Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Trò chơi đom đóm
Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời
sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ
đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom
đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm
hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú
chơi giản dị như thế!
Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi
học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có
ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom
đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quảtrứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào
nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng
đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng
túi lại đem " thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia
cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm
nhát gan chạy thục mạng.
Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội,
ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lòng trào
lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ...
1. Bài văn trên kể chuyện gì? (0.5 điểm)
A. Dùng đom đóm làm đèn
B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn
C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê
D. Làm đèn từ những con đom đóm
2. Những bạn nhỏ trong bài bắt đom đóm bằng vật gì? (0.5 điểm)
A. Bằng chiếc chăn mỏng
B. Bằng chiếc thau nhỏ
C. Bằng vợt muỗi điện
D. Bằng vợt vải màn
pdf 17 trang Đường Gia Huy 25/01/2024 4020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022_2023_co_da.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. Đề thi Tiếng Việt lớp 5 học kì 1 Đề 1 A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I/ Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Chuyện một khu vườn nhỏ (Trang 102 – TV5/T1) 2. Tiếng vọng (Trang 108 – TV5/T1) 3. Hành trình của bầy ong (Trang 117 – TV5/T1) 4. Người gác rừng tí hon (Trang 124 – TV5/T1) 5. Chuỗi ngọc lam (Trang 134 – TV5/T1) 6. Buôn Chư Lênh đón cô giáo (Trang 144 – TV5/T1) 7. Thầy cúng đi viện (Trang 158 – TV5/T1) 8. Ca dao về lao động sản xuất (Trang 168 – TV5/T1) II/ Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Trò chơi đom đóm Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế! Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả
  2. trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem " thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng. Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ 1. Bài văn trên kể chuyện gì? (0.5 điểm) A. Dùng đom đóm làm đèn B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê D. Làm đèn từ những con đom đóm 2. Những bạn nhỏ trong bài bắt đom đóm bằng vật gì? (0.5 điểm) A. Bằng chiếc chăn mỏng B. Bằng chiếc thau nhỏ C. Bằng vợt muỗi điện D. Bằng vợt vải màn 3. Những chú đom đóm được cho vào vỏ trứng để làm gì? (0.5 điểm) A. Làm đèn để học bài vào buổi tối B. Làm thành những chiếc đèn để dọa lũ con gái trong xóm chạy thục mạng. C. Làm thành những vật trang trí đẹp mắt D. Làm thành những chiếc túi thần kì, có thể bay chập chờn như ma trơi 4. Điền gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết? (0.5 điểm)
  3. A. Những đêm canh gác, anh nhìn thấy những chú đom đóm đang bay. B. Anh đang canh giữ Trường Sa và nghe được bài hát “đom đóm” C. Mỗi lần cô bạn cùng quê tới thăm đem theo vỏ trứng có cất giấu những chú đom đóm D. Mở lại món quà lưu niệm là chiếc vỏ trứng nhỏ từng bắt đom đóm bỏ vào 5. Chủ ngữ của câu “Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối” là: (0.5 điểm) A. Đầu tiên B. Chúng tôi C. Đom đóm D. Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai 6. Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống: (0.5 điểm) anh bộ đội đã trưởng thành . anh vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm một thời tuổi thơ. 7. Hãy ghi lại 1 – 2 câu nêu lên cảm nhận của em về trò chơi của các bạn nhỏ trong bài. 8. Cho câu: “Mỗi buổi tối, hàng chục con đom đóm lớn nhỏ đều phát sáng.” Tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu trên. (1 điểm) 9. Tìm một từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc. Đặt câu với từ tìm được (1 điểm) B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I/ Chính tả (4 điểm) Cái rét vùng núi cao Ở vùng núi bao giờ mùa đông cũng đến sớm. Khi những chiếc lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì dòng suối bắt đầu cạn,nước chảy dưới phần ngầm của lớp đá cuội trắng trơ. Gió từ trong khe núi ùa ra, mang theo hơi lạnh đến ghê người của đá và lá cây lúa. Thân ngải đắng
  4. bắt đầu khô lại, rễ bám chặt lấy lớp đất chai cứng và ngả sang màu nâu đen vì sương muối. Nhiều ngày, nhiều tuần, có khi cả tháng trời không có nắng, giữa tuần trăng đêm cũng chỉ lờ mờ. II/ Tập làm văn (6 điểm) Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ: đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài, Đáp án: A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) 1/Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II/ Đọc hiểu (6 điểm) 1. (0.5 điểm) C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê 2. (0.5 điểm) D. Bằng vợt vải màn 3. (0.5 điểm) D. Làm thành những chiếc túi thần kì, có thể bay chập chờn như ma trơi 4. (0.5 điểm) B. Anh đang canh giữ Trường Sa và nghe được bài hát “đom đóm” 5. (0.5 điểm) B. Chúng tôi Đầu tiên, chúng tôi // bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. TrN CN VN 6. (0.5 điểm)
  5. Tuy anh bộ đội đã trưởng thành nhưng anh vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm một thời tuổi thơ. 7. (1 điểm) Trò chơi của các bạn nhỏ trong bài đều là những trò chơi quen thuộc, gần gũi ở các làng quê. Những trò chơi gắn với một thời tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo. 8. (1 điểm) Các cặp quan hệ từ trái nghĩa trong câu trên là: lớn – nhỏ, tối – sáng 9. (1 điểm) - Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc là: vui sướng - Đặt câu: Em vui sướng khi biết tin ngày mai mẹ em sẽ về. B. KIỂM TRA VIẾT I/ Chính tả (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II/ Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: A. Mở bài (0.75 điểm) - Giới thiệu về người em muốn miêu tả - Giới thiệu về hoạt động cụ thể của người đó mà em muốn tả B. Thân bài (2.5 điểm)
  6. - Tả sơ lược về ngoại hình (1 điểm) - Tả hoạt động của người đó khi đang làm việc (dáng vẻ ra sao, thao tác như thế nào, ) (1.5 điểm) C. Kết bài (0.75 điểm) Tình cảm của em đối với người được tả * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài viết tham khảo: Trong gia đình em, người mà em thân thiết và yêu quý nhất chính là mẹ. Vì vậy nên thời gian rảnh của em em đều ở bên mẹ ngay cả khi mẹ đang làm việc hay nấu cơm. Em thích nhất là được nhìn ngắm mẹ khi mẹ đang chuẩn bị bữa cơm cho gia đình. Ngày nào cũng vậy, cứ mỗi lần đi làm về là mẹ sẽ thay một bộ quần áo giản dị, búi gọn mái tóc lên và bắt đầu chuẩn bị bữa cơm cho gia đình em. Sau khi đeo chiếc tạp dề xinh xinh màu xanh vào người, mẹ sẽ bắt đầu lấy trong tủ lạnh ra rất nhiều thực phẩm tươi ngon mà mẹ đã chuẩn bị từ trước để làm nguyên liệu cho bữa cơm. Rau mẹ sẽ rửa sạch sau đó đun nước để luộc lên còn thịt mẹ sẽ rán lên cho em ăn. Từng khâu mẹ chuẩn bị đều đâu ra đó vô cùng tươm tấp. Dáng người nhỏ bé đó cứ chạy đi chạy lại để có thể nấu được bữa cơm gia đình thật ngon. Mẹ em giỏi lắm, mẹ có thể một mình sử dụng cả hai bếp để làm hai món ăn khác nhau. Đặc biệt em vô cùng ấn tượng với cách mẹ sử dụng dao trông thật điêu luyện như một người đầu bếp chuyên nghiệp.Từng loại rau hay từng miếng thịt dưới vết dao của mẹ đều được chia thành từng phần nhỏ vừa đủ trông rất hấp dẫn. Mẹ nấu ăn với cả niềm say mê và lòng nhiệt huyết như muốn cho cả gia vị yêu thương của mình vào trong món ăn. Có lẽ vì vậy mà từng món mẹ nấu lên đều được cả nhà tấm tắc khen ngon. Thỉnh thoảng trên trán mẹ
  7. sẽ đổ một vài giọt mồ hôi có lẽ vì đứng cạnh bếp đun quá nóng hoặc có thể do mẹ vừa phải làm việc vừa phải chuẩn bị bữa ăn cho gia đình nên chắc chắn sẽ thấy rất mệt. Thế nhưng chưa bao giờ em thấy mẹ than thở một câu nào mà ngược lại trên gương mặt mẹ còn toát lên niềm vui vẻ và say mê đến lạ. Đã có lần em hỏi mẹ xem mẹ có mệt không thì mẹ bảo rằng được nấu ăn cho những người mình yêu thương là một niềm hạnh phúc lớn lao. Quả thật mẹ như cho vào những món ăn của mình cả những tình yêu sự yêu thương tận tình của mẹ vậy. Mỗi bữa cơm mẹ chuẩn bị đều vô cùng đa dạng và vô cùng ngon miệng. Hình ảnh mẹ đang nấu cơm sẽ mãi là một hình ảnh đẹp đầy ấm áp trong trái tim em. Em tự nhủ sẽ học nấu ăn để sau này có thể nấu giỏi như mẹ. Đề thi Tiếng Việt lớp 5 học kì 1 Đề 2 A. Phần đọc I. ĐỌC HIỂU: (7 điểm) Đọc thầm bài văn sau: Mưa xuân Mưa xuân cũng thật khác đời. Những giọt mưa cực nhỏ, chỉ lớn hơn những giọt sương chút đỉnh. Sương rơi lưa thưa, có khi như vô hình. Chỉ sáng ra mới thấy long lanh, lấp lánh, treo đầy ngọn cỏ, treo lên những chiếc mạng nhện, giăng giữa trời đất rộng lớn. Còn mưa xuân thì hạt hạt nối nhau, lất phất trong bầu trời, thả nhẹ xuống cây, xuống hoa, xuống lá, thả nhẹ trên vai, trên tóc, trên nón, trên mũ người đi đường Mưa xuân đem theo sự ấm áp của trời, sự đằm thắm của đất. Bởi mùa xuân đem theo ngọn gió đông về thay cho gió bấc buốt lạnh của mùa đông. Gió đông là chồng lúa chiêm. Cánh đồng như bừng tỉnh. Từ những dảnh mạ đanh khô, có khi tướp táp, lúa xuân bỗng xanh ngần lên, một màu xanh non, mỡ màng, đầy hứa hẹn. Và trên những cây xoan, cây bàng ngủ đông, những cành khô bỗng tách vỏ, nảy ra những búp xuân trong như ngọc. Ngô Văn Phú
  8. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng và làm bài tập theo yêu cầu: Câu 1: Từ ngữ nào được tác giả dùng để miêu tả vẻ đẹp của nhưng giọt sương xuân? (0.75đ) A. Rơi lưa thưa có khi như vô hình, long lanh, lấp lánh trên đầu ngọn cỏ . B. Hạt hạt nối nhau, lất phất trong bầu trời. C. Cực nhỏ, chỉ lớn hơn những giọt mưa chút đỉnh, D. Thả nhẹ trên vai, trên tóc, trên nón, trên mũ người đi đường Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy mưa xuân cũng thật khác đời? (0.75đ) A. Long lanh, lấp lánh, treo đầy ngọn cỏ. B. Giọt mưa cực nhỏ, hạt nối hạt, lất phất trong bầu trời, thả nhẹ xuống cây, xuống hoa, xuống lá, thả nhẹ trên vai, trên tóc. C. Giọt mưa cực lớn, long lanh, lấp lánh, treo đầy ngọn cỏ, treo lên những chiếc mạng nhện, giăng giữa trời đất rộng lớn. D. Mưa lưa thưa, có khi như vô hình. Câu 3: Những hình ảnh nào có trong bài miêu tả sức sống của cây cối dưới mưa xuân? (0,75đ) A. Cánh đồng như bừng tỉnh, nảy những búp xuân trong như ngọc. B. Mưa xuân đem theo ngọn gió đông về thay cho gió bấc buốt lạnh của mùa đông. C. Cánh đồng như bừng tỉnh, lúa xuân bỗng xanh ngần lên, xanh non, mỡ màng; những cây xoan, cây bàng bỗng tách vỏ, nảy ra những búp xuân trong như ngọc. D. Mưa xuân đem theo sự ấm áp của trời, sự đằm thắm của đất. Câu 4: Dòng nào sau đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “long lanh”?(0.5đ) A. lung lay,lấp lánh, lóng lánh B. Nhấp nháy, lung linh, lấp lánh C. lóng lánh, lung linh, lấp lánh
  9. D. lung linh, lấp lánh, rung rinh Câu 5: Bộ phận chủ ngữ trong câu “Từ những dảnh mạ đanh khô, lúa xuân bỗng xanh ngần lên, một màu xanh non, mỡ màng, đầy hứa hẹn.” Là. (0,75đ) A. những dảnh mạ đanh khô B. lúa xuân C. lúa xuân bỗng xanh ngần lên D. một màu xanh non Câu 6: Câu “Mưa xuân đem theo sự ấm áp của trời, sự đằm thắm của đất.”. Có mấy danh từ? (0.5đ) A. 2 danh từ, là: B. 3 danh từ, là: C. 4 danh từ, là: D. 5 danh từ, là: Câu 7: Từ “xuân” trong hai câu thơ “Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” là: ( 0.5đ) A. Từ đồng âm B. Từ đồng nghĩa C. Từ trái nghĩa D. Từ nhiều nghĩa Câu 8: Trong câu: “Còn mưa xuân thì hạt hạt nối nhau, thả nhẹ xuống cây, xuống hoa, xuống lá” có mấy quan hệ từ: (0.5đ) A. Một quan hệ từ (Đó là ). B. Hai quan hệ từ (Đó là ). C. Ba quan hệ từ (Đó là ). D. Bốn quan hệ từ ( Đó là ).
  10. Câu 9: Trong bài văn trên em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?(1 đ) Câu 10: Viết một câu có trạng ngữ bổ sung ý nghĩa chỉ phương tiện cho câu. Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ đó. (1 điểm). II. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm) - Nội dung kiểm tra: Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc đã học (Từ tuần 11 đến tuần 17) đọc đúng, đọc hay, tốc độ khoảng 100 tiếng/phút. (Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc). - Hình thức kiểm tra: Giáo viên ghi tên bài, số trang trong SGK TV5 vào phiếu, cho HS bốc thăm và đọc đoạn văn do giáo viên yêu cầu. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I. Chính tả nghe - viết (2 điểm, 15 – 20 phút): Bài viết: “Mùa thảo quả” - Sách TV Lớp 5 tập 1 (trang 113) Viết đoạn: (từ: thảo quả trong rừng Đản Khao đã chín nục .lấn chiếm không gian.) II. Tập làm văn (8 điểm, 30 - 35 phút): Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Em hãy tả hình dáng và tính tình một người thân trong gia đình em. Đề 2: Em hãy tả một em bé ở tuổi tập nói, tập đi. Đáp án đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 Đ) I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
  11. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm) Câu 1: (0,75) A. Câu 2: (0,75) B. Câu 3: (0,75) C. Câu 4: (0,5đ) C. lóng lánh, lung linh, lóng lánh Câu 5: (0,75) B. lúa xuân Câu 6: (0,5đ) D. 5 danh từ, là: mưa xuân, sự ấm áp, trời, sự đằm thắm, đất Câu 7: (0,5đ) D .Từ nhiều nghĩa Câu 8: (0,5đ) B. Hai quan hệ từ (Đó là: còn, thì.). Câu 9: (1,0đ) HS nêu được hình ảnh đẹp và giải thích được vì sao? (1 điểm) Chỉ nêu mà không giải tích hợp lí cho 0,5 điểm Câu 10: (1,0đ) HS đặt được câu đúng yêu vầu và gạch chân đúng bộ phận trạng ngữ ( 1 điểm) nếu chỉ đặt đúng câu có TN chỉ phương tiện mà không gạch trừ 0,25 điểm B/- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm ) I- Chính tả: (2 điểm): - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. * Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp, trừ 0,25 điểm toàn bài. II. Tập làm văn (8đ): - Điểm thành phần được chia như sau: + Mở bài: 1 điểm. + Thân bài: 4 điểm (Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ). + Kết bài: 1 điểm. + Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.
  12. + Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm. + Sáng tạo: 1 điểm. Đề thi Tiếng Việt lớp 5 học kì 1 Đề 3 A. Phần đọc I . ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm): Giáo viên kiểm tra trong các tiết ôn tập theo hướng dẫn KT đọc thành tiếng cuối kì I. II . ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (7 điểm): thời gian làm bài 30 phút Trái tim nhiều thương tích Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một trái tim. Trên khung giấy trắng đang dần hiện ra một trái tim thật hoàn hảo khiến mọi người đứng xem đều trầm trồ khen ngợi. Bỗng một ông lão đi đến. Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thoạt nhìn rất lạ, nhìn thật kĩ thì đó là hình một trái tim. Chàng trai ngạc nhiên nhìn trái tim ông lão vừa vẽ và thắc mắc bởi nó bị chắp vá chằng chịt, nhưng rõ ràng vẫn là một trái tim. Trên trái tim ấy, có chỗ như bị khuyết lõm, có chỗ như bị cắt đi và được ghép nối bởi những mảnh khác nhau. Ông cụ mỉm cười rồi nói: - Đúng! Trái tim của tôi có thể không hoàn hảo bởi đó là trái tim đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu. Cậu biết không, khi tôi trao một mảnh tim của tôi cho một người thân, cha mẹ, anh chị, bạn bè và cả những người tình cờ mà tôi được gặp thì họ cũng cho tôi một mảnh tim của họ để đắp vào chỗ trống ấy. Ông lão nói tiếp: Còn những vết lõm này là phần trái tim tôi trao đi mà chưa được nhận lại. Cậu biết đấy, tình yêu trao đi mà chẳng cần đến sự đền đáp. Dù những khoảng
  13. trống này nhiều lúc làm tôi đau đớn, nhưng cũng chính nhờ chúng mà tôi có động lực để khao khát được sống và có niềm tin một ngày mai tốt đẹp hơn. Đám đông im lặng, còn chàng trai không giấu được nỗi xúc động của mình. Theo hạt giống tâm hồn Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu Câu 1/ Cậu bé trong bài vẽ gì trên khung giấy trắng? Viết câu trả lời của em. Câu 2/ Vì sao chàng trai ngạc nhiên trước bức tranh vẽ trái tim của ông lão? a. Vì trái tim ông lão vẽ rất đẹp. b. Vì trái tim ông lão vẽ có nhiều vết vá chằng chịt và những vết lõm. c. Vì trái tim ông lão vẽ rất lạ khiến nhiều người xúc động. Câu 3/ Những mảnh chắp vá trên trái tim của ông lão có ý nghĩa gì? a. Đó là tình yêu thương của ông lão trao cho và nhận được từ mọi người. b. Đó là những nỗi đau mà ông lão đã trải qua trong cuộc sống. c. Đó là những nét sáng tạo làm bức tranh sống động. Câu 4/ Những vết lõm trên trái tim ông lão vẽ có ý nghĩa gì? a. Đó là những tổn thương mà ông lão đã chịu đựng trong cuộc sống. b. Đó là những khó khăn, chông gai bão táp ông lão đã phải trải qua. c. Đó là những phần trái tim của ông lão trao đi mà chưa được nhận lại. Câu 5/ Đặt mình vào vai chàng trai, sau khi nghe ông lão giải thích về trái tim mình vẽ, em cảm thấy như thế nào và sẽ làm gì?
  14. Câu 6/ Câu văn “Trái tim của tôi có thể không hoàn hảo bởi đó là trái tim đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu.” * Có mấy quan hệ từ? Đó là những từ nào? Viết câu trả lời của em. * Các đại từ xưng hô có trong câu trên là: Câu 7/ Tìm 2 danh từ, 2 động từ, 2 tính từ có trong câu văn: “Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thoạt nhìn rất lạ, nhìn thật kĩ thì đó là hình một trái tim.” - 2 danh từ là: - 2 động từ là: - 2 tính từ là: Câu 8/ Đặt câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến nói về một trong những nhân vật trong câu chuyện trên. B. Phần Viết I- Chính tả Nghe viết (2 điểm) Mẹ tôi
  15. Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, mẹ đã cho con một bên mắt của mẹ và mẹ đã bán tất cả những gì có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ. (Theo Những hạt giống tâm hồn) II- Tập làm văn ( 8 điểm) Em hãy tả lại một người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em ) mà em yêu quý. Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 5 học kì 1 A. Phần đọc Câu Gợi ý trả lời Điểm Câu 1 Vẽ trái tim thật hoàn hảo trên trang giấy trắng 0.5 Câu 2 Đáp án b 0.5 Câu 3 Đáp án a 0.75 Câu 4 Đáp án c 1 HS giải thích đúng và có hành động phù hợp với tình huống trong bài mỗi ý cho 0.5 điểm. VD: Cảm thấy xúc động nhận ra vẻ đẹp và sức mạnh của trái tim không phải chỉ để giữ kĩ không có vết tích, không có tổn Câu 5 1 thương mà trái lại đó biết chia sẻ, biết yêu thương, dám yêu và dám sống sẵn sàng cho đi, trái tim đẹp hơn – cho 0,5 điểm - Cầm bút cắt đi một phần trái tim hoàn hảo của mình đắp vào chỗ lõm đó. ( 0.5 đ)
  16. Học sinh nêu được các ý khác phù hợp với câu hỏi, GV linh hoạt cho điểm. * HS nêu được 4 quan hệ từ: của, bởi, và, của cho 1 điểm, 1 thiếu 1 từ trừ 0.25 điểm Câu 6 * 2 đại từ xưng hô: tôi, cậu 0.5 HS tìm đúng mỗi loại cho 0,25 điểm, sai hoặc thiếu không cho điểm Câu 7 - 2 danh từ là: Ông, bức tranh 0.75 - 2 động từ là: vẽ, nhìn - 2 tính từ là: trầm tư, lạ Đặt câu biểu thị quan hệ tăng tiến đúng yêu cầu cho 1 điểm. Thiếu dấu câu, lỗi chính tả, dùng từ trừ 0.5 điểm. Câu 8 1 ( HS đặt câu có 2 nhân vật đúng kiểu câu theo yêu cầu cho 0.5 điểm) B. Phần Viết I. Viết chính tả: 2 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm - Bài có từ 2-4 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm. Bài từ 5 lỗi chính tả trở lên cho 1 điểm. Không viết bài không cho điểm. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn: trừ 0,25 điểm toàn bài. II. Tập làm văn (8 điểm)
  17. - Viết đúng kiểm bài văn tả người có bố cục đầy đủ, rõ ràng khoảng 15 câu trở lên: 3 điểm - Tả được những đặc điểm nổi bật về ngoại hình: 1 điểm - Tả được những đặc điểm nổi bật về tính tình, hoạt động: 1 điểm - Bài viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, câu văn có hình ảnh, các ý được liên kết chặt chẽ (1,5 đ) - Biết dùng các kiến thức luyện từ và câu vận dụng trong bài hợp lí cho 0,5 đ - Nêu được tình cảm của mình với người được tả : 0.5 điểm - Chữ viết rõ ràng sạch sẽ. không mắc lỗi chính tả.(0.5 điểm) - Bài viết có từ 3 lỗi chính tả hoặc lỗi dùng trừ trở lên không cho điểm 7/8 * Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết, có thể cho các mức điểm 7,5- 7- 6,5- 6-5,5 điểm. Giáo viên lưu ý sau khi nhận bài kiểm tra, ghim bài viết dưới bài đọc hiểu, điểm trên bài đọc hiểu bao gồm: Điểm đọc tiếng, đọc hiểu, điểm đọc (GV trông chấm vào điểm), điểm môn Tiếng Việt (GV chủ nhiệm tổng hợp bài kiểm tra đọc và viết ghi điểm tổng hợp)