Đề thi học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

1. Cây lá đỏ trồng ở góc vườn nhà Loan là do ai đem về? (0.5 điểm)
A. Chị Phương
B. Ông của Loan
C. Mẹ của Loan
D. Chị Duyên
2. Vì sao ông bàn với bà và bố mẹ định chặt cây lá đỏ? (0.5 điểm)
A. Vì lá cây rụng nhiều hằng ngày gia đình Loan phải mất rất nhiều thời gian
quét lá.
B. Vì cây lá đỏ không ra quả để thu hoạch
C. Vì muốn có đất để trồng nhãn
D. Vì sợ cây lá đỏ đem lại điều không may mắn cho gia đình
pdf 16 trang Diễm Hương 15/04/2023 6440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022_2023_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2022 Số 1 A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I/ Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Chuyện một khu vườn nhỏ (Trang 102 – TV5/T1) 2. Tiếng vọng (Trang 108 – TV5/T1) 3. Hành trình của bầy ong (Trang 117 – TV5/T1) 4. Người gác rừng tí hon (Trang 124 – TV5/T1) 5. Chuỗi ngọc lam (Trang 134 – TV5/T1) 6. Buôn Chư Lênh đón cô giáo (Trang 144 – TV5/T1) 7. Thầy cúng đi viện (Trang 158 – TV5/T1) 8. Ca dao về lao động sản xuất (Trang 168 – TV5/T1) II/ Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cây lá đỏ Vườn nhà Loan có rất nhiều cây ăn quả. Riêng ở góc vườn có một cây, chẳng hiểu là cây gì. Hồi còn ở nhà, chị Phương rất quý nó và gọi nó là “cây lá đỏ”, vì cứ vào dịp gần Tết là lá cây ấy lại đỏ rực lên như một đám lửa. Một lần, đang nằm thiu thiu ngủ, Loan láng máng nghe mấy ông bàn với bà và bố mẹ định trồng cây nhãn Hưng Yên nhưng vườn chật quá. Có lẽ phải chặt cây lá đỏ đi. Loan lo quá, liền nhắn tin cho chị Phương biết. Ba hôm sau, Loan nhận được thư của chị Phương: “Chị phải viết thư ngay cho em kẻo không kịp. Loan ơi, em nói với ông bà và bố mẹ hộ chị là đừng chặt cây lá đỏ ấy đi em nhé! Tuy quả nó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó. Em còn nhớ chị Duyên không? Chị bạn thân nhất của chị hồi xưa ấy mà! Sau khi tốt nghiệp
  2. phổ thông, chị đi học sư phạm còn chị Duyên đi xung phong chống Mĩ cứu nước. Một lần, chị Duyên đem về cho chị một nắm hạt cây lá đỏ. Chị Duyên bảo ở vùng rừng núi, nơi chị ấy làm việc có nhiều thứ cây ấy lắm. Cứ nhìn thấy cây lá đỏ, chị Duyên lại nhớ đến chị, nhớ những kỉ niệm của thời học sinh thật là đẹp đẽ. Sau lần gặp ấy, chị Duyên đã anh dũng hy sinh giữa lúc đang cùng đồng đội lấp hố bom cho xe ta ra chiến trường, em ạ ” Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra, em bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn và thấy quý cây lá đỏ hơn bao giờ hết. Theo Trần Hoài Dương. 1. Cây lá đỏ trồng ở góc vườn nhà Loan là do ai đem về? (0.5 điểm) A. Chị Phương B. Ông của Loan C. Mẹ của Loan D. Chị Duyên 2. Vì sao ông bàn với bà và bố mẹ định chặt cây lá đỏ? (0.5 điểm) A. Vì lá cây rụng nhiều hằng ngày gia đình Loan phải mất rất nhiều thời gian quét lá. B. Vì cây lá đỏ không ra quả để thu hoạch C. Vì muốn có đất để trồng nhãn D. Vì sợ cây lá đỏ đem lại điều không may mắn cho gia đình 3. Đối với chị Duyên, cây lá đỏ có ý nghĩa như thế nào? (0.5 điểm) A. Gợi nhớ những ngày ở chiến trường ác liệt nhiều lửa đạn. B. Gợi nhớ một vùng rừng núi đẹp đẽ, nơi chị Duyên làm việc. C. Gợi nhớ đến quê hương và những ngày tháng hạnh phúc bên gia đình D. Gợi nhớ đến chị Phương và tình bạn đẹp đẽ thời đi học.
  3. 4. Vì sao đọc xong thư của chị Phương, Loan bỗng thấy cây lá đỏ đẹp và thấy quý hơn bao giờ hết? (0.5 điểm) A. Vì cây lá đỏ gợi cho Loan nhớ về quê hương với những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng B. Vì Loan cảm phục sự hi sinh cao quý của chị Duyên và tình bạn đẹp của hai chị. C. Vì cây lá đỏ gợi nhớ nơi xa xôi mà chị Phương đang công tác. D. Vì Loan khâm phục sự dũng cảm của chị Phương, thêm yêu quý người chị gái của mình. 5. Dòng nào dưới đây nếu đúng nghĩa của từ kỉ niệm trong cụm từ “nhớ những kỉ niệm của thời học sinh thật là đẹp đẽ.” (0.5 điểm) A. Cái hiện lại trong trí óc về những sự việc đáng ghi nhớ đã qua. B. Cái hiện lại trong trí óc về những việc diễn ra hằng ngày. C. Vật được lưu giữ lại để gợi nhớ những sự việc đang diễn ra. D. Vật được lưu giữ lại để gợi nhớ hình ảnh của người đã khuất. 6. Dòng nào dưới đây có các từ cây đều được dùng theo nghĩa gốc? (0.5 điểm) A. Cây rau, cây rơm, cây hoa B. Cây lấy gỗ, cây cổ thụ, cây bút C. Cây lá đỏ, cây xanh, cây ăn quả D. Cây mít, cây đàn, cây đèn bàn 7. Tìm các quan hệ từ có trong đoạn văn sau? (1 điểm) Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra, em bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn và thấy quý cây lá đỏ hơn bao giờ hết. 8. Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu sau: “Vườn nhà Loan có rất nhiều cây ăn quả.” (1 điểm)
  4. 9. Tìm và ghi lại ba danh từ riêng, ba danh từ chung có trong bài văn trên. (1 điểm) B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I/ Chính tả (4 điểm) Quà tặng của chim non Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ. (theo Trần Hoài Dương) II/ Tập làm văn (6 điểm) Tả lại một người bạn thân của em Đáp án: A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) 1/Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II/ Đọc hiểu (6 điểm) 1. (0.5 điểm) D. Chị Duyên 2. (0.5 điểm) C. Vì muốn có đất để trồng nhãn
  5. 3. (0.5 điểm) D. Gợi nhớ đến chị Phương và tình bạn đẹp đẽ thời đi học. 4. (0.5 điểm) B. Vì Loan cảm phục sự hi sinh cao quý của chị Duyên và tình bạn đẹp của hai chị. 5. (0.5 điểm) A. Cái hiện lại trong trí óc về những sự việc đáng ghi nhớ đã qua. 6. (0.5 điểm) C. Cây lá đỏ, cây xanh, cây ăn quả 7. (1 điểm) Các quan hệ từ có trong đoạn văn là: của, và 8. (1 điểm) Vườn nhà Loan // có rất nhiều cây ăn quả. CN VN 9. (1 điểm) - Ba danh từ chung: vườn, học sinh, nhà - Ba danh từ riêng: Loan, Duyên, Phương, Hưng Yên B. KIỂM TRA VIẾT I/ Chính tả (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II/ Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: A. Mở bài (0.75 điểm) Giới thiệu về người bạn mà em muốn tả B. Thân bài (2.5 điểm)
  6. - Tả ngoại hình - Tả tính cách, tài năng - Nhắc lại kỉ niệm với bạn C. Kết bài (0.75 điểm) Tình cảm của em đối với bạn * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài viết tham khảo: Người bạn thân nhất của em, cũng là người bạn hàng xóm đã chơi với em từ lúc mới tập đi. Đó chính là Hoàng Oanh. Oanh là một cô bé mạnh mẽ và nghịch ngợm. Tuy mới học lớp 5, nhưng Oanh đã cao 1m6 rồi. Với vóc dáng cân đối và nước da trắng, cậu ấy luôn được mọi người khen ngợi. Khuôn mặt của Oanh là kiểu khuôn mặt trái xoan. Tuy không quá xinh xắn, nhưng cậu ấy vẫn rất ưa nhìn. Đẹp nhất là đôi mắt đen to tròn như biết nói của Oanh. Đặc biệt, khi cậu ấy mỉm cười, đôi mắt khẽ nheo lại, long lanh như chứa đựng cả bầu trời sao. Là con gái, nhưng Oanh rất khỏe và chơi thể thao rất cừ. Cậu ấy cũng rất năng động, luôn tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể. Chỗ nào có Oanh là sẽ trở nên ồn ào và vui vẻ. Bởi cậu ấy rất giỏi khuấy động bầu không khí. Lúc nào em cũng thấy hạnh phúc khi có một người bạn thân như Hoàng Oanh. >> Chi tiết: Tả bạn thân Hay Chọn Lọc Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2022 Số 2 A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 Đ) I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
  7. - Nội dung kiểm tra: Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 100 chữ thuộc chủ đề đã học từ tuần 11 đến tuần 17. - Hình thức kiểm tra: Giáo viên ghi tên bài, số trang trong SGK TV5 vào phiếu, cho HS bốc thăm và đọc đoạn văn do giáo viên yêu cầu. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) 2.1. Đọc thầm bài văn sau: Cổ tích về ngọn nến Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ ngọn nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lùi bóng tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm. Mọi người trong phòng nhốn nháo bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Đèn dầu được thắp lên, còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ. Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến. Theo Nguyễn Quang Nhân
  8. 2.2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: (0,5đ) Khi mang lại ánh sáng cho căn phòng và được mọi người khen ngợi thì ngọn nến cảm thấy thế nào ? a. Tự mãn và hãnh diện b. Hân hoan, vui sướng. c. Buồn thiu vì thiệt thòi. d. Lung linh cháy sáng. Câu 2: (0,5đ) Tại sao ngọn nến lại nương theo gió và tắt phụt đi ? a. Vì nó đã cháy hết mình. b. Vì nó cảm thấy mình không còn cần thiết nữa. c. Vì đã có đèn dầu. d. Vì nó cảm thấy thiệt thòi. Câu 3: (1,0đ) Thân phận của nến ra sao khi đèn dầu được thắp lên? a. Bị bỏ vào ngăn kéo tủ, khó có dịp được cháy sáng. b. Nến càng lúc càng ngắn lại. c. Nến vui sướng vì không phải cháy sáng nữa. d. Nến bị gió thổi tắt phụt đi. Câu 4: (1,0đ) Nến buồn thiu và chợt nhận ra điều gì? a. Thấy mình chỉ còn một nửa. b. Chẳng bao lâu nữa sẽ tàn mất thôi. c. Hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người. d. Ánh sáng của nó đã đẩy lùi bóng tối xung quanh. Câu 5: (1,0đ) Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “vui sướng”? a. vui buồn
  9. b. sung sướng c. sầu não d. hãnh diện Câu 6: (1,0đ) Từ ngữ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào? Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ d. Đại từ Câu 7: (1,0đ) Tìm 5 từ miêu tả làn da của người: . Câu 8: (1,0đ) Đặt câu có từ “cổ” là từ đồng âm. (Đặt một hoặc hai câu). . . B/ KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I. Viết chính tả: (2đ) (nghe – viết), Bài viết: “Chữ nghĩa trong văn miêu tả ” - Sách TV Lớp 5 tập 1 (trang 160) Viết đoạn đầu: (từ: Trong miêu tả, .giữa không trung.) II - Tập làm văn: (8đ) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Em hãy tả hình dáng và những nết tốt một bạn trong lớp em được nhiều người quý mến. Đề 2: Em hãy tả một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.
  10. Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10Đ) I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) Câu 1: b. Hân hoan, vui sướng. Câu 2: d. Vì nó cảm thấy thiệt thòi. Câu 3: a. Bị bỏ vào ngăn kéo tủ, khó có dịp được cháy sáng. Câu 4: c. Hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người. Câu 5: c. sầu não Câu 6: . d. Đại từ Câu 7: (1,0đ) Tìm 5 từ miêu tả làn da của người: Trắng trẻo, trắng nõn nà, trắng hồng, trắng như trứng gà bóc, đen sì, ngăm đen, ngăm ngăm, bánh mật, đỏ như đồng hun, mịn màng, mát rượi, mịn như nhung, nhẵn nhụi, căng bóng, nhăn nheo, sần sùi, xù xì, thô ráp, Câu 8: (1,0đ) Đặt câu có từ “cổ” là từ đồng âm. (Đặt một hoặc hai câu). Chiếc bình cổ này rất đẹp. Bữa nào trời lạnh em phải mặc áo kín cổ. II/- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1- Chính tả: (2 điểm): - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
  11. * Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp, trừ 0,25 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn (8đ): - Điểm thành phần được chia như sau: + Mở bài: 1 điểm. + Thân bài: 4 điểm (Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ). + Kết bài: 1 điểm. + Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm. + Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm. + Sáng tạo: 1 điểm. * Gợi ý đáp án như sau: a/ Mở bài: 1 điểm. Giới thiệu được người sẽ tả: Ai? Có quan hệ với em thế nào? . (GT trực tiếp hoặc gián tiếp). b/ Thân bài: 4 điểm. * Tả hình dáng: (2đ) - Tả bao quát: tầm thước, tuổi tác, cách ăn mặc, - Tả chi tiết: gương mặt, đầu tóc, da dẻ, mắt, mũi, răng, tai, * Tả tính tình, hoạt động: (2đ) Thông qua lời nói, cử chỉ, việc làm, Điểm thành phần được chia như sau: Nội dung: 1.5đ; kĩ năng: 1.5 đ; Cảm xúc: 1đ c/ Kết bài: 1 điểm. Nói lên được tình cảm của mình về người vừa tả (yêu quý, mơ ước, trách nhiệm).
  12. * LƯU Ý: - Chữ viết đẹp, đúng chính tả: 0,5 điểm. - Dùng từ đặt câu đúng và hay: 0,5 điểm. - Bài làm sáng tạo, biết dùng từ ngữ gợi tả, biểu cảm; biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa phù hợp trong miêu tả: 1 điểm. Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2022 Số 3 I. ĐỌC HIỂU TÔI YÊU BUỔI TRƯA Buổi sáng, rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành mát mẻ Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích. Tôi thích buổi sáng, và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà mọi ngưòi ghét : buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất. Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ tôi cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi ngưòi có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương. Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè ! (Nguyễn Thuỳ Linh) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :
  13. Câu 1. Bạn nhỏ trong bài cho rằng nhiều người yêu buổi sáng vì lí do gì ? a. Có màn sương lãng mạn, sự sống đang hồi sinh. b. Có bầu không khí trong lành, mát mẻ. c. Cả hai ý trên. Câu 2. Theo bạn nhỏ, nhiều người yêu buổi chiều vì lí do gì ? a. Có ngọn gió mát thổi nhẹ, có ánh sáng hoàng hôn. b. Có khói bếp cùng với làn sương lam. c. Cả hai ý trên. Câu 3. Dòng nào nêu đúng thời gian bạn nhỏ yêu thích nhất ? a. Buổi trưa. b. Buổi trưa mùa hè. c. Buổi trưa mùa đông. Câu 4. "Nhẹ, êm và dễ chịu" là đặc điểm của buổi trưa mùa nào ? a. Mùa xuân b. Mùa đông c. Mùa thu Câu 5. Lí do quan trọng nhất để bạn nhỏ yêu thích buổi trưa mùa hè là gì ? a. Nhờ buổi trưa hè mà mọi người có rơm, củi khô để đun bếp. b. Nhờ buổi trưa hè mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm. c. Nhờ buổi trưa hè mà bạn nhỏ hiểu được nỗi nhọc nhằn của cha mẹ và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương. Câu 6. Bài viết nhằm mục đích gì ? a. Tả cảnh buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều ở làng quê. b. Ca ngợi những người nông dân suốt đời một nắng hai sương và thấm thía một nỗi biết ơn họ.
  14. c. Kể ra những công việc người nông dân cần làm để tạo ra hạt thóc hạt gạo. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. Đi thóc trong bài có nghĩa là gì ? a. Đem thóc ra phơi. b. Vun thóc lại thành đống. c. Dùng chân rê trên mặt sân có thóc đang phơi để trở đều cho thóc chóng khô. d. Giẫm lên thóc. Câu 2. Thành ngữ nào không đồng nghĩa với Một nắng hai sương ? a. Thức khuya dậy sớm. b. Cày sâu cuốc bẫm. c. Đầu tắt mặt tối. d. Chân lấm tay bùn. Câu 3. Tìm các từ chỉ thiên nhiên có trong bài văn trên. Câu 4. Câu "Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè !" thuộc kiểu câu gì ? a. Câu kể b. Câu cảm c. Câu khiến III. CẢM THỤ VĂN HỌC Dựa vào ý của câu cuối bài, hãy viết tiếp để hoàn chỉnh đoạn văn nêu rõ lí do em yêu thích mùa hè : Trưa mùa hè không dịu êm như mùa xuân, không rót mật nên thơ như mùa thu, không ấm áp như trưa mùa đông. Trưa hè, nắng như đổ lửa nhưng em yêu nó nhất vì những buổi trưa này đã giúp em hiểu ra rằng III. TẬP LÀM VĂN
  15. Câu 1. Em hãy viết đoạn văn tả mảnh sân nhà em giữa trưa hè trong mùa thu hoạch, có phần mở đầu như sau : Trưa hè, nắng như đổ lửa xuống sân Câu 2. Hãy viết đoạn văn tả một buổi trong ngày. Đáp án: I. ĐỌC HIỂU Câu 1 Câu 2 Câu 3 c c b Câu 4 Câu 5 Câu 6 a c b II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. c Câu 2. b. Câu 3. trưa, sáng, sương, bầu không khí, chiều, gió, hoàng hôn, sương lam, mùa đông, mùa thu, nắng vàng, nắng, mùa xuân, mùa hè, trưa hè. Câu 4. b. III. CẢM THỤ VĂN HỌC Tham khảo: Trưa mùa hè không dịu êm như mùa xuân, không rót mật nên thơ như mùa thu, không ấm áp như trưa mùa đông. Trưa hè, nắng như đổ lửa nhưng em yêu nó nhất. Dưới cái nắng như thiêu như đốt ấy, ai cũng muốn trốn trong bóng râm. Thế mà, bố mẹ em vẫn phải ra sân nóng như cái chảo rang ấy để dũi thóc, gẩy rơm, mặc cho mồ hôi nhễ nhại trên khuôn mặt đỏ bừng hằn rõ nỗi vất vả, mệt nhọc. Nhưng nếu không có cái nắng trưa này thì liệu sân thóc kia sẽ ra sao ? Rơm rạ kia sẽ thế nào ? Còn quần áo củi lửa nữa chứ,
  16. Tôi thầm cảm ơn buổi trưa hè, cảm ơn người nông dân, cảm ơn bố mẹ đã một nắng hai sương để làm ra hạt thóc vàng nuôi tôi khôn lớn. (Nguyễn Văn Tuấn) IV. TẬP LÀM VĂN Đề bài 1 Dàn bài: - Cảnh vật cần tả là cảnh gì ? Tả cảnh trong thời gian nào ? - Lúc đó, thời tiết ra sao ? Trên sân có những gì ? - Hoạt động gì diễn ra trên sân ? Tham khảo: Trưa hè, nắng như đổ lửa xuống sân nhà tôi. Mặt sân được làm bằng bê tông nóng như chảo rang. Xung quanh sân, những sợi rơm vàng óng bị nắng chiếu cong lên và lạo xạo dưới mỗi bước chân của mẹ. Ở giữa sân là chỗ mẹ tôi phơi thóc. Dưới cái nắng như thiêu như đốt ấy, mẹ tôi vẫn ra sân dũi thóc bằng đôi chân trần. Sau mỗi bưóc dũi, từng rãnh thóc hiện ra đều đặn như những dòng kẻ trên trang vở của tôi. Trên dây phơi, những bộ quần áo đủ màu sắc, khô cong thơm mùi nắng. (Nguyễn Thị Sen) Đề bài 2 Dàn bài: - Em thích buổi nào trong ngày ? Vào mùa nào trong năm ? - Mùa đó, vào buổi em tả, thời tiết ra sao ? - Trong buổi đó có những hoạt động chính nào ? (Người, vật, )