Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Đọc thầm bài:

Cái gì quý nhất.

Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở

trên đời này, cái gì quý nhất.

Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống

được không?”

Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn

Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như

vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!”

Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn

vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc! ”

Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau,

ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải.

Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:

- Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó

rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng

lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng

thì giờ? Đó chính là người lao động các em ạ. Không có người lao động thì không có

lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi

qua một cách vô vị mà thôi.

TRỊNH MẠNH.

(TV5-Tập 1/86)

II. Làm các bài tập sau:

Câu 1 (0.5điểm): Hùng, Quý và Nam, tranh luận với nhau về vấn đề gì? (Khoanh

tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng).

A. cái gì đắt nhất. B. cái gì quý nhất. C. cái gì quan trọng nhất.

Câu 2 (0.5điểm): Thầy giáo có thái độ như thế nào trước ý kiến của Hùng, Quý và

Nam? (Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng).

A. có cách giải thích khác hợp lý hơn.

B. cho rằng cả 3 bạn đều nói sai.

C. thống nhất hoàn toàn với ý kiến của 3 bạn.

docx 7 trang Đường Gia Huy 29/07/2023 6700
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_giua_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_5_de_so_8_nam_hoc_2021_2.docx

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 8) PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thầm bài: Cái gì quý nhất. Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất. Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?” Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!” Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc! ” Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải. Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:
  2. - Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động các em ạ. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi. TRỊNH MẠNH. (TV5-Tập 1/86) II. Làm các bài tập sau: Câu 1 (0.5điểm): Hùng, Quý và Nam, tranh luận với nhau về vấn đề gì? (Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng). A. cái gì đắt nhất. B. cái gì quý nhất. C. cái gì quan trọng nhất. Câu 2 (0.5điểm): Thầy giáo có thái độ như thế nào trước ý kiến của Hùng, Quý và Nam? (Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng). A. có cách giải thích khác hợp lý hơn. B. cho rằng cả 3 bạn đều nói sai. C. thống nhất hoàn toàn với ý kiến của 3 bạn. Câu 3 (0.5điểm): Vì sao bạn Nam lại cho rằng thì giờ là quý nhất? (Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng). A. vì thầy giáo nói thế. B. vì có thì giờ mới làm ra lúa gạo. C. vì có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
  3. Câu 4 (0.5điểm): Trong cuộc tranh luận, bạn Quý đã đưa ra ý kiến của mình như thế nào? (Viết câu trả lời xuống dòng dưới) Câu 5 (1điểm): Thầy giáo đã đưa ra lí lẽ như thế nào để thuyết phục các bạn Hùng, Quý và Nam? (Viết câu trả lời xuống dòng dưới) Câu 6 (1điểm): Ý nghĩa được khẳng định qua cuộc tranh luận là gì? Em rút ra được bài học gì trong khi trao đổi, tranh luận một đề nào đó với bạn? (Viết câu trả lời xuống dòng dưới) Câu 7(0.5 điểm): Dòng nào dưới đây gồm các danh từ nói về chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em? (Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng) A. Tổ quốc; quê hương; đất nước. B. Bảo vệ; quê hương; đất nước. C. gìn giữ; đất nước; non sông. Câu 8 (0.5 điểm): Thành ngữ “Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen” thuộc chủ điểm nào? (Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng) A. Việt Nam - Tổ quốc em. B. Con người với thiên nhiên. C. Cánh chim hòa bình. Câu 9 (1 điểm): Viết lại các cặp từ trái nghĩa trong câu tục ngữ “Mưa tránh trắng, nắng tránh thâm.” xuống dòng dưới. Câu 10 (1 điểm): Tìm 3 từ đồng nghĩa chỉ màu xanh. Đặt câu với 1 trong 3 từ vừa tìm được. (Viết câu trả lời xuống dòng dưới) B. Phần kiểm tra viết (10 điểm)
  4. 1. Viết chính tả (2 điểm) – Thời gian 15 phút. - GV viết tên bài: Cái gì quý nhất, lên bảng; đọc cho học sinh viết đoạn: Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?” Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!” Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc!” 2. Tập làm văn (8 điểm) – Thời gian 30-35p Hãy tả cảnh sân trường em trước buổi học hoặc trong giờ ra chơi. Đáp án đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng Việt 5 - Đề 8 I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Tiến hành trong các tiết ôn tập. (GV làm các phiếu ghi tên bài; đoạn cần kiểm tra và số trang; cho học sinh bốc thăm đọc bài và trả lời 1 câu hỏi theo nội dung đoạn - bài đọc, thuộc các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9) * Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1điểm
  5. + Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 0.25 điểm (Đọc quá 1 phút đến 1.5 phút: 0.25 điểm; đọc quá 1.5 phút: 0 điểm.) + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0.25 điểm (Giọng đọc chưa thể hiện rõ hoặc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm.) + Đọc vừa đủ nghe: 0.25đ (Đọc nhỏ, lúc to lúc nhỏ: 0 điểm) + Đọc rõ ràng: 0.25đ (đọc ê a, kéo dài: 0 điểm) * Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm + Đọc đúng tiếng, đúng từ: 0.5 điểm. (Đọc sai từ 6 đến 7 tiếng: được 0.25 điểm; đọc sai từ 8 tiếng trở lên: 0 điểm.) + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; 0.5 điểm. (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ, 1-2 cụm từ không rõ nghĩa: được 0.25 điểm; Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên, 3 cụm từ không rõ nghĩa trở lên: 0 điểm.) * Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm + Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0.5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) 2. Đọc hiểu: 7 điểm 1- B. cái gì quý nhất. 2- A. có cách giải thích khác hợp lý hơn. 3- C. vì có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc. 4 + Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường
  6. nói quý như vàng là gì? + Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo! 5 + Trên đời này, người lao động là quý nhất, vì: - Người lao động làm ra lúa gạo, vàng bạc; - Biết sử dụng thì giờ có hiệu quả, không để nó trôi đi một cách vô nghĩa. 6 + Ý nghĩa được rút ra qua bài đọc: Người lao động là đáng quý nhất. + Khi tranh luận cần tôn trọng ý kiến của người cùng tham gia tranh luận.Nếu ý kiến không thống nhất thì cần nhờ người có hiểu biết hơn phân giải. 7 - A. Tổ quốc; quê hương; đất nước 8 - B. Con người với thiên nhiên. 9 - Các cặp từ trái nghĩa trong câu tục ngữ là: + Mưa, nắng; + trắng, thâm. B. Phần kiểm tra viết (10 điểm) 1. Viết chính tả (2 điểm) – Thời gian 15 phút. 2. Tập làm văn (8 điểm) – Thời gian 30-35p Hãy tả cảnh sân trường em trước buổi học hoặc trong giờ ra chơi. Bài tham khảo Đi trên con đường phố tấp nập người qua lại, nếu để ý bạn sẽ thấy ngôi trường Tiểu học Chu Văn An của tôi. Hôm nay đến phiên tôi trực nhật nên tôi đến sớm. Trường tôi nằm trên một khu đất không rộng cho lắm. Cổng trường rộng, có hai cột đá cao to. Phía trên là tấm biển màu xanh dương, nổi bật hàng chữ "Trường tiểu
  7. học Chu Văn An" màu đỏ tươi. Phía dưới hàng chữ là địa chỉ và số điện thoại của trường. Qua khỏi cổng trường là con đường khá rộng, dài khoảng hơn chục mét. Bên phải là trường Trung học cơ sở Chu Văn An, bên cạnh là sân vận động thành phố. Vào sâu bên trong bạn sẽ thấy sân trường được lát bằng đá hoa hình chữ nhật rộng trông rất đẹp, hài hòa. Trên sân còn có các cây toả bóng mát được đặt trong các chậu bằng đá hình chiếc lá. Chính giữa là sân khấu, nơi diễn ra các buổi văn nghệ đầy hứng thú. Bên cạnh là cột cờ với lá cờ đang phấp phới tung bay trong gió. Các dãy lớp học đều được quét vôi màu vàng; mỗi tầng gồm nhiều lớp học giống nhau, bốn cửa sổ. Phía trên là tấm biển ghi tên phòng. Dù vậy tôi vẫn yêu lớp tôi hơn. Ở đây tôi được vui chơi với bạn bè và các thầy cô giáo. Các phòng Đoàn đội, Hiệu phó được bố trí ở dãy nhà vuông góc với dãy nhà học. Nhà trường còn xây thêm bốn phòng chức năng là thư viện mở, phòng máy tính, phòng Tiếng Anh và phòng hát nhạc. Thư viện cung cấp cho chúng em các cuốn truyện hay, tài liệu học tập rất bổ ích. Phòng máy tính, phòng tiếng Anh và phòng hát nhạc giúp cho các buổi học thêm sôi nổi. Những ngày nghỉ hè, tôi rất nhớ trường, nhớ lớp, nhớ các bạn bè thầy cô. Mai sau, dù đi đâu xa nhưng ngôi trường Tiểu học Chu Văn An sẽ mãi in đậm trong trí nhớ của tôi.