Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đề số 9 (Có đáp án)

II. Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
ĐƯỜNG ĐUA CỦA NIỀM TIN
Thủ đô Mê-xi-cô một buổi tối mùa đông năm 1968. Đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-da-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lim-píc với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy.
Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Búc Grin-xpan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn tại đó, đang ngạc nhiên nhìn anh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu được sự tò mò, Grin-xpan bước tới chỗ Ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa.
Giôn Xti-phen Ác-va-ri trả lời bằng giọng nói hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi chín ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua – mà còn là để hoàn thành cuộc đua.”
Theo Bích Thủy
Câu 1. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri là người nước nào? (0.5 điểm)
A. Mê-xi-cô
B. Tan-da-ni-a
C. Ác-hen-ti-na
D. Bra-xin
Câu 2. Ác-va-ri tham gia cuộc thi gì? Và ở bộ môn gì? (0.5 điểm)
A. Seagame, bộ môn chạy bộ
B. Seagame, bộ môn chạy nhanh
C. Olympic, bộ môn ma-ra-tông
D. Olympic, bộ môn chạy nhanh
docx 7 trang Đường Gia Huy 01/02/2024 280
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đề số 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022_de_s.docx

Nội dung text: Đề thi học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đề số 9 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ II TIẾNG VIỆT LỚP 5 ĐỀ SỐ 9 Mô tả: Đề được biên soạn bám sát chương trình, nhằm đánh giá toàn diện kiến thức, kĩ năng của học sinh. Cấu trúc gồm 2 phần: Kiểm tra Đọc và Viết. Trong đó: + Phần Kiểm tra đọc (10 điểm): Đọc thành tiếng (3 điểm); Đọc hiểu (7 điểm) + Phần Viết (10 điểm): Nghe - viết (4 điểm) và Tập làm văn (6 điểm). A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Một vụ đắm tàu (Trang 179 - TV5/Tập 2) 2. Con gái (Trang 189 - TV5/Tập 2) 3. Thuần phục sư tử (Trang 198 - TV5/Tập 2) 4. Tà áo dài Việt Nam (Trang 207 - TV5/Tập 2) 5. Công việc đầu tiên (Trang 215 - TV5/Tập 2) 6. Út Vịnh (Trang 232 - TV5/Tập 2) 7. Những cánh buồm (Trang 241 - TV5/Tập 2) 8. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Trang 249 -TV5/Tập 2) II. Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ĐƯỜNG ĐUA CỦA NIỀM TIN
  2. Thủ đô Mê-xi-cô một buổi tối mùa đông năm 1968. Đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-da-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lim-píc với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy. Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Búc Grin-xpan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn tại đó, đang ngạc nhiên nhìn anh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu được sự tò mò, Grin-xpan bước tới chỗ Ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa. Giôn Xti-phen Ác-va-ri trả lời bằng giọng nói hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi chín ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua – mà còn là để hoàn thành cuộc đua.” Theo Bích Thủy Câu 1. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri là người nước nào? (0.5 điểm) A. Mê-xi-cô B. Tan-da-ni-a C. Ác-hen-ti-na D. Bra-xin Câu 2. Ác-va-ri tham gia cuộc thi gì? Và ở bộ môn gì? (0.5 điểm) A. Seagame, bộ môn chạy bộ B. Seagame, bộ môn chạy nhanh C. Olympic, bộ môn ma-ra-tông
  3. D. Olympic, bộ môn chạy nhanh Câu 3. Ác-va-ri chạy về đích trong tình trạng cơ thể như thế nào? (0.5 điểm) A. Đang thiếu nước trầm trọng B. Chạy tập tễnh với một chân băng bó. C. Chạy tập tễnh với một tay băng bó D. Kiệt sức vì chạy đường dài. Câu 4. Khi Ác-va-ri cố gắng chạy những vòng cuối để về đích thì khung cảnh sân vận động lúc đó như thế nào? (0.5 điểm) A. Sân vận động rộn ràng tiếng reo hò. B. Sân vận động còn rất đông khán giả C. Sân vận động hầu như vắng ngắt D. Sân vận động sáng đèn nhưng không còn một ai Câu 5. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã về đích trong tình huống đặc biệt như thế nào? (0.5 điểm) A. Anh là người về đích cuối cùng B. Anh là người về đích đầu tiên C. Anh bị đau chân D. Anh vẫn tiếp tục chạy về đích khi cuộc thi đã kết thúc từ lâu Câu 6. Tại sao anh phải hoàn thành cuộc đua? (0.5 điểm) A. Vì đó là quy định của cuộc thi, phải hoàn thành bài thi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. B. Vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của một vận động viên với đất nước mình.
  4. C. Vì anh muốn gây ấn tượng với mọi người D. Vì Búc Grin-xpan - nhà làm phim tài liệu nổi tiếng đề nghị anh chạy tới cuối cùng để ông ta quay lại. Câu 7. Xác định tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau? (1 điểm) Giôn Xti-phen Ác-va-ri trả lời bằng giọng nói hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi chín ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua – mà còn là để hoàn thành cuộc đua.” Câu 8. Gạch chân dưới cụm từ dùng để thay thế cho từ in đậm trong câu sau và đặt câu với cụm từ đó: (1 điểm) Dù về cuối nhưng tôi đã hoàn thành chặng đua của mình, tôi tự hào về điều đó. Câu 9. Nội dung của câu chuyện trên là gì? (1 điểm) B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Nghe - viết (4 điểm) Cây trái trong vườn Bác Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi bò treo lủng lẳng trĩu năng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà mẹ Việt Bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca. Theo Võ Văn Trực II, Tập làm văn (6 điểm) Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II TIẾNG VIỆT LỚP 5 ĐỀ SỐ 9 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu (6 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C B C D B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 7. (1 điểm) Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu là: Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Câu 8. (1 điểm) Dù về cuối nhưng tôi đã hoàn thành chặng đua của mình, tôi tự hào về điều đó. VD: Em là người Việt Nam và em rất tự hào về điều đó Câu 9. (1 điểm) Câu chuyện khuyên chúng ta hãy luôn nỗ lực hết sức mình, kiên trì và đừng bao giờ bỏ cuộc. Hãy luôn là người trách nhiệm hoàn thành trọn vẹn công việc mà mình đang làm.
  6. B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Nghe - viết (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: (4 điểm) a. Mở bài (0.75 điểm) Giới thiệu về người mà em muốn tả b. Thân bài (2.5 điểm) - Tả ngoại hình (1 điểm) - Tả hoạt động (1 điểm) - Ấn tượng của em về người được tả (0.5 điểm) c. Kết bài (0.75 điểm) Cảm nghĩ của em về người được tả * Về hình thức: (2 điểm) - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
  7. - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài mẫu tham khảo Nắng chiều rải nhẹ trên con đường về nhà. Trên đường đi, em chợt thấy một tốp các chú thợ điện đang đo và tháo lắp chiếc công tơ ở gần khu phố em. Trong đó, người làm em chú ý nhất là một chú thợ điện đang leo lên cột điện và xem xét công tơ. Bỗng có người gọi tên chú. Thì ra, chú tên là Hiệp. Em đứng ngắm chú hồi lâu. Chú khoảng ba mươi tuổi. Bộ áo công nhân màu cam rất vừa vặn với vóc dáng to, cao của chú. Khuôn mặt chú vuông vắn. Tóc chú màu đen. Nước da chú ngăm ngăm màu bánh mật. Trông chú thật hiền từ. Thấy em cứ đứng ngây người nhìn chú, chú nở một nụ cười thật tươi. Em tiến bước đến gần chú rồi chào: “Cháu chào chú ạ!” Chú xoa đầu em: “Cháu ngoan lắm, thế sau này cháu có muốn làm công việc như chú không?” Em đáp: “Cháu chưa biết được nhưng công tơ điện để làm gì thế hả chú?” Chú cười: “À! Công tơ điện dùng để đo lượng điện đã dùng cháu ạ!” Mồ hôi trên lưng áo chú đã thấm ra ngoài nhưng chú vẫn hăng say làm việc. Tay chú nhanh thoăn thoắt. Mặc dù em không hiểu rõ công việc mà chú đang làm nhưng với thái độ làm việc như thế, em biết chú là một người rất yêu nghề. Nếu không có những thợ điện như chú sửa chữa kịp thời thì sinh hoạt của người dân sẽ gặp khó khăn. Em đang đứng thì chú quay xuống nói: ” Thôi muộn rồi đấy, cháu về đi kẻo bố mẹ lo lắng.” Em giật mình, chú nhắc em mới nhớ. Thôi đành chia tay chú ở đây vậy. Tuy bóng dáng chú đang xa dần nhưng em sẽ mãi nhớ về chú Hiệp – một người thợ điện thân thiện và biết quan tâm tới người khác. (Sưu tầm)