Tổng hợp 20 đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

A. Kiểm tra Đọc
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 01 đến tuần 09, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
Đọc thầm bài văn sau:
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
Đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thủ đô Hà Nội, ngôi trường được coi là trường đai học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ cụ thể như sau:
Triều đại Số khoa thi Số tiến sĩ Số trạng nguyên
Lý 6 11 0
Trần 14 51 9
Hồ 2 12 0
Lê 104 1780 27
Mạc 21 484 11
Nguyễn 38 558 0
Tổng cộng 185 2896 46
Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.
(Nguyễn Hoàng)
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất? (0,5 điểm)
A. Trần
B. Lê
C. Lý
D. Hồ
Câu 2: Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất? (0,5 điểm)
A. Trần
B. Lê
C. Lý
D. Hồ
Câu 3: Triều đại nào tổ chức ít khoa thi nhất? (0,5 điểm)
A. Trần
B. Lê
C. Lý
D. Hồ
Câu 4: Triều đại nào có nhiều trạng nguyên nhất? (0,5 điểm)
A. Trần
B. Lê
C. Lý
D. Hồ
Câu 5: Đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, du khách ngạc nhiên vì điều gì? (1 điểm)
A. Vì biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
B. Vì thấy Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng từ rất lâu và rất to lớn.
C. Vì biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ.
D. Vì có nhiều tấm bia và vị tiến sĩ.
pdf 54 trang Đường Gia Huy 01/02/2024 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp 20 đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftong_hop_20_de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_ho.pdf

Nội dung text: Tổng hợp 20 đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức: Tự luận Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường Ma trận đề thi học kì 1 lớp 5 môn: Tiếng Việt năm 2021
  2. Đề thi minh họa: PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH MÔN: TIẾNG VIỆT 5 NĂM HỌC: 2021 – 2022 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I/ Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Chuyện một khu vườn nhỏ (Trang 102 – TV5/T1) 2. Tiếng vọng (Trang 108 – TV5/T1) 3. Hành trình của bầy ong (Trang 117 – TV5/T1) 4. Người gác rừng tí hon (Trang 124 – TV5/T1) 5. Chuỗi ngọc lam (Trang 134 – TV5/T1) 6. Buôn Chư Lênh đón cô giáo (Trang 144 – TV5/T1) 7. Thầy cúng đi viện (Trang 158 – TV5/T1) 8. Ca dao về lao động sản xuất (Trang 168 – TV5/T1) II/ Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ĐƯỜNG VÀO BẢN Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xoá. Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng Bên trên đưòng là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật
  3. mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi con nháo nhác Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại. (Vi Hồng – Hồ Thuỷ Giang) 1. Đoạn đường dành riêng cho dân bản đi về có gì đặc biệt? (0.5 điểm) A. Phải vượt qua một con thác bọt tung trắng xóa B. Phải vượt qua một con suối to, nước bốn mùa trong veo, rào rạt C. Phải băng qua sườn núi thoai thoải, hoa cỏ mọc đầy hai bên đường D. Phải đi qua một con đường đầy hoa thơm, cỏ lạ, bướm bay rập rờn, chim hót líu lo 2. Con đường vào bản có những cảnh vật gì? (0.5 điểm) A. Con suối, núi, rừng vầu, rừng trám, trâu bò B. Con thác, núi, rừng trám, rừng vầu, lợn gà C. Con suối, núi, rừng vầu, cây trám, lợn gà D. Con thác, rừng thảo quả, lợn gà, hoa thơm 3. Những cây cổ thụ mà khách gặp trên đường đi vào bản là những cây nào? (0.5 điểm) A. Cây vầu, cây trám đen, cây trám trắng B. Cây vầu, cây đa, cây lim, cây chò C. Cây vầu, cây trám, cây hoa ban D. Cây sung, cây vầu, cây sấu 4. Câu “Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng ” ý nói? (0.5 điểm) A. Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới suối đẹp như hoa như lá B. Đàn cá biết vẽ hoa vẽ lá C. Đàn cá nhiều màu sắc hình thù giống hoa giống lá D. Đàn cá giống những cành cây bên bờ suối 5. Những con vật nào được nhắc đến trong bài văn? (0.5 điểm) A. Con vịt, con bò, con lợn B. Con lợn, con chó, con sư tử C. Con lợn, con cá, con gà mái D. Con lợn, con bò, con trâu 6. Bài văn miêu tả cảnh gì? (0.5 điểm) A. Cảnh vật núi rừng biên giới phía bắc
  4. B. Cảnh cuộc sống của người dân bản vùng biên giới phía bắc C. Cảnh vật trên con đường vào bản vùng núi phía bắc D. Cảnh nương rẫy vào một buổi sớm đầu đông 7. Đặt hai câu có chứa từ bản là từ đồng âm. (1 điểm) 8. Đặt một câu có cặp từ trái nghĩa xấu – đẹp 9. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu “Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to.”? (1 điểm) B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I/ Chính tả (4 điểm) Trồng rừng ngập mặn Nhờ phục hồi rừng ngặp mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng. Đê xã Thái Hải (Thái Bình), từ độ có rừng, không còn bị xói lở, kể cả khi bị cơn bão số 2 năm 1996 tràn qua. Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không chỉ cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận. Tại xã Thạch Khê (Hà Tĩnh), sau bốn năm trồng rừng, lượng hải sản tăng nhiều và các loài chim nước cũng trở nên phong phú. Nhân dân các địa phương đều phấn khởi vì rừng ngập mặn phục hồi đã góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập và bảo vệ vững chắc đê điều. II/ Tập làm văn (6 điểm) Viết bài văn tả một em bé đang tuổi tập nói tập đi.
  5. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH MÔN: TIẾNG VIỆT 5 NĂM HỌC: 2021 – 2022 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 2 A. ĐỌC HIỂU (10 ĐIỂM) I . ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm): Giáo viên kiểm tra trong các tiết ôn tập theo hướng dẫn KT đọc thành tiếng cuối kì I. II . ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (7 điểm): thời gian làm bài 30 phút LỜI HỨA Một hôm, tôi vào công viên, đem theo một quyển sách hay rồi cứ thế mải mê đọc. Đến lúc ngoài phố đã lác đác lên đèn, tôi mới đứng dậy bước ra cổng. Bỗng tôi dừng lại. Sau bụi cây, tôi nghe tiếng một em nhỏ đang khóc. Tôi bước lại gần và hỏi : - Này em, em làm sao thế ? Em ngẩng đầu nhìn tôi, đáp : - Em, em không sao đâu ạ. - Thế vì sao em khóc ? Em đi về thôi ! Trời tối rồi, công viên sắp đóng cửa đấy. - Em không thể đi được. - Tại sao vậy ? Em ốm phải không ? - Dạ, em không ốm mà em là lính gác. - Sao lại là lính gác ? gác gì ? - Ồ, thế anh không hiểu hay sao ? Rồi em kể : Em đang ngồi trên ghế ở công viên thì các bạn đến rủ : “ Muốn chơi đánh trận giả không ? ”. Em trả lời : “ Có ”. Thế là cùng chơi. Một bạn lớn nhất bảo : “ Cậu là trung sĩ nhé ”. Bạn ấy tự nhận là nguyên soái, dẫn em đến đây rồi ra lệnh : “ Đây là kho thuốc súng của chúng ta. Cậu đứng gác cho đến khi có người đến thay ”. Bạn ấy lại bảo : “ Cậu hãy hứa là không bỏ đi cơ ! ”. Em trả lời : “ Xin hứa ”. - Rồi sao nữa ? – Tôi hỏi. - Thế đấy ! Em đứng gác cho đến bây giờ. Chắc các bạn ấy đi rồi và quên cử người đến thay. - Thế thì em còn đứng đây làm gì nữa ? - Tại em đã hứa. ( Theo L. PAN-TÊ-LÊ-ÉP )
  6. Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 100 tiếng/phút và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc trong các bài tập đọc sau: Bài: Những con sếu bằng giấy. Trang 57-58 (từ Em liền lặng lẽ gấp sếu hòa bình) Hỏi: Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ nguyện vọng hòa bình? Bài: Mùa thảo quả - Trang 23 - 24 (Đọc từ Sự sống hết bài) Hỏi: Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp? Bài: Chuỗi ngọc lam - Trang 60 - 61 (Đọc từ đầu đến người anh yêu quý) Hỏi: Tại sao cô bé Gioan lại dốc hết số tiền tiết kiệm để mua tặng chị chuỗi ngọc lam? II. Đọc thầm đoạn văn và làm bài tập sau: (7 điểm). Thầy thuốc như mẹ hiền Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi. Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi. Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: "Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận." Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ. Suốt đời, Lãn ông không vươn vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình: Công danh trước mắt trôi như nước, Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương. Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNH * Dựa vào nội dung bài đọc em hãy khoanh tròn vào chữ cái (từ câu 1 đến câu 4) trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu dưới đây: Câu 1. Thầy thuốc trong bài có tên là:
  7. A. Thượng Hải Lãn Ông B. Hải Thượng Lãn Ông C. Hai Thượng Lan Ông Câu 2. Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chưa bệnh cho con người thuyền chài là: A. Lãn Ông nghe tin nhưng coi như không nghe thấy gì. B. Lãn Ông biết nhà thuyền chài nghèo nên coi như không biết gì. C. Lãn Ông tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi. Câu 3. Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ? A. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. B. Ông chỉ cho thuốc cho riêng người phụ nữ đó. C. Ông chỉ cho thuốc một lần, không cho lần thứ hai. Câu 4. Tìm đại từ trong câu: "Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận." A. người bệnh B. người C. tôi Câu 5: Em hiểu hai câu thơ dưới đây như thế nào? "Công danh trước mắt trôi như nước, Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương." Câu 6. Đặt câu với cặp từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả "Vì - Nên". III. Phần viết: (10 điểm) 1. Chính tả: (Nghe-viết) (3 điểm) Buôn Chư Lênh đón cô giáo Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô viết hai chữ thật to, thật đậm: "Bác Hồ". Y Hoa viết xong, bỗng bao tiếng hò cùng reo: - Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kìa! - A, chữ, chữ cô giáo! 2. Tập làm văn: (7 điểm) Đề bài: Hãy tả một người bạn mà em yêu mến.
  8. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH MÔN: TIẾNG VIỆT 5 NĂM HỌC: 2021 – 2022 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 17 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
  9. GV chuẩn bị phiếu có ghi sẵn nội dung các bài tập đọc trong chương trình học kì 1 và cho HS bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng. Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng. Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên. Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người. (Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc) Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì? a. Bác để mặc nó kêu be be thảm thương dưới giếng. b. Bác đến bên giếng nhìn nó. c. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên. Câu 2: Khi không cứu được chú lừa, bác nông dân gọi hàng xóm đến để làm gì? a. Nhờ hàng xóm cùng cứu giúp chú lừa. b. Nhờ hàng xóm cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống chú lừa. c. Cùng với hàng xóm đứng nhìn chú lừa sắp chết. Câu 3: Khi thấy đất rơi xuống giếng, chú lừa đã làm gì? a. Lừa đứng yên và chờ chết. b. Lừa cố hết sức nhảy ra khỏi giếng. c. Lừa dồn đất sang một bên còn mình thì đứng sang một bên. Câu 4: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về tính cách của lừa ? a. Nhút nhát, sợ chết. b. Bình tĩnh, thông minh.
  10. c. Nóng vội, dũng cảm. Câu 5: Gạch chân các quan hệ từ có trong câu: - Bác ta thấy lừa dồn đất hất sang một bên còn mình thì tránh ở một bên. Câu 6: Tiếng lừa trong các từ con lừa và lừa gạt có quan hệ: a. Đồng âm b. Đồng nghĩa c. Nhiều nghĩa Câu 7: Bộ phận chủ ngữ trong câu:“Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn.” là: a. Một hôm b. Con lừa c. Con lừa của bác nông dân nọ B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả (Nghe - viết). (3 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Mùa thảo quả - Sách Tiếng Việt 5 - Tập một, trang 113 (từ Sự sống đến từ đáy rừng). 2. Tập làm văn: (7 điểm) Đề: Tả một loại hoa mà em thích PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH MÔN: TIẾNG VIỆT 5 NĂM HỌC: 2021 – 2022 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 18 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
  11. Đọc một đoạn trong các bài tập đọc thuộc chủ đề đã học (Bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9, SGK Tiếng Việt 5 tập I) II. Đọc hiểu (7 điểm) Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây hoa giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất. Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng, run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa. Dường như chúng không muốn mọi người phải buồn rầu vì chứng kiến cảnh héo tàn. Chúng muốn mọi người lưu giữ mãi những ấn tượng đẹp đẽ mà chúng đã đem lại trong suốt cả một mùa hè: những vồng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc chỉ đôi lần xuất hiện trong những giấc mơ thủa nhỏ Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Bài văn tả vẻ đẹp của hoa giấy vào mùa nào? A. Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa đông Câu 2. Đặc điểm nổi bật khiến hoa giấy khác nhiều loài hoa là gì? A. Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, rụng xuống vẫn tươi nguyên B. Hoa giấy đẹp một cách giản dị. C. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. D. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá. Câu 3. Mỗi cánh hoa giấy khác một chiếc lá ở điểm nào ? A. mỏng manh B. rực rỡ sắc màu C. mỏng mảnh, rực rỡ sắc màu D. mỏng tang
  12. Câu 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả ? A. So sánh B. So sánh và nhân hóa C. Nhân hóa Câu 5. Viết 2 hình ảnh được dùng so sánh có trong đoạn 3 của bài đọc B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) 1. Chính tả (nghe - viết) Bài “Một chuyên gia máy xúc”, TV 5, tập I, trang 76. 2. Tập làm văn: (8 điểm). Tả một cảnh đẹp ở địa phương em. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH MÔN: TIẾNG VIỆT 5 NĂM HỌC: 2021 – 2022 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 19 A/ ĐỌC HIỂU: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
  13. II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập: HAI MẸ CON Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ kí tên vào sổ của cô, mẹ bẽn lẽn : “ Tôi không biết chữ ! ”. Và mẹ gạch hai nét chéo nhau lên giấy. Phương thương mẹ quá ! Nó quyết ráng học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách kí tên. Sáng nào, Phương cũng được mẹ đưa đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói : “ Tội nghiệp cụ có một mình, đi chợ về nằm ngất thế này, chẳng ai hay ”. Rồi mẹ gọi xe đạp lôi*, bảo Phương phụ giúp một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Nó lặng im không dám nói, trong thâm tâm nó nghĩ : lỗi là tại mẹ, tại mẹ ! Nó càng lo vì mỗi thứ hai chào cờ đầu tuần, thỉnh thoảng vẫn có bạn bị nêu tên bởi vi phạm nội qui. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ nhìn thấy liền chạy theo dỗ mãi. Phương vừa khóc vừa kể chuyện ban sáng đến lớp. Mẹ nói : “ Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo. Con cứ đi học, đừng lo gì hết nghen ! ”. Sáng hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp rất sớm, chờ cô giáo tới, mẹ nói gì với cô, cô cười và gật đầu. Phương cảm thấy yên tâm. Thứ hai, chào cờ đầu tuần, Phương giật thót người khi nghe cô hiệu trưởng nêu tên mình : “ Em Trần Thanh Phương ”. Thôi chết ! Vậy là cô chủ nhiệm đã báo với cô hiệu trưởng điều gì rồi ? Giọng cô hiệu trưởng vẫn đều đều : “ Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Việc làm tốt của em Phương đáng được tuyên dương ”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đỏ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ ! Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau: 1. Ngay từ lớp 1, Phương quyết ráng học cho biết chữ để làm gì ? a. Để làm việc lấy tiền nuôi mẹ. b. Để chỉ giúp mẹ cách đọc báo. c. Để giúp mẹ ghi chép sổ sách. d. Để chỉ giúp mẹ cách kí tên. 2. Chuyện gì xảy ra khiến Phương lần đầu đến lớp trễ ? a. Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường về nhà mình.
  14. b. Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường về nhà cụ. c. Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện. d. Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào trạm xá/ 3. Vì sao sau buổi học hôm ấy, Phương cảm thấy giận mẹ ? a. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội qui. b. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo phê bình. c. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị các bạn chê cười. d. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương sẽ bị nêu tên dưới cờ. 4. Vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn, Phương lại cảm thấy “ ngượng nghịu và xấu hổ ” ? a. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ. b. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và giận mẹ. c. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen. d. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình. 5. Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện ? a. Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. b. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. c. Thương người như thể thương thân. d. Thương nhau củ ấu cũng tròn. 6. Dòng nào dưới đây có các từ gạch dưới là từ đồng âm ? a. hòn đá to / thích đá bóng b. hòn đá to / nước trà đá c. thích đá bóng / gà đá nhau d. cứng như đá / dãy núi đá 7. Dòng nào dưới đây có các từ gạch dưới là từ nhiều nghĩa ? a. đào lộn hột / đào hố sâu b. đảo san hô / đảo cho đều c. biển lúa / biển nổi sóng d. đường thủy / đường mía 8. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ tác dụng của dấu phẩy trong câu “ Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. ” ? a. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ ; ngăn cách các vế câu trong câu ghép c. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép ; ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
  15. d. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ ; ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu ; ngăn cách các vế câu trong câu ghép 9. Vị ngữ của 2 vế trong câu ghép “ Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. ” là những từ ngữ nào ? a. không ăn cơm / buồn và hơi ngúng nguẩy b. không ăn cơm / hơi ngúng nguẩy c. ăn cơm / hơi ngúng nguẩy d. ăn cơm / ngúng nguẩy B. PHẦN VIẾT: ( 10 điểm) 1. Chính tả: ( 2 điểm) Nghe viết: bài: “Người gác rừng tí hon”. Viết từ “sau khi nghe em báo đến xe công an lao tới”. 2. Tập làm văn: (40 phút ) ( 8 điểm) Đề bài. Tả một cơn mưa rào mà em có dịp quan sát. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH MÔN: TIẾNG VIỆT 5 NĂM HỌC: 2021 – 2022 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 20 A/ ĐỌC HIỂU: (10 điểm)
  16. I. Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập: Mạc Đĩnh Chi ( 1272 – 1346 ), quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304, làm quan ở cả ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu “ Lưỡng quốc Trạng nguyên ”. Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng. Sau khi lo đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn : - Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế liệu có được không ? Viên quan tâu : - Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận. Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận. Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy. Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông : - Tâu Hoàng thượng ! Đêm qua ai đó đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần. Vậy, xin Hoàng thượng cho thần nộp tiền này vào công quĩ. Vua Minh Tông đáp : - Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao ! - Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. - Mạc Đĩnh Chi khảng khái đáp. Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi, đành giữ lại tiền rồi cho ông lui. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau : 1. Vua Nguyên phong tặng Mạc Đĩnh Chi danh hiệu “ Lưỡng quốc Trạng nguyên ” vì lí do gì ? a. Vì Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang trung Quốc hai lần. b. Vì vua khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi.
  17. c. Vì Mạc Đĩnh Chi đã thi đỗ Trạng nguyên ở cả hai nước. d. Vì vua vừa gặp Mạc Đĩnh Chi đã cảm thấy quí mến ông. 2. Vì sao Mạc Đĩnh Chi làm quan nhưng nhà ông thường nghèo túng ? a. Vì ông làm quan rất thanh liêm. b. Vì ông phải lo đám tang cho mẹ. c. Vì lương làm quan của ông rất thấp. d. Vì ông phải nuôi rất nhiều người. 3. Vua Minh Tông đã giúp đỡ Mạc Đĩnh Chi bằng cách nào ? a. Mời ông đến nhận thêm tiền trong kho. b. Cho người lén bỏ tiền vào nhà của ông. c. Trích tiền trong kho đem đến biếu ông. d. Cho người đem tiền của vua đến biếu. 4. Vì sao Mạc Đĩnh Chi đem gói tiền vào triều, trình lên vua Minh Tông ? a. Vì đó là tiền của một người đút lót ông. b. Vì đó là tiền của ai đó đã bỏ vào nhà ông. c. Vì đó là tiền của ông góp vào công quĩ. d. Vì đó là tiền của ai đó để quên ở nhà ông. 5. Câu chuyện tập trung ca ngợi điều gì ở Mạc Đĩnh Chi ? a. Học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. b. Sống rất thanh bạch, đạm bạc và nghèo túng. c. Sống liêm khiết, trung thực, trọng nhân cách. d. Thông minh, giỏi thơ văn, đối đáp sắc bén. 6. Câu nào dưới đây không phải là câu ghép ? a. Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho. b. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. c. Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng. d. Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận. 7. Đoạn “ Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận. Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận. ” đã sử dụng hai biện phápliên kết nào ? a. Lặp từ ngữ ; thay thế từ ngữ. b. Lặp từ ngữ ; dùng từ ngữ nối. c. Dùng từ ngữ nối; thay thế từ ngữ. 8. Các vế câu trong câu ghép “ Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận. ” được nối với nhau bằng cách nào ?
  18. a. Nối trực tiếp ( không dùng từ nối ). b. Nối bằng một quan hệ từ ( Đó là : ) c. Nối bằng một cặp quan hệ từ ( Đó là : ) B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) 1. Chính tả (nghe - viết) Bài “Một chuyên gia máy xúc”, TV 5, tập I, trang 76. 2. Tập làm văn: (8 điểm). Tả một cảnh đẹp ở địa phương em.