Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đề số 5 (Có đáp án)

II. Đọc hiểu: (7 điểm)
Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập theo yêu cầu:
Tà áo dài Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy,…)
Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo tân thời. Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.
Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
Theo TRẦN NGỌC THÊM
Câu 1: Chiếc áo dài cổ truyền có hai loại ? (1 điểm)
A. Áo tứ thân và áo năm thân
B. Áo hai thân và áo ba thân
C. Áo một thân và áo hai thân
Câu 2: Áo tứ thân, được may từ ? (1 điểm)
A. Hai mảnh vải
B. Bốn mảnh vải
C. Ba mảnh vải
docx 9 trang Đường Gia Huy 01/02/2024 300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đề số 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022_de_s.docx

Nội dung text: Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đề số 5 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ II TIẾNG VIỆT LỚP 5 ĐỀ SỐ 5 Mô tả: Đề được biên soạn bám sát chương trình, nhằm đánh giá toàn diện kiến thức, kĩ năng của học sinh. Cấu trúc gồm 2 phần: Kiểm tra Đọc và Viết. Trong đó: + Phần Kiểm tra đọc (10 điểm): Đọc thành tiếng (3 điểm); Đọc hiểu (7 điểm) + Phần Viết (10 điểm): Nghe - viết (2 điểm) và Tập làm văn (8 điểm). A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Học sinh bốc thăm đọc thành tiếng một đoạn bài tập đọc sau (2 điểm) - Giáo viên nêu ra một câu hỏi ứng với nội dung đoạn vừa đọc để HS trả lời. (1 điểm) a) Bài Một vụ đắm tàu - SGK TV 5, tập 2, trang 108 . + Đọc đoạn 1 (Từ Trên chiếc tàu đến với họ hàng) 1. Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu – li – ét – ta ? + Đọc đoạn 2 (Từ Đêm xuống đến băng cho bạn) 2. Giu – li-ét –ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ? b) Bài Con gái - SGK TV 5, tập 2, trang 112. + Đọc đoạn 1 (Từ Mẹ sắp sinh em bé đến buồn buồn.) 1. Tìm câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh em gái ? + Đọc đoạn 2 (Từ Đêm, Mơ trằn trọc đến tức ghê.)
  2. 2. Tìm những chi tiết cho thấy Mơ không thua gì các bạn trai ? c) Bài Công việc đầu tiên- SGK TV 5, tập 2, trang 126 + Đọc đoạn 1( Từ Một hôm đến không biết giấy gì) 1. Công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao cho chị Út là gì ? + Đọc đoạn 2 (Từ Nhận công việc đến vừa sáng tỏ.) 2. Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? II. Đọc hiểu: (7 điểm) Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập theo yêu cầu: Tà áo dài Việt Nam Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy, ) Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo tân thời. Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung. Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
  3. Theo TRẦN NGỌC THÊM Câu 1: Chiếc áo dài cổ truyền có hai loại ? (1 điểm) A. Áo tứ thân và áo năm thân B. Áo hai thân và áo ba thân C. Áo một thân và áo hai thân Câu 2: Áo tứ thân, được may từ ? (1 điểm) A. Hai mảnh vải B. Bốn mảnh vải C. Ba mảnh vải Câu 3: Chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Từ những năm của thế kỉ ? (0,5 điểm) A. Từ những năm 20 của thế kỉ XIX B. Từ những năm 30 của thế kỉ XIX C. Từ những năm 30 của thế kỉ XX Câu 4: Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của ? (0,5 điểm) A. Người phụ nữ B. Người phụ nữ Việt Nam C. Người phụ nữ và phụ nam Việt Nam Câu 5: Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ? (1 điểm)
  4. Câu 6: Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài ? (1 điểm) Câu 7: Điền những chữ còn thiếu trong câu tục ngữ, ca dao sau: (1 điểm) Muốn sang thì bắc Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy A. cầu kiều B. cầu tre C. cầu dừa Câu 8: Chọn quan hệ từ nào dưới đây cho thích hợp với chỗ trống trong câu sau: (0,5 điểm) Thầy phải kinh ngạc chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. A. nhờ B. vì C. nên Câu 9: Câu nêu cách hiểu đúng nhất về từ trẻ em (0,5 điểm) A. Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi. B. Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi . C. Người dưới 16 tuổi. Câu 10: Đặt một câu với từ “trẻ em” (1 điểm) B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Nghe - viết: (2 điểm)
  5. Học sinh nghe viết bài: Trong lời mẹ hát ( từ Tuổi thơ đến con sẽ bay xa) SGK TV 5, tập 2, trang 146. II. Tập làm văn: (8 điểm) Em hãy tả trường em trước buổi học.
  6. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II TIẾNG VIỆT LỚP 5 ĐỀ SỐ 5 A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm - HS trả lời đúng một câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. a. Bài Một vụ đắm tàu - SGK TV 5, tập 2, trang 108 . + Đọc đoạn 1 (Từ Trên chiếc tàu đến với họ hàng) 1. Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu – li – ét – ta ? Trả lời : Ma-ri-ô: bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét –ta: đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ. + Đọc đoạn 2 (Từ Đêm xuống đến băng cho bạn) 2. Giu – li-ét –ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ? Trả lời : Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, Giu-li-ét- ta chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn. b. Bài Con gái - SGK TV 5, tập 2, trang 112. + Đọc đoạn 1 (Từ Mẹ sắp sinh em bé đến buồn buồn.) 1. Tìm câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh em gái ? Trả lời: Lại một vịt trời nữa.
  7. + Đọc đoạn 2 (Từ Đêm, Mơ trằn trọc đến Tức ghê.) 2. Tìm những chi tiết cho thấy Mơ không thua gì các bạn trai ? Trả lời : Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. / Đi học về, Mơ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. c. Bài Công việc đầu tiên - SGK TV 5, tập 2, trang 126 + Đọc đoạn 1 (Từ Một hôm đến không biết giấy gì.) 1. Công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao cho chị Út là gì ? Trả lời: Rải truyền đơn. + Đọc đoạn 2 (Từ Nhận công việc đến vừa sáng tỏ.) 2. Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rãi hết truyền đơn ? Trả lời: Chị Út giả đi bán cá như mọi bận. II. Đọc hiểu Câu 1 2 3 4 7 8 9 Đáp án A B C B A B C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1 0,5 0,5 Câu 5: (1 điểm) Chiếc áo dài có vai trò: làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo. Câu 10: (1 điểm) Ví dụ: - Trẻ em như nụ hoa mới nở. - Trẻ em là tương lai của đất nước.
  8. - Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. B. KIỂM TRA VIẾT I. Nghe - viết - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết đúng độ cao, rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định ) trừ mỗi lỗi 0,2 điểm. II. Tập làm văn - Học sinh viết được bài văn miêu tả trường em trước buổi học theo đúng yêu cầu, có bố cục rõ ràng và đủ 3 phần : mở bài, thân bài và kết bài. Dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp , không mắc lỗi chính tả. Trình bày sạch đẹp. Cụ thể, chi tiết : + Mở bài: 2 điểm + Thân bài: 4 điểm (nội dung: 2 điểm; kĩ năng: 2 điểm ) + Kết bài: 2 điểm Bài mẫu tham khảo Vì nhà ở gần trường nên em được giao nhiệm vụ cầm chìa khóa lớp. Cũng vì vậy mà mỗi sáng em được tới trường sớm hơn một chút, được tận hưởng khung cảnh quang đãng của trường trước buổi học. Đôi chân em bước thật nhanh đến trường, cánh cổng thấp thoáng phía đằng xa vẫn luôn đứng đó như mời gọi chúng em: “Các bạn nhỏ ơi hãy nhanh chân đến trường”. Đối với em đó như là cánh cổng thần kì mà mỗi lần bước chân qua em ngỡ như mình bước vào một thế giới hoàn toàn mới. Ở đó có những thầy cô giáo mà em luôn kính trọng, có những người bạn mà em vô cùng yêu thương. Buổi sớm, những tia nắng ban mai chiếu xuyên qua kẽ lá khiến cho khung cảnh trở nên lung linh hơn. Tấm biển mang tên ngôi trường nằm hiên ngang phía trên cánh cổng. Được là một phần của ngôi trường này luôn khiến em cảm thấy tự hào. Sân trường lúc này
  9. vẫn còn khá vắng vẻ, nhiều lớp học vẫn còn khóa cửa. Chỉ có lác đác vài bạn học sinh đến trường sớm để mở cửa lớp giống như em hoặc đến sớm để làm vệ sinh lớp học. Trên sân trường, những hàng cây đứng lặng im. Trên những tán cây, chùm phượng vĩ đang bắt đầu đua nở, vậy là một mùa hè nữa sắp tới. Sự yên tĩnh của sân trường nhanh chóng bị phá vỡ khi gần đến giờ vào lớp. Học sinh tới trường ngày một đông hơn. Các bạn đến trường thành từng nhóm, tiếng cười tiếng nói vang dội một góc trời. Khi tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp vang lên, tất cả các bạn học sinh lại ùa vào lớp để chuẩn bị cho tiết học đầu tiên. Quang cảnh buổi sáng ở trường em thật đẹp làm sao. Những hình ảnh này sẽ luôn in sâu trong tâm trí của em và sau này dù có đi những đâu thì khoảng thời gian học tập dưới ngôi trường này vẫn là khoảng thời gian mà em nhớ mãi không quên. (Sưu tầm)