Đề thi học sinh năng khiếu môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Hương Sơn (Có đáp án)

Tình quê hương

Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

Theo Nguyễn Khải

Đọc thầm và chọn đáp án đúng:

Câu 1. Trong đoạn thứ nhất, những từ ngữ nào đã thể hiện tình cảm của anh bộ đội với quê hương?

A. sức quyến rũ, nhớ thương, mãnh liệt, day dứt, đăm đắm nhìn theo

B. đăm đắm nhìn theo, mãnh liệt, day dứt, sức quyến rũ, nhớ nhung

C. mãnh liệt, day dứt, sức quyến rũ, nhớ thương, đắm đuối nhìn theo

Câu 2. Điều gì đã gắn bó anh bộ đội với quê hương?

A. Sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt của mảnh đất quê hương

B. Những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

C. Mảnh đất quê hương đủ sức nuôi sống anh khi anh trở về.

Câu 3. Dòng nào ghi đủ một số kỉ niệm của anh bộ đội?

A. ngồi nói chuyện, đợi dì mua đồ chơi, nghe chú lẩy Kiều, móc con da, đào ổ chuột, đơm tép.

B. nghe hát chèo, đốt bãi, đào ổ chuột, đánh giậm, úp cá, đơm tép, móc con da, nghe chú ngâm thơ, ngồi nói chuyện…

C. đợi dì mua bánh rợm, móc con da, đào ổ chuột, đơm tôm, nghe chú ngâm thơ, ngồi nói chuyện.

Câu 4. Anh bộ đội đã có những kỉ niệm về tình cảm với ai?

A. dì, bạn đào ổ chuột, Cún Con, chú B. Cái Tị, Cún Con, chú, bạn đơm tép

C. Cún Con, chú, Cái Tị, dì D. dì, chú, Cái Tị, Con Cún

Câu 5. Đoạn văn có mấy từ láy ?

A. 1 từ láy B. 2 từ láy C. 3 từ láy D. 4 từ láy

Câu 6. Từ nào khác với các từ còn lại ?

A. làng mạc B. làng nước C. làng xóm D. làng nghề

Câu 7. Trong câu đầu của đoạn hai có mấy quan hệ từ ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 8.Các từ trong chủ ngữ của câu thứ hai thuộc từ loại nào ?

A. Đại từ, danh từ B. Đại từ, tính từ C. Đại từ, động từ D. Danh từ, động từ

doc 3 trang Đường Gia Huy 24/05/2024 2620
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh năng khiếu môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Hương Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_nang_khieu_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh năng khiếu môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Hương Sơn (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD& ĐT BÌNH XUYÊN ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU TRƯỜNG TH HƯƠNG SƠN Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian giao đề) Tình quê hương Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này. Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu. Theo Nguyễn Khải Đọc thầm và chọn đáp án đúng: Câu 1. Trong đoạn thứ nhất, những từ ngữ nào đã thể hiện tình cảm của anh bộ đội với quê hương? A. sức quyến rũ, nhớ thương, mãnh liệt, day dứt, đăm đắm nhìn theo B. đăm đắm nhìn theo, mãnh liệt, day dứt, sức quyến rũ, nhớ nhung C. mãnh liệt, day dứt, sức quyến rũ, nhớ thương, đắm đuối nhìn theo Câu 2. Điều gì đã gắn bó anh bộ đội với quê hương? A. Sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt của mảnh đất quê hương B. Những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu. C. Mảnh đất quê hương đủ sức nuôi sống anh khi anh trở về. Câu 3. Dòng nào ghi đủ một số kỉ niệm của anh bộ đội? A. ngồi nói chuyện, đợi dì mua đồ chơi, nghe chú lẩy Kiều, móc con da, đào ổ chuột, đơm tép. B. nghe hát chèo, đốt bãi, đào ổ chuột, đánh giậm, úp cá, đơm tép, móc con da, nghe chú ngâm thơ, ngồi nói chuyện C. đợi dì mua bánh rợm, móc con da, đào ổ chuột, đơm tôm, nghe chú ngâm thơ, ngồi nói chuyện. Câu 4. Anh bộ đội đã có những kỉ niệm về tình cảm với ai? A. dì, bạn đào ổ chuột, Cún Con, chú B. Cái Tị, Cún Con, chú, bạn đơm tép C. Cún Con, chú, Cái Tị, dì D. dì, chú, Cái Tị, Con Cún Câu 5. Đoạn văn có mấy từ láy ? A. 1 từ láy B. 2 từ láy C. 3 từ láy D. 4 từ láy Câu 6. Từ nào khác với các từ còn lại ? A. làng mạc B. làng nước C. làng xóm D. làng nghề Câu 7. Trong câu đầu của đoạn hai có mấy quan hệ từ ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8.Các từ trong chủ ngữ của câu thứ hai thuộc từ loại nào ? A. Đại từ, danh từ B. Đại từ, tính từ C. Đại từ, động từ D. Danh từ, động từ Câu 9. Dòng nào có các từ cùng loại với nhau ? A. bánh cốm, bánh dẻo, bánh gai B. bánh nướng, bánh rán, bánh ngọt C. bánh mặn, bánh nếp, bánh cuốn D. bánh cốm, bánh nếp, bánh gai Câu 10. Từ nào không cùng nghĩa với các từ còn lại ? A. thơ ấu B. thơ dại D. thơ ngây D. thơ trẻ Câu 11. Dòng nào có từ quê hương được dùng với nghĩa chuyển ? A. Mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi. B. Nghệ An là quê hương của Bỏc Hồ kớnh yờu.
  2. C. Đồng bằng Bắc Bộ là quê hương của những làn điệu chèo. Câu 12. Đoạn văn có mấy câu ghép? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 13. Trong hai câu cuối, có mấy dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu ? A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 14. Trong đoạn văn, có mấy trạng ngữ ? A. 9 B. 10 C. 11 D. 12 Câu 15. Đọc bài thơ Em thương làn gió của thầy giỏo Nguyễn Ngọc Ký: Em thương làn gió mồ côi Khụng tỡm thấy bạn, vào ngồi trong cây Em thương sợi nắng đông gầy Run run ngó giữa vườn cây cải ngồng. Hình ảnh làn gió mồ côi và sợi nắng đông gầy gợi cho em nhớ đến những con người như thế nào? Bài thơ giúp em cảm nhận được điều gỡ ? Câu 16: Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu tả lại một cây hoa mà em thích nhất.
  3. PHÒNG GD- ĐT BèNH XUYấN HD CHẤM MÔN : TIẾNG VIỆT - LỚP 5 NĂM HỌC 2022 - 2023 Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án A B B C D D C A D Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu hỏi 10 11 12 13 14 Đáp án D C D B B Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Cõu15: 1 điểm -Hỡnh ảnh làn giú mồ cụi: là những con người không có cha mẹ, sống đơn độc một mỡnh. -Sợi nắng đông gầy: là những người không được hưởng sự bảo vệ, che chở của cha mẹ. -Qua đó, em cảm thấy thật bất hạnh thay cho những mảnh đời không có cha mẹ hoặc mất cha mẹ. Bởi vỡ, khi đó họ sẽ không được hưởng sự yêu thương, che chở từ những người thân cận nhất của mỡnh. Đó là sự thiệt thũi lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người. Cõu 16: 2 điểm Học sinh viết được đoạn văn đúng cấu trúc và đúng đối tượng miêu tả. -Câu mở, câu kết: 0,25 điểm /1 câu -Phần thân đoạn (1,5 điểm): Học sinh miểu tả được khái quát, chi tiết cây hoa mỡnh sẽ tả: Thõn,lỏ, cành, rễ, hoa, cỏnh hoa, đài hoa, nhị hoa. -Tả hương thơm, ích lợi của hoa, .