đỏ của cây gạo đã góp sức cho ước mơ cháy bỏng. C. Nắng càng cháy da thì làm cho những bông phượng càng đỏ thắm. D. Những buổi trưa hè, nắng cháy tóc. Câu 5. Từ nào dưới đây không phải tính từ ? A. chói lọi B. tươi dịu C. màu đỏ D. mạnh mẽ Câu 6: Từ nặng trong câu nào sau đây mang nghĩa gốc? A. Cô ấy đỡ nặng đầu vì đứa con hư hỏng đã ngoan hơn. B. Bà cụ ốm nặng đã mấy hôm. C. Mái tôn oằn xuống, tưởng chỉ cần nặng thêm một chút là ụp hoàn toàn. D. Chú ấy chuyên cho vay nặng lãi. Câu 7: Từ nào khác với các từ còn lại ? A. nhanh gọn B. nhanh nhảu C. nhanh nhẹn D. nhanh nhanh Câu 8: Chết đuối bám cọc, bụi bám đầy quần áo, bé bám mẹ Các từ bám trong 3 ví dụ trên là những từ gì? A. Đồng nghĩa B. Đồng âm C. Nhiều nghĩa D. Trái nghĩa Câu 9: Cho câu: Vào đầu năm học mới, học sinh náo nức mua sắm sách vở, quần áo, giày dép, để đón năm học mới sau một kì nghỉ hè vui vẻ. Từ nào dưới đây là phù hợp nhất có thể thay thế từ náo nức ở câu trên? A. nô nức B. phấn khởi C. háo hức D. hăm hở Câu 10. Tìm trạng ngữ (nếu có), chủ ngữ, vị ngữ trong các câu dưới đây:
  2. a) Vào những ngày mùa, trên cánh đồng, bà con nông dân hầu như quên hết thời gian. b) Sau trận mưa rào, những tấm lá dọc mùng trông xanh nõn nà, những bông râm bụt thêm đỏ chói. c) Những con sếu đầu đỏ bay lững thững trên cánh đồng. d) Tuy ông nội tôi đã già nhưng ông vẫn làm vườn để mua vui mỗi ngày. II. Tự luận Câu 11. Cho các cụm từ: trường mầm non, mầm non mới nhú lên, trẻ em là mầm non của đất nước, quả xanh, áo xanh, quả thận, quả bóng, quả cam, mặt rỗ, mặt biển, mặt trời, mặt mộc. Các từ in đậm nào mang nghĩa gốc, các từ in đậm nào mang nghĩa chuyển ? - Nghĩa gốc: - Nghĩa chuyển . Câu 12: Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết: Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên núi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. Hãy nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh mặt trời được diễn tả trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ trên?