Ngân hàng đề kiểm tra giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023

Câu 1: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “Tổ quốc”? 
a. Đất nước
b. Quốc hiệu
c. Doanh nghiệp
d. Quốc tịch.

Câu 2:  Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa từ “thiên nhiên”?
a. Tất cả những gì do con người tạo ra.
b. Tất cả những gì không do con người tạo ra.
c. Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người.
d. Tất cả mọi thứ không tồn tại xung quanh con người.

Câu 3: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “im lặng”? 
a. Hiền lành
b. Dũng cảm
c. Yên ắng
d. Bảo vệ

Câu 4: Từ nào dưới đây có tiếng “hợp” có nghĩa là “gộp lại”? 
a. Hợp lệ      b. Hợp lí
c. Phù hợp      d. Hợp tác

Câu 5: Từ nào sau đây thuộc nhóm từ “công nhân”? 
a. Thợ cấy
b. Đại uý
c. Thợ điện
d. Tiểu thương 
 

docx 14 trang Đường Gia Huy 29/07/2023 5961
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng đề kiểm tra giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxngan_hang_de_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_5_nam_hoc.docx

Nội dung text: Ngân hàng đề kiểm tra giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023

  1. NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I KHỐI 5 NĂM HỌC 2022-2023 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “Tổ quốc”? a. Đất nước c. Doanh nghiệp b. Quốc hiệu d. Quốc tịch. Câu 2: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa từ “thiên nhiên”? a. Tất cả những gì do con người tạo ra. b. Tất cả những gì không do con người tạo ra. c. Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người. d. Tất cả mọi thứ không tồn tại xung quanh con người. Câu 3: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “im lặng”? a. Hiền lành c. Yên ắng b. Dũng cảm d. Bảo vệ Câu 4: Từ nào dưới đây có tiếng “hợp” có nghĩa là “gộp lại”? a. Hợp lệ b. Hợp lí c. Phù hợp d. Hợp tác Câu 5: Từ nào sau đây thuộc nhóm từ “công nhân”? a. Thợ cấy c. Thợ điện b. Đại uý d. Tiểu thương Câu 6: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “hòa bình”? a.Chiến tranh. c. Bình yên b. Xung đột d. Cả a và b đều đúng. Câu 7: Nhóm từ “giáo viên, bác sĩ, kĩ sư” thuộc chủ đề: a. Công nhân b. Trí thức a. Doanh nhân c. Quân nhân Câu 8: Từ nào sau đây thuộc nhóm từ “trí thức”? a.Thợ cấy b. Đại uý
  2. c. Tiểu thương d. Giáo viên Câu 9: Từ nào sau đây thuộc nhóm từ “quân nhân”? a.Thợ cấy b. Tiểu thương c. Đại uý d. Giáo viên Câu 10: Từ nào dưới đây hợp nghĩa với câu: “Anh bộ đội trên vai chiếc ba lô con cóc”? a. đeo c. khiêng b. xách d. vác Câu 11: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “to lớn”? a. Xinh xắnb. Khổng lồ b. Xấu xí d. Bé xíu Câu 12: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “hòa bình”? a. Chiến tranh. c. Yêu thương. b. Đoàn kết. d. Giữ gìn Câu 13: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “hòa bình”? a. Yên tĩnh. c. Thái bình b. Lặng yên. d. Thanh thản Câu 14: Dòng nào dưới đây có từ đồng nghĩa với từ “hòa bình”? a. Thanh bình, thái bình, bình yên. b. Bình yên, lặng yên, thanh bình. c. Bình thản, thái bình, hiền hòa. d. Bình thản, thái bình, lặng yên, Câu 15: Trong các câu sau, từ “bay” nào là từ mang nghĩa gốc ? a. Bác thợ nề đang cầm cái bay trát tường. b. Đàn cò đang bay trên trời. c. Em nhìn thấy máy bay. d. Chiếc áo đã bay màu. Câu 16: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “đẹp”? a. Xinh xắn b. Khổng lồ
  3. c. Xấu xí d. Bé xíu Câu 17: Từ “răng” nào được dùng với nghĩa chuyển? a. Răng cưa b. Răng hàm c. Nhổ răng d. Khoa răng hàm mặt Câu 18: Chọn những từ trong ngoặc thích hợp điền vào chỗ chấm trong các câu sau: (quê hương, chôn rau cắt rốn) a. Mỗi lúc đi xa tôi lại nhớ da diết. b. Đó là nơi của tôi. (Đáp án: a. Mỗi lúc đi xa tôi lại nhớ quê hương da diết. b. Đó là nơi chôn rau cắt rốn của tôi.) Câu 19: Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu “Việc nhỏ chí lớn”? a. Nhỏ - lớn b. Việc nhỏ - chí lớn. c. Việc – chí d. Cả a và c đều đún Câu 20: Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu “Chết vinh còn hơn sống nhục”? a. Vinh - nhục. b. Chết – vinh, sống - nhục. c. Chết - sống d. Cả a và b đều đúng. Câu 21: Từ nào dưới đây có tiếng “hữu” có nghĩa là “có”? a. Thân hữu b. Bằng hữu c. Hữu nghị d. Hữu ích Câu 22: Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển? a. Mỗi bữa cháu bé ăn một bát cơm b. Em phải ngoan, không thì bố cho ăn đòn đấy! c. Ăn trông nồi, ngồi trong hướng. d. Cơm mẹ nấu ăn ngon quá ạ! Câu 23: Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ được in nghiêng để hoàn thành các câu sau: a. Một miếng khi đói bằng một gói khi b. Đoàn kết là , chia rẽ là chết. (Đáp án: a. no b. sống) Câu 24: Từ nào đồng nghĩa với từ “thiên nhiên”?
  4. a. Tạo hóa b. Tài nguyên c. Tự nhiên d. Rừng núi Câu 25: Từ nào dưới đây có tiếng “hữu” có nghĩa là “bạn bè”? a. Thân hữu c. Hữu tình b. Hữu hiệu d. Hữu dụng Câu 26: Từ “tớ” trong câu “Theo tớ quý nhất là lúa gạo.” là: a. Đại từ dùng để xưng hô. b. Cả a và b đều đúng. c. Đại từ dùng để thay thế. d. Cả a và b đều sai. Câu 27: Trong câu“ Chích bông xà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.” Đại từ là từ: a. Chích bông b. Nó c. Vườn cải d. Sâu bọ Câu 28: Nhóm từ nào sau đây thuộc chủ đề “nông dân”? a. Thợ cấy, thợ cơ khí b. Thợ cấy, thợ điện. c. Thợ cày, thợ cấy. d. Thợ cấy, thợ may. Câu 29: Tìm cặp từ trái nghĩa điền vào chỗ chấm cho phù hợp : “Việc nghĩa ” a. To bé b. Vừa lớn c. Nhỏ lớn d. To lớn Câu 30: Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu sau:“Ba chìm bảy nổi. ” a. Ba – bảy c. Ba chìm – bảy nổi b. Chìm – nổi d. Cả a và c đều đúng. Câu 31: Những từ: đỏ au, đỏ chóe, đỏ chót, đỏ lừ, đỏ lòm là loại từ nào? a. Nhiều nghĩa. b. Đồng âm. c. Đồng nghĩa. d. Trái nghĩa. Câu 32: Tiếng nào dưới đây ghép với tiếng “đánh” được từ mang nghĩa gốc? a. trống b. cờ c. đàn d. giặc
  5. Câu 33: Nhóm nào sau đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa chỉ màu trắng ? a.Trắng bạch, trắng hồng, trắng tinh. b. Trắng hồng, xanh biếc, trắng tinh. c. Trắng hồng, trắng bạch, xanh biếc. d. Trắng hồng, trắng tinh, vàng ươm. Câu 34: Tiếng nào dưới đây ghép với tiếng “đường” được từ mang nghĩa chuyển? a. đi b. dây c. quốc lộ d. Cả a và c đều đúng Câu 35: Trong các câu chứa từ “đi” dưới đây, câu nào có từ “đi” mang nghĩa gốc? a. Trời trở lạnh, mẹ nhắc Lan nhớ đi tất vào chân trước khi ra ngoài. b. Nam đi giày cẩn thận trước khi ra khỏi nhà. c. Ông em bị đau chân nên đi rất chậm. d. Nam đi một nước cờ khiến cho mọi người đều phải trầm trồ. Câu 36: Nhóm nào sau đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa chỉ màu xanh ? a. Xanh biếc, xanh tươi, đỏ choé. b. Xanh biếc, xanh tươi, trắng bạch. c. Xanh biếc, xanh tươi, xanh um. d. Xanh biếc, , xanh tươi, đen thui. Câu 37: Từ nào dưới đây có tiếng “đồng” không có nghĩa là “cùng”? a. Đồng hương b. Đồng hồ c. Đồng nghĩa d. Đồng chí. Câu 38: Nhóm nào sau đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa chỉ màu vàng ? a. Vàng tươi, vàng úa, đỏ chói. b. Xanh tươi, vàng tươi, vàng úa c. Vàng xuộm, vàng tươi, xanh biếc. d. Vàng tươi, vàng úa, vàng ươm. Câu 39: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “hòa bình”? a. Trạng thái không có chiến tranh. b. Trạng thái bình thản.
  6. c. Trạng thái hiền hòa, yên ả. d. Trạng thái yên lặng không có tiếng động phát ra. Câu 40: Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ được in nghiêng để hoàn thành các câu sau: a. Hẹp nhà .bụng. b. Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí (Đáp án: a. rộng b. lớn) MỨC 2 Câu 1: Trong câu tục ngữ (thành ngữ) “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” có mấy cặp từ trái nghĩa? a. 1 cặp b. 2 cặp c. 3 cặp d. 4 cặp Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm: (nhân viên, nhân dân) a. Nước Việt Nam giàu mạnh, Việt Nam anh hùng. b. Cô ấy là một của công ty. (Đáp án: a. nhân dân b.nhân viên) Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc”. (Đáp án: Đất nước, quê hương, giang sơn, ) Câu 4: Tìm các từ đồng nghĩa với từ “bao la”: (Đáp án: Thênh thang, mênh mông, bát ngát .) Câu 5 : Em hãy tìm các từ đồng nghĩa với từ: “Mẹ”: (Đáp án: má, mẹ, u, bầm)
  7. Câu 6: Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ được in nghiêng để hoàn thành các câu sau: a. Áo rách khéo vá hơn lành may. b. Kính trên nhường . (Đáp án: a. vụng b. dưới) Câu 7: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm: (nhân cách, nhân vật) a. Đó là những .điểm hình trong tác phẩm của ông. b. Anh ấy là một người sống có nên được mọi người yêu mến. (Đáp án: a. nhân vật b.nhân cách) Câu 8: Tìm và gạch chân dưới những từ đồng nghĩa với từ “hòa bình” có trong câu sau: a. Đó là một miền quê thanh bình và yên tĩnh. b. Cuộc sống ở đó rất bình yên. (Đáp án: a. Đó là một miền quê thanh bình và yên tĩnh. b. Cuộc sống ở đó rất bình yên.) Câu 9: Thế nào là từ đồng nghĩa? Lấy ví dụ? (Đáp án: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Ví dụ: mẹ, má, mạ, u, bầm ) Câu 10: Tìm những từ chứa tiếng “đồng” có nghĩa là “cùng”? (Đáp án: Đồng hương, đồng đội, đồng hành, đồng chí ) Câu 11: Thế nào là từ trái nghĩa? Lấy ví dụ? (Đáp án: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: xấu/đẹp ) Câu 12: Tìm và gạch chân dưới cặp từ đồng nghĩa có trong hai câu sau: a. Khung cảnh ở đó yên ắng một cách kì lạ.
  8. b. Giữa màn đem tĩnh mịch chỉ nghe tiếng ra à ơi của mẹ. (Đáp án: a. Khung cảnh ở đó yên ắng một cách kì lạ. b. Giữa màn đem tĩnh mịch chỉ nghe tiếng ra à ơi của mẹ.) Câu 13: Thế nào là từ nhiều nghĩa? . (Đáp án: Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.) Câu 14: Từ “ đứng” trong câu nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc? a. A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát. b. Đứng trước những khó khăn, A-ri-ôn chỉ chọn con đường chết. c. Trời đứng gió. d. Hòn đảo đứng sừng sững như một cái tháp khổng lồ. Câu 15: Tìm và gạch chân dưới những từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc”? a.Chúng ta có quyền tự hào về non sông gấm vóc của ta. b. Chúng ta cùng chung tay xây dựng gian sơn giàu mạnh. (Đáp án: a.Chúng ta có quyền tự hào về non sông gấm vóc của ta. b. Chúng ta cùng chung tay xây dựng giang sơn giàu mạnh.) Câu 16: Câu nào dưới đây có từ “đánh” được dùng với nghĩa “ xoa hoặc xát lên bề mặt một vật để vật sạch đẹp”? a. Chị đánh vào tay em. b. Các bác nông dân đánh trâu ra đồng. c. Sau bữa tối, ông và bố tôi thường ngồi đánh cờ. d. Hằng tuần, vào ngày nghỉ bố thường đánh giày. Câu 17: Từ "chín" trong câu: "Lúa ngoài đồng đã chín vàng." và câu "Tổ em có chín học sinh." là: a. Từ đồng nghĩa. b. Từ đồng âm. c.Từ nhiều nghĩa. d. Từ trái nghĩa. Câu 18: Cặp từ nào dưới đây đồng nghĩa? a. Leo – chạy b. Chịu đựng – rèn luyện
  9. c. Rèn luyện – luyện tập. d. Đứng - ngồi. Câu 19: Tìm và gạch chân dưới những từ trái nghĩa có trong câu sau: a. Người dân ở đó tuy nghèo nhưng giàu tình cảm. b. Từ đầu đến cuối, người sai vẫn là anh ta. (Đáp án: a. Người dân ở đó tuy nghèo nhưng giàu tình cảm. b. Từ đầu đến cuối, người sai vẫn là anh ta.) Câu 20: Tìm từ chứa tiếng “đồng” có nghĩa là những người có cùng chí hướng phấn đấu: a. Đồng bào c. Đồng hành b. Đồng chí d. Đồng hương. Câu 21: Tìm từ trái nghĩa với các từ sau.: a, khéo léo/ (vụng về) b, hạnh phúc/ (bất hạnh) c, sướng/ (khổ) d, vinh quang/ (nhục nhã) Câu 22: Tìm những từ chứa tiếng “quốc” có nghĩa là “nước”? (Đáp án: Quốc ca, quốc kì, quốc, quốc gia, quốc huy ) Câu 23: Tìm và gạch chân dưới những từ chỉ nghề nghiệp có trong các câu sau: a. Mẹ em là công nhân của một công ty dệt may. b. Giáo viên là nghề cao quý trong những nghề cao quý. (Đáp án: a. Mẹ em là công nhân của một công ty dệt may. b. Giáo viên là nghề cao quý trong những nghề cao quý.) Câu 24: Tìm và gạch chân dưới những từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc”? a. Đất nước ta đang trên đà phát triển. b. Mời bạn đến thăm Việt Nam – quê hương tôi. (Đáp án: a. Đất nước ta đang trên đà phát triển.
  10. b. Mời bạn đến thăm Việt Nam – quê hương tôi.) Câu 25: Tìm và gạch chân dưới cặp từ đồng nghĩa có trong hai câu sau: a.Dòng sông lặng ngắt như tờ. b. Không gian im lìm như không có tiếng động gì cả. (Đáp án: a.Dòng sông lặng ngắt như tờ. b. Không gian im lìm như không có tiếng động gì cả.) Câu 26: Em hãy tìm các từ đồng nghĩa với từ: “Bố”: . (Đáp án: ba, cha, thầy) Câu 27: Nối các cặp từ đồng nghĩa với nhau: bình yên yên tĩnh bình thản hiu quạnh lặng yên thanh thản vắng vẻ thanh bình ( Đáp án: bình yên -> thanh bình; bình thản -> thanh thản; lặng yên -> yên tĩnh; vắng vẻ -> hiu quạnh) MỨC 3 Câu 1: Các từ: ca nước, ca mổ, ca vọng cổ là những từ: a. Đồng âm c. Trái nghĩa b. Đồng nghĩa d. Từ nhiều nghĩa. Câu 2: Viết từ đồng nghĩa với “màu trắng” để hoàn thành câu sau sao cho phù hợp: Em bé có nước da (Đáp án: Trắng hồng, trắng trẻo .) Câu 3: Dùng từ dưới đây để đặt câu (1 câu theo nghĩa gốc, 1 câu theo nghĩa chuyển) - Ngọt Nghĩa gốc: Nghĩa chuyển:
  11. (Đáp án: Ví dụ: Nghĩa gốc: Quả cam này ngọt quá! Nghĩa chuyển: Chị ấy nói ngọt thật!) Câu 4: Điền vào chỗ trống những từ đồng nghĩa với những từ được in nghiêng trong mỗi câu sau: a. Ngày nghỉ, em làm nhiều việc để đỡ đần ( ) cho cha mẹ ( ) b. Năm giờ chiều nay, chuyến tàu hỏa ( .) sẽ rời ga Hàng Cỏ. ( Đáp án: a. giúp đỡ / ba má. b.xe lửa) Câu 5: Xác định thành phần câu sau: Cuộc tiếp xúc thân mật ấy / đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi CN VN và A – lếch – xây. Câu 6: Những cặp từ nào sau đây đồng nghĩa không hoàn toàn? a. Ba – bố. c. Hi sinh – bỏ mạng b. Má – mẹ d. Xe lửa – tàu hỏa Câu 7: Đâu là cặp từ đồng âm? a. câu văn/ câu thơ c. câu cá/ câu cua b. câu văn/ câu mực d. câu chữ/ câu từ Câu 8: Dùng từ dưới đây để đặt câu (1 câu theo nghĩa gốc, 1 câu theo nghĩa chuyển) - Đi Nghĩa gốc: Nghĩa chuyển: (Đáp án: Ví dụ: Nghĩa gốc: Em đi bộ đến trường. Nghĩa chuyển: Em đi dép quai hậu đến lớp.) Câu 9: Đâu là cặp từ đồng âm? a. hòn đá/ núi đá c. đá cuội/ đá bóng. b. cối đá/ đá tảng d. tượng đá / hòn đá Câu 10: Tìm một từ trái nghĩa với từ “ hòa bình” và đặt câu với từ vừa tìm được.
  12. VD: Chúng em yêu hòa bình và ghét chiến tranh. Câu 11. Nối các thành ngữ, tục ngữ ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B: A B 1. Chịu thương chịu khó a. Biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp cho mình. 2. Dám nghĩ dám làm b. Coi trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền bạc. 3. Uống nước nhớ nguồn c. Cần cù, chăm chỉ, không ngại khó ngại khổ 4. Trọng nghĩa khinh tài d. Mạnh dạn, táo báo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện. (Đáp án: 1 -> c 2 -> d 3 -> a 4 -> b) Câu 12: Các từ “hi sinh, chết, bỏ mạng” là những từ đồng nghĩa hoàn toàn. Đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 13: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp: A B 1 .Cánh đồng lúa quê em a. vắng vẻ rộng 2. Con hẻm này xưa nay vốn b. bao la 3. Ngọn nến ấy thật c. dịu dàng 4. Cô ấy thật d. lung linh ( Đáp án: 1-> b 2 -> a 3 -> d 4 -> c) Câu 14: Điền vào chỗ trống những từ đồng nghĩa với những từ được in nghiêng trong mỗi câu sau: a. Tất cả bệnh nhân ( ) ở phòng này đều được chăm sóc chu đáo ( ) b. Muốn đạt kết quả tốt, chúng ta phải siêng năng ( .) học tập. ( Đáp án: a. người bệnh, tận tình/ân cần. b. Chăm chỉ)
  13. ___ MỨC 4 Câu 1: Tìm những tục ngữ, thành ngữ có nghĩa “coi trọng bản chất hơn hình thức”? a. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. b. Người ta là hoa của đất. c. Trọng nghĩa khinh tài. d. Cả a và c đều đúng. Câu 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa với nhau về phẩm chất? a. Vui vẻ / buồn bã b. Hiền lành/độc ác c. Đứng / ngồi d. Ngẩng đầu/cao lớn Câu 3: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào liên quan đến “hữu nghị”? a.Bốn biển một nhà. b. Hẹp nhà rộng bụng. c. Xấu người đẹp nết. d. Việc nhỏ chí lớn. Câu 4: Tìm những cặp từ trái nghĩa với nhau về hình dáng? a. Cao / thấp b. Vạm vỡ/ gầy còm. c. Bé nhỏ / cao lớn. d. Cả a, b, c đều đúng. Câu 5: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào liên quan đến “hợp tác”? a. Bốn biển một nhà. b. Kề vai sát cánh. c. Xấu người đẹp nết. d. Việc nhỏ chí lớn Câu 6: Em hãy chỉ ra từ “mặt trời” nào trong câu mang nghĩa gốc? Từ “mặt trời” nào trong câu mang nghĩa chuyển? a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng b. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Đáp án: mặt trời ở câu 1 mang nghĩa gốc, mặt trời ở câu 2 mang nghĩa chuyển) Câu 7: Tìm những cặp từ trái nghĩa với nhau về trạng thái? a.Cao / thấp c.Vạm vỡ/ gầy còm. b.Vui/ buồn d.Cả a, b, c đều đúng
  14. Câu 8: Đặt hai câu để phân biệt các từ đồng âm “đồng”. Câu 9: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm: Cờ Câu 10: Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa và gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa ấy. Câu 11: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm: Bàn Câu 12: Điền vào chỗ trống 4 từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của con người: ( Đáp án: trồng rừng, giữ sạch bãi biển, bảo vệ động vật quý hiếm, giữ sạch nguồn nước sông, suối .) Câu 13: Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ đồng âm và gạch chân dưới cặp từ đồng âm ấy. Câu 14: Theo truyện “Con Rồng cháu Tiên” (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 27) vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là “đồng bào” ? ( Đáp án: Vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.)