Phiếu bài tập môn Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Tuần 24

1. Đọc văn bản sau:

Ai giỏi nhất?

Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh trí. Nhưng ai giỏi nhất thì chưa có dịp thi tài. Vì thế, không ai chịu ai. Mấy cậu liền tổ chức một cuộc thi và mời cô Gõ Kiến làm trọng tài, ra đề thi rồi chấm luôn.

Gõ Kiến phát cho mỗi bên hai chục hạt đậu ván và ra điều kiện: Ai ăn lâu hết nhất thì thắng cuộc.

Thỏ ăn dè mỗi ngày nửa hạt, ăn được 40 ngày. Nhím cứ 3 ngày mới ăn một hạt, được 60 ngày. Sóc ăn mỗi ngày 6 hạt. Ba ngày sau, túi của Sóc rỗng không.

Sang ngày thứ 61, Gõ Kiến cho biết:

  • Nhím ăn được lâu nhất là giỏi nhất!

Sóc không chịu. Cậu ta kêu:

  • Tôi vẫn còn!

Gõ Kiến hỏi:

  • Còn mà túi lại rỗng không thế này?

Sóc thủng thẳng mời Gõ Kiến cùng Thỏ, Nhím đến một góc rừng và trỏ vào hai cây đậu ván lúc này đã leo vấn vít trên giàn:

  • Đây! Tôi ăn ba ngày hết 18 hạt. Còn hai hạt nữa của tôi đấy!

Tất cả đều chịu Sóc là giỏi. Giỏi nhất.

Cái gì cũng thế, chỉ ăn mấy thì cũng hết.

Nhưng biết gieo trồng thì mãi mãi vẫn còn cái ăn.

Theo PHONG THU

2. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1 Câu chuyện trên có:

A. Ba nhân vật B. Bốn nhân vật C. Năm nhân vật.

Câu 2 Đặc điểm chung của ba bạn Thỏ, Nhím và Sóc là:

A. Nhanh nhảu, vụng về

B. Thật thà, ngoan ngoãn

C. Thông minh, nhanh trí.

Câu 3 Điều kiện của cuộc thi xem ai giỏi nhất là:

A. Ai ăn nhanh nhất sẽ thắng.

C. Ai ăn lâu hết nhất thì thắng.

B. Ai ăn ít nhất sẽ thắng.

D. Ai ăn nhiều nhất thì thắng.

Câu 4 Ý nghĩa của câu chuyện trên là:

A. Khen ngơi Sóc thông minh vì có tài trồng cây gieo hạt.

B. Khuyên người ta tiết kiệm.

C. Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.

docx 5 trang Đường Gia Huy 11/06/2024 2560
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập môn Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_mon_tieng_viet_toan_lop_5_tuan_24.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập môn Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Tuần 24

  1. PHIẾU BÀI TẬP THỨ 5/24 – LỚP 5C A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng Bài 1. a)Chữ số 9 trong số thập phân 64,392 có giá trị là: A.9 B. 9 C. 9 D. 9 10 100 1000 b) Phân số 3 viết dưới dạng số thập phân là: 4 A. 3,4 B. 0,25 C. 0,45 D. 0,75 Bài 2 a) Phân số 1 viết dưới dạng số thập phân là: 4 A. 0,25 B. 0,025 C. 2,5 D. 1,4 b) 25% của 120 là: A. 3 B. 30 C. 25 D. 40 Bài 3. a) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: 29,54 m3 =2954 dm3 53,6 dm3 = 53600 cm3 b) Số thích hợp điền vào chỗ chấmcủa 5 giờ 15 phút = phút là: A. 3,15 B. 315 C. 5,15 D. 515 Bài 4. a) Tìm số tự nhiên X, biết: 6,2 < X < 7,25 A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 b) Giá trị biểu thức (48,5 + 15,27) x 5 là: A. 31,885 B. 318,85 C. 3188,5 D. 31885 Bài 5. Chu vi của mặt đồng hồ hình tròn có đường kính là 0,3dm là: A. 0,942 cm B. 0,942dm C. 94,2cm D. 0,0942dm Bài 6. Khi cạnh của hình lập phương gấp lên 3 lần thì thể tích của nó gấp lên số lần là: A. 3 lần B. 9 lần C. 27 lần Bài7. Một người đi xe máy từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 42 phút. Quãng đường từ A đến B dài 54 km. Vận tốc của xe máy đó là:
  2. A. 45 km B. 45km/ giờ C. 45 giờ D. 4,5 giờ II. PHẦN TỰ LUẬN Bài 8 Tìm X a) X x 0,36 = 3,096 b) X + 98,5 = 26,4 x 7,5 Bài 9 Tính diện tích bìa để làm một cái thùng có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 12dm, chiều rộng 8dm, chiều cao 10dm. (Biết tổng diện tích các mép dán là 7,8dm2) Bài giải Bài 10 Tính bằng cách thuận tiện: 1 a) Yx4 + x Y= 55,35 b) 0,75 x 94 + 1,5 + 0,75 : 0,25 2
  3. ~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~ 1. Đọc văn bản sau: Ai giỏi nhất? Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh trí. Nhưng ai giỏi nhất thì chưa có dịp thi tài. Vì thế, không ai chịu ai. Mấy cậu liền tổ chức một cuộc thi và mời cô Gõ Kiến làm trọng tài, ra đề thi rồi chấm luôn. Gõ Kiến phát cho mỗi bên hai chục hạt đậu ván và ra điều kiện: Ai ăn lâu hết nhất thì thắng cuộc. Thỏ ăn dè mỗi ngày nửa hạt, ăn được 40 ngày. Nhím cứ 3 ngày mới ăn một hạt, được 60 ngày. Sóc ăn mỗi ngày 6 hạt. Ba ngày sau, túi của Sóc rỗng không. Sang ngày thứ 61, Gõ Kiến cho biết: - Nhím ăn được lâu nhất là giỏi nhất! Sóc không chịu. Cậu ta kêu: - Tôi vẫn còn! Gõ Kiến hỏi: - Còn mà túi lại rỗng không thế này? Sóc thủng thẳng mời Gõ Kiến cùng Thỏ, Nhím đến một góc rừng và trỏ vào hai cây đậu ván lúc này đã leo vấn vít trên giàn: - Đây! Tôi ăn ba ngày hết 18 hạt. Còn hai hạt nữa của tôi đấy! Tất cả đều chịu Sóc là giỏi. Giỏi nhất. Cái gì cũng thế, chỉ ăn mấy thì cũng hết. Nhưng biết gieo trồng thì mãi mãi vẫn còn cái ăn. Theo PHONG THU 2. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1 Câu chuyện trên có: A. Ba nhân vật B. Bốn nhân vật C. Năm nhân vật. Câu 2 Đặc điểm chung của ba bạn Thỏ, Nhím và Sóc là: A. Nhanh nhảu, vụng về B. Thật thà, ngoan ngoãn
  4. C. Thông minh, nhanh trí. Câu 3 Điều kiện của cuộc thi xem ai giỏi nhất là: A. Ai ăn nhanh nhất sẽ thắng. C. Ai ăn lâu hết nhất thì thắng. B. Ai ăn ít nhất sẽ thắng. D. Ai ăn nhiều nhất thì thắng. Câu 4 Ý nghĩa của câu chuyện trên là: A. Khen ngơi Sóc thông minh vì có tài trồng cây gieo hạt. B. Khuyên người ta tiết kiệm. C. Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc. Câu 5 Sóc được công nhận là người giỏi nhất vì: Câu 6 Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua: A. Lời nói B. Cử chỉ, hành động C. Cả hai ý trên. Câu 7 Trong đoạn văn sau: “Sang ngày thứ 61, Gõ Kiến cho biết: - Nhím ăn được lâu nhất là giỏi nhất!” Dấu gạch ngang trong câu trên có tác dụng: A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật. B. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. C. Đánh dấu phần chú thích. Câu 8 Để miêu tả các nhân vật, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: A So sánh B. Nhân hóa C. So sánh và nhân hóa. Câu 9 Em hãy đặt 1 câu dùng biện pháp nhân hóa để miêu tả hai cây đậu ván trong câu chuyện trên. . . Câu 10 Em hãy viết một câu ghép biểu thị mối quan hệ“Nguyên nhân - Kết quả”để miêu tả về một nhân vật em thích nhất trong câu chuyện trên.
  5. PHẦN II.CHÍNH TẢ - TẬP LÀM VĂN 1. Chính tả Cái áo của ba Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Phạm Hải Lê Châu 2. Văn: Tả người bạn thân của em.