Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 10 (Có đáp án)

Câu 1. Viết lại đoạn văn sau và dùng dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chỗ.
“Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát.”
Câu 2. Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập, mong ngóng.
Hãy sắp xếp những từ trên thành các nhóm, theo hai cách.
a) Dựa vào cấu tạo.
b)Dựa vào từ loại.
Câu 3. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ (nếu có) trong các câu sau :
a) Mùa xuân là Tết trồng cây.
b) Dưới ánh nắng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
c) Những con dế bị sặc nước bò ra khỏi tổ.
d) Ánh trăng trong chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.
docx 3 trang Đường Gia Huy 25/01/2024 1840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_de_so_10_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 10 (Có đáp án)

  1. Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 5 – Đề số 10 Câu 1. Viết lại đoạn văn sau và dùng dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chỗ. “Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát.” Câu 2. Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập, mong ngóng. Hãy sắp xếp những từ trên thành các nhóm, theo hai cách. a)Dựa vào cấu tạo. b)Dựa vào từ loại. Câu 3. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ (nếu có) trong các câu sau : a) Mùa xuân là Tết trồng cây. b) Dưới ánh nắng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. c) Những con dế bị sặc nước bò ra khỏi tổ. d) Ánh trăng trong chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá. Câu 4. Xác định nghĩa của các từ in đậm trong các cụm từ, câu dưới đây, rồi phân biệt các nghĩa ấy thành hai loại : nghĩa gốc, nghĩa chuyển. a) Lá : - Lá bàng đang đỏ ngon cây. (Tố Hữu) - Lá khoai anh ngỡ lá sen. (Ca dao) - Lá cờ căng lên vì ngọn gió. (Nguyễn Huy Tưởng) - Cầm lá thư này lòng hướng vô nam. (Bài hát) b) Quả : - Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. (Trần Đăng Khoa) - Quả cau nho nhỏ; cái vỏ vân vân . (Ca dao) - Trăng tròn như quả bóng. (Trần Đăng Khoa) - Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta. Câu 5 : Tìm những từ ngữ dùng để gọi Bác Hồ trong đoạn thơ sau và nói rõ ý nghĩa của cách gọi này ? Mình về với Bác đường xuôi.
  2. Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời. Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường. (Việt Bắc – Tố Hữu) Đáp án đề số 10 Câu 1: Viết lại đoạn văn sau và dùng dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chỗ.(Điền hai dấu chấm, 3 dấu phẩy, và viết hoa đúng) (Mỗi dấu điền đúng 0,6 điểm. Viết hoa đúng 1 điểm) “Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng mùi hương thơm mát.” Câu 2 : Sắp xếp những từ đã cho thành các nhóm đúng yêu cầu : (xác định đúng mối từ được 0,2 điểm) a) (2 điểm) Dựa vào cấu tạo (cách 1) : - Từ đơn : vườn, ngọt, ăn. - Từ ghép : núi đồi, thành phố, đánh đập, mong ngóng. - Từ láy : rực rỡ, chen chúc, dịu dàng. b) (2 điểm) Dựa vào từ loại (cách 2) : - Danh từ : núi đồi, thành phố, vườn. - Động từ : chen chúc, đánh đạp, ăn, mong ngóng. - Tính từ : rực rỡ, dịu dàng, ngọt. Câu 3 : Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ (nếu có) trong các câu sau : a) Mùa xuân / là Tết trồng cây. CN VN b) Dưới ánh nắng, / dòng sông /sáng rực lên, /những con sóng nhỏ / vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát/. TN CN VN CN VN c) Những con dế bị sặc nước / bò ra khỏi tổ/. CN VN d)Ánh trăng trong/ chảy khắp cành cây kẽ lá, /tràn ngập con đường trắng xoá.
  3. CN VN1 VN2 Lưu ý : Cần ghi rõ VN1, VN2. Câu 4: Trước hết, em xác định nghĩa của từ in đậm trong từng câu. Sau đó phân biệt nghĩa tìm được thành hai loại nghĩa gốc và nghĩa chuyển. a) – Trong hai câu : Lá bàng đang đỏ ngọn cây và Lá khoai anh ngỡ lá sen, từ lá chỉ : “Bộ phận của cây, mọc ở cành, thân; có hình dẹt, màu xanh”. (0.5điểm) Nghĩa này là nghĩa gốc. (0.5 điểm) - Trong hai câu còn lại : Lá cờ căng lên vì ngọn gió và Cầm lá thư này lòng hướng vô nam, từ lá chỉ : “Những vật có hình tấm, mảnh, nhẹ như hình cái lá”. (0,5 điểm) => Nghĩa này là nghĩa chuyển. (0.5 điểm) b) – Trong hai câu : Quả dừa và Quả cau ., từ quả chỉ : “bộ phận của cây do bầu nhuỵ hoa phát triển mà thành, bên trong chứa hạt” (0.5 điểm)Đây là nghĩa gốc. (0.5 điểm) - Các câu còn lại : quả bóng, Quả đất Từ quả chỉ : “ Những vật có hình giống như quả cây” (0.5 điểm) => Đây là nghĩa chuyển. (0.5 điểm) Câu 5 : Tìm đúng 3 từ : Bác, Người, Ông Cụ. (1,5 điểm) - Nêu được ý nghĩa của 3 cách gọi, (mỗi cách 1,5 điểm.) + Gọi Bác nói lên tình cảm gần gũi, thân thiết, coi lãnh tụ như người thân trong gia đình, như họ hàng của ngừi Việt Bắc. + Gọi người nói lên sự kính trọng của đồng bào Việt Bắcđối với lãnh tụ. + Gọi Ông Cụ nhấn mạnh sự giản dị, mộc mạc, hoà mình với quần chúng của Bác. - HS liên hệ với bản thân : Luôn ghi nhớ công ơn của người, cố gắng học tập thật tốt để xây dựng đất nước sánh với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn .(2.0 điểm) - Trình bày sạch sẽ : (1.0 điểm)