Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 5 - Đề số 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Học sinh đọc thầm bài “ Tà áo dài Việt Nam ”, SGK TV 5, tập 2- trang 122. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng ở các câu sau :

Câu 1:(1 đ) Chiếc áo dài cổ truyền có hai loại ?

A. Áo tứ thân và áo năm thân

B. Áo hai thân và áo ba thân

C. Áo một thân và áo hai thân

Câu 2:( 1 đ) Áo tứ thân, được may từ ?

A. Hai mảnh vải

B. Bốn mảnh vải

C. Ba mảnh vải

Câu 3:( 0,5đ) Chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Từ những năm ... của thế kỉ .....?

A. Từ những năm 20 của thế kỉ XIX

B. Từ những năm 30 của thế kỉ XIX

C. Từ những năm 30 của thế kỉ XX

Câu 4: ( 0,5 đ) Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của ?

A. Người phụ nữ

B. Người phụ nữ Việt Nam

C. Người phụ nữ và phụ nam Việt Nam

doc 6 trang Đường Gia Huy 29/07/2023 3301
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 5 - Đề số 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_2_tieng_viet_5_de_so_4_nam_hoc_2021_2022_co_da.doc

Nội dung text: Đề thi học kì 2 Tiếng Việt 5 - Đề số 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Đề thi Tiếng Việt lớp 5 kì 2 năm 2021 - Đề số 4 A. Kiểm tra Đọc I. Phần đọc : ( 10 điểm ) 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc thành tiếng một đoạn với 1 trong 3 bài tập đọc sau ( 2 điểm ) Giáo viên nêu ra một câu hỏi ứng với nội dung đoạn vừa đọc để HS trả lời. ( 1 điểm) a/ Bài Một vụ đắm tàu - SGK TV 5, tập 2, trang 108 . + Đọc đoạn 1( Từ Trên chiếc tàu đến với họ hàng) 1/ Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu – li – ét – ta ? + Đọc đoạn 2( Từ Đêm xuống đến băng cho bạn) 2/ Giu – li-ét –ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ? b/ Bài Con gái - SGK TV 5, tập 2, trang 112. + Đọc đoạn 1( Từ Mẹ sắp sinh em bé đến buồn buồn.) 1/ Tìm câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh em gái ? + Đọc đoạn 2( Từ Đêm, Mơ trằn trọc đến Tức ghê.) 2/ Tìm những chi tiết cho thấy Mơ không thua gì các bạn trai ? c / Bài Công việc đầu tiên- SGK TV 5, tập 2, trang 126 + Đọc đoạn 1( Từ Một hôm đến không biết giấy gì .) 1/ Công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao cho chị Út là gì ? + Đọc đoạn 2( Từ Nhận công việc đến vừa sáng tỏ.) 2/ Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rãi hết truyền đơn ? 2. Đọc hiểu: ( 4 điểm )
  2. Học sinh đọc thầm bài “ Tà áo dài Việt Nam ”, SGK TV 5, tập 2- trang 122. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng ở các câu sau : Câu 1:(1 đ) Chiếc áo dài cổ truyền có hai loại ? A. Áo tứ thân và áo năm thân B. Áo hai thân và áo ba thân C. Áo một thân và áo hai thân Câu 2:( 1 đ) Áo tứ thân, được may từ ? A. Hai mảnh vải B. Bốn mảnh vải C. Ba mảnh vải Câu 3:( 0,5đ) Chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Từ những năm của thế kỉ ? A. Từ những năm 20 của thế kỉ XIX B. Từ những năm 30 của thế kỉ XIX C. Từ những năm 30 của thế kỉ XX Câu 4: ( 0,5 đ) Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của ? A. Người phụ nữ B. Người phụ nữ Việt Nam C. Người phụ nữ và phụ nam Việt Nam Câu 5: (1đ) Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ? Câu 6: (1đ) Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài ? 3. Luyện từ và câu: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng ở các câu sau : Câu 1:( 1 đ) Điền những chữ còn thiếu trong câu tục ngữ, ca dao sau Muốn sang thì bắc
  3. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy A. cầu kiều B. cầu tre C. cầu dừa Câu 2: (0,5 đ) Chọn quan hệ từ nào dưới đây cho thích hợp với chỗ trống trong câu sau: Thầy phải kinh ngạc chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. A. nhờ B. vì C. bởi Câu 3:( 0,5 đ) Câu nêu cách hiểu đúng nhất về từ trẻ em: A. Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi. B. Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi . C. Người dưới 16 tuổi. Câu 4: ( 1 đ) Đặt một câu với từ “ trẻ em ” B. Kiểm tra Viết 1. Chính tả: (2 điểm ). Nghe viết bài : Tà áo dài Việt Nam ( từ Áo dài phụ nữ đến chiếc áo dài tân thời ) SGK TV 5, tập 2, trang 122 2 / Tập làm văn : ( 8 điểm ) Em hãy tả trường em trước buổi học. Đáp án đề thi cuối học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề số 4 A. Kiểm tra Đọc 1/ Đọc thành tiếng : ( 3 điểm ) + HS đọc : - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm.
  4. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng ) : 1 điểm + HS trả lời đúng một câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm. a / Bài Một vụ đắm tàu - SGK TV 5, tập 2, trang 108 . + Đọc đoạn 1( Từ Trên chiếc tàu đến với họ hàng) 1/ Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu – li – ét – ta ? Trả lời : Ma-ri-ô : bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét –ta : đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ. + Đọc đoạn 2( Từ Đêm xuống đến băng cho bạn) 2/ Giu – li-ét –ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ? Trả lời : Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, Giu-li-ét- ta chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn. b/ Bài Con gái - SGK TV 5, tập 2, trang 112. + Đọc đoạn 1( Từ Mẹ sắp sinh em bé đến buồn buồn.) 1/ Tìm câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh em gái ? Trả lời : Lại một vịt trời nữa. + Đọc đoạn 2( Từ Đêm, Mơ trằn trọc đến Tức ghê.) 2/ Tìm những chi tiết cho thấy Mơ không thua gì các bạn trai ? Trả lời : Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. / Đi học về, Mơ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. c / Bài Công việc đầu tiên- SGK TV 5, tập 2, trang 126 + Đọc đoạn 1( Từ Một hôm đến không biết giấy gì .) 1/ Công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao cho chị Út là gì ? Trả lời : Rải truyền đơn. + Đọc đoạn 2( Từ Nhận công việc đến vừa sáng tỏ.)
  5. 2/ Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rãi hết truyền đơn ? Trả lời : Chị Út giả đi bán cá như mọi bận. 2/ Đọc hiểu: ( 4 điểm) 1-A 2-B 3-C 4-B Câu 5: Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.( 1đ) 3/ Luyện từ và câu: (3điểm ) 1-A 2-B 3-C Câu 4: Học sinh có thể đặt câu : ( 1 đ) Ví dụ: - Trẻ em như nụ hoa mới nở. - Trẻ em là tương lai của đất nước. - Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. B. Kiểm tra Viết 1 / Chính tả : ( 2 điểm ). Học sinh nghe viết bài : Trong lời mẹ hát ( từ Tuổi thơ đến con sẽ bay xa ) SGK TV 5, tập 2, trang 146. 2/ Tập làm văn : ( 8 điểm ) . Đạt 8 điểm : Học sinh viết được bài văn miêu tả trường em trước buổi học theo đúng yêu cầu, có bố cục rõ ràng và đủ 3 phần : mở bài, thân bài và kết bài. Dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp , không mắc lỗi chính tả. Trình bày sạch đẹp. Cụ thể, chi tiết : - Mở bài : 2 điểm - Thân bài : 4 điểm ( nội dung : 2 điểm; kĩ năng : 2 điểm ) - Kết bài : 2 điểm Bài viết cần nêu được :
  6. + Mở bài : Giới thiệu được trường em trước buổi học sẽ tả. + Thân bài : a/ Tả từ bao quát trường em trước buổi học đến tả từng hoạt động của học sinh. b/ Thói quen sinh hoạt và hoạt động của học sinh trước buổi học. + Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em với mái trường, công ơn thầy cô và bạn bè . Tùy theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt, lỗi chính tả có thể trừ đi số điểm cho phù hợp.