Tuyển tập 10 đề thi chất lượng học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
GV chuẩn bị phiếu có ghi sẵn nội dung các bài tập đọc trong chương trình học kì 1 và cho HS bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc.
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
CHÚ LỪA THÔNG MINH
Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.
Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.
Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên.
Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.
(Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc)
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì?
A. Bác để mặc nó kêu be be thảm thương dưới giếng.
B. Bác đến bên giếng nhìn nó.
C. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên.
Câu 2: Khi không cứu được chú lừa, bác nông dân gọi hàng xóm đến để làm gì?
A. Nhờ hàng xóm cùng cứu giúp chú lừa.
B. Nhờ hàng xóm cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống chú lừa.
C. Cùng với hàng xóm đứng nhìn chú lừa sắp chết.
Câu 3: Khi thấy đất rơi xuống giếng, chú lừa đã làm gì?
A. Lừa đứng yên và chờ chết.
B. Lừa cố hết sức nhảy ra khỏi giếng.
C. Lừa dồn đất sang một bên còn mình thì đứng sang một bên.
Câu 4: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về tính cách của lừa ?
A. Nhút nhát, sợ chết.
B. Bình tĩnh, thông minh.
C. Nóng vội, dũng cảm.
Câu 5: Em hãy đóng vai chú lừa trong câu chuyện để nói một câu khuyên mọi người sau khi chú thoát chết:
....................................................................................................................................
Câu 6: Gạch chân các quan hệ từ có trong câu:
- Bác ta thấy lừa dồn đất hất sang một bên còn mình thì tránh ở một bên.
Câu 7: Tìm 1 từ đồng nghĩa có thể thay thế từ “sa” trong câu: “Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn.”
Đó là từ: ...................................................................
Câu 8: Tiếng “lừa” trong các từ “con lừa” và “lừa gạt” có quan hệ:
A. Đồng âm
B. Đồng nghĩa
C. Nhiều nghĩa
Câu 9: Xác định từ loại của các từ được gạch chân trong câu sau:
-Bác ta quyết định lấp giếng chôn sống lừa để tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.
Câu 10: Bộ phận chủ ngữ trong câu:“Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn.” là:
A. Một hôm
B. Con lừa
C. Con lừa của bác nông dân nọ
docx 67 trang Đường Gia Huy 01/02/2024 4440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 10 đề thi chất lượng học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_10_de_thi_chat_luong_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5.docx

Nội dung text: Tuyển tập 10 đề thi chất lượng học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 5 năm 2021 - 2022 có đáp án (10 đề) Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 1) A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm) GV chuẩn bị phiếu có ghi sẵn nội dung các bài tập đọc trong chương trình học kì 1 và cho HS bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: CHÚ LỪA THÔNG MINH Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng. Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng. Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa.
  2. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên. Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người. (Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc) Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì? A. Bác để mặc nó kêu be be thảm thương dưới giếng. B. Bác đến bên giếng nhìn nó. C. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên. Câu 2: Khi không cứu được chú lừa, bác nông dân gọi hàng xóm đến để làm gì? A. Nhờ hàng xóm cùng cứu giúp chú lừa. B. Nhờ hàng xóm cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống chú lừa. C. Cùng với hàng xóm đứng nhìn chú lừa sắp chết. Câu 3: Khi thấy đất rơi xuống giếng, chú lừa đã làm gì? A. Lừa đứng yên và chờ chết. B. Lừa cố hết sức nhảy ra khỏi giếng. C. Lừa dồn đất sang một bên còn mình thì đứng sang một bên. Câu 4: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về tính cách của lừa ? A. Nhút nhát, sợ chết. B. Bình tĩnh, thông minh. C. Nóng vội, dũng cảm.
  3. Câu 5: Em hãy đóng vai chú lừa trong câu chuyện để nói một câu khuyên mọi người sau khi chú thoát chết: Câu 6: Gạch chân các quan hệ từ có trong câu: - Bác ta thấy lừa dồn đất hất sang một bên còn mình thì tránh ở một bên. Câu 7: Tìm 1 từ đồng nghĩa có thể thay thế từ “sa” trong câu: “Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn.” Đó là từ: Câu 8: Tiếng “lừa” trong các từ “con lừa” và “lừa gạt” có quan hệ: A. Đồng âm B. Đồng nghĩa C. Nhiều nghĩa Câu 9: Xác định từ loại của các từ được gạch chân trong câu sau: -Bác ta quyết định lấp giếng chôn sống lừa để tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng. Câu 10: Bộ phận chủ ngữ trong câu:“Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn.” là: A. Một hôm B. Con lừa C. Con lừa của bác nông dân nọ B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (Nghe - viết). (3 điểm)
  4. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Mùa thảo quả” - Sách Tiếng Việt 5 - Tập một, trang 113 (từ Sự sống đến từ đáy rừng). II. Tập làm văn: (7 điểm) Tả một người thân trong gia đình (hoặc một người bạn) mà em quý mến nhất. Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Cách đánh giá, cho điểm: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm II. Đọc hiểu văn bản: (7 điểm)
  5. Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: B Câu 5:(1 điểm): Học sinh biết nói câu khuyên mọi người cần bình tĩnh tìm cách giải quyết. Ví dụ: Mọi việc đều có cách giải quyết, tôi khuyên các bạn nên bình tĩnh. Câu 6: Có các quan hệ từ: còn, thì, ở. Câu 7: Có thể điền một trong các từ sau: rơi, sảy, ngã, Câu 8: A Câu 9: bác ta (DT), lấp (ĐT), lừa (DT), nó (đại từ), dai dẳng (TT) Câu 10: C B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (3 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1,5 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1,5 điểm - Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 2 điểm/lỗi. Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần. Nếu chữ viết không đúng độ cao, khoảng cách hoặc trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ. II. Tập làm văn: 7 điểm * Đảm bảo các yêu cầu sau:
  6. - Viết được một bài văn tả người có 3 phần (MB, TB, KB) đúng yêu cầu của đề bài. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc quá nhiều lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho điểm. Bài mẫu: Từ nhỏ, em đã sống với bà ngoại vì bố mẹ em đi làm xa nhà, bà là người luôn yêu thương và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho em. Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dậy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về. Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em bị điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em. Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.
  7. CHUYỆN BÁN HÀNG Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này, "ớt của anh (chị) có cay không?", gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ? Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro. Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào. Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng: "Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia". Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: "Không cần đâu!" Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp Quả nhiên chính là hỏi câu đó: "Ớt của chị có cay không?" Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: "Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!" Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu. Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: "Ớt của chị có cay không?" Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói Lần này bà chủ trả lời: "Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!" Quả nhiên, người mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch. Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ: "Lần này xem chị còn nói thế nào đây?" Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: "Ớt có cay không?" Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: "Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!". Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nên nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: "Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi". Thật là thần kỳ vậy! Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn.
  8. Truyenngan.com.vn Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Mở đầu câu chuyện cho em biết người bán ớt luôn gặp phải câu hỏi nào? A. Ớt của anh (chị) có thế nào? B. Ớt của anh (chị) có cay không? C. Ớt của anh (chị) có ngon không? D. Ớt của anh (chị) là ớt cay hay ớt ngọt? Câu 2: Câu hỏi “Ớt của chị có cay không?” là của ai ? A. Của chị bán ớt. B. Của người qua đường. C. Của người mua ớt. D. Của người đứng xem. Câu 3: Lần đầu tiên chị bán ớt nói cho khách hàng mua ớt lựa chon theo tiêu chí nào? A. Màu đỏ thì cay, màu xanh thì không cay. B. Màu vàng thì cay, màu nhạt thì không cay C. Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay D. Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay Câu 4: Lần thứ ba, chị bán ớt nói cho khách mua ớt lựa chon theo tiêu chí nào? A. Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay B. Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay C. Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay
  9. D. Quả lớn thì cay, quả nhỏ thì không cay Câu 5: Em thấy chị bán ớt là người như thế nào qua cách bán ớt của chị? Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ? Câu 7: Trong câu: Chị bán ớt là người thông minh, khéo léo. Từ đồng nghĩa với từ thông minh là: A. dại dột B. sáng dạ C. kiên trì D. chăm chỉ Câu 8: Trong câu "Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!” Từ “cay” mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?: Câu 9: Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu điền vào các cột phân loại dưới đây: Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ Câu 10: Đặt một câu thể hiện mối quan hệ tương phản? B. Kiểm tra Viết I. Chính tả(nghe-viết): (2 điểm) Bài: Thầy cúng đi bệnh viện (từ "Cụ Ún làm nghề thầy cúng mới chịu đi" - Sách Tiếng Việt 5, tập 1, tr 158) II. Tập làm văn:(8 điểm) Chọn 1 trong hai đề sau:
  10. Đề: Hãy tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ ) của em hoặc người bạn mà em yêu mến. Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm để đọc một trong các bài Tập đọc đã học từ tuần đến tuần (Sách Tiếng Việt 5, tập 1). Trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: D Câu 4: C
  11. Câu 5: Thông minh và rất khéo léo trong việc bán hàng. Câu 6: Nên khéo léo xử lí tình huống trong cuộc sống. Câu 7: B Câu 8: Trong câu "Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!” Từ “cay” mang nghĩa gốc. Câu 9: Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu điền vào các cột phân loại dưới đây: Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ Chỉ cần một chút khéo léo bà chủ đã bán ớt nhanh hơn Câu 10:Đặt một câu thể hiện mối quan hệ tương phản? + Tuy nhà nghèo nhưng Lan học rất giỏi. + Cùng là anh em một nhà nhưng Huy thì cao còn Hoàng lại rất thấp. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (2 điểm) Đánh giá cho điểm chính tả: - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 2,0 điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm. * Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,25 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: (8 điểm) - Đảm bảo các yêu cầu sau: + Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng các yêu cầu của đề bài.
  12. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng thể loại văn miêu tả. + Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Trình bày bài viết sạch sẽ. - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức điểm: 8; 7,75; 7,5; 1,75; 1,5; 1,25; 1,0; 0,75; 0,5; 0,25. Bài mẫu: Từ nhỏ, em đã sống với bà ngoại vì bố mẹ em đi làm xa nhà, bà là người luôn yêu thương và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho em. Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dậy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về. Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em bị điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em. Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.
  13. ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 10) A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng ( 3 điểm) Giáo viên cho học sinh lần lượt bốc thăm các bài tập đọc sau và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn (Giáo viên kiểm tra từng học sinh vào ngày thứ 2,3 tuần 18) Bài 1: Chuyện một khu vườn nhỏ. Từ đoạn "Một sớm chủ nhật đầu xuân đến có gì lạ đâu hả cháu?" H: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ? Bài 2 : Người gác rừng tí hon. Từ đoạn "Qua khe lá đến xe công an lao tới." H : Khi thấy gã trộm, cậu bé đã làm gì? Bài 3: Buồn chư lệnh đón cô giáo ( tài liệu TV5 tập 1b trang 81) Từ đoạn "Già Rok xoa tay đến A, chữ, chữ cô giáo!" H: Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ? Bài 4: Trồng rừng ngập mặn ( Tài liệu TV5 tập 1b trang 48) Từ đoạn "Nhờ phục hồi rừng ngập mặn đến bảo vệ vững chắc đê điều." H: Rừng ngập mặn được phục hồi có tác dụng gì?
  14. Bài 5: Thầy thuốc như mẹ hiền Từ đoạn "Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc đến còn cho thêm gạo, củi." H: Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài? II. Đọc thầm và làm bài tập: ( 7 điểm ) Đọc văn bản sau: NHỮNG TRANG SÁCH ĐẦU TIÊN Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ thư”, “Ngũ kinh”. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều. Bên cạnh những lời dạy của cổ nhân trong kinh thư, có lẽ còn có những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì và bài học làm người có ích mà Nguyễn Sinh Cung đã nhận thấy để tự răn mình là: Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, thì một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình. Vậy là trong tâm trí của cậu bé Làng Sen đã sớm xuất hiện tình yêu quê hương, để từ đó hình thành tình yêu Tổ quốc. (Trần Viết Lưu) Câu 1: (0,5 điểm) Ngoài buổi lên lớp về nhà cậu bé Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như? A. “Tứ thư”, “Ngũ kinh”. B. Truyện Kiều C. Tam quốc diễn nghĩa Câu 2: (0,5 điểm) Chi tiết nào trong bài cho ta biết Nguyễn Sinh Cung rất ham học?
  15. A. Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn. B. Những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì. C. Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ Thư”, “Ngũ kinh” Câu 3: (0,5 điểm) Ngoài việc học trên lớp, học sách người lớn, Nguyễn Sinh Cung còn học ở đâu? A. Học từ cuộc sống thiên nhiên. B. Học từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương. C. Học từ người thân như bố, mẹ Câu 4: (0,5 điểm) Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình điều gì ? Viết câu trả lời của em: Câu 5: (1 điểm) Điều gì đã xuất hiện trong tâm trí của cậu bé “Làng Sen” ? Viết câu trả lời của em: Câu 6: ( 1 điểm ) Nội dung bài văn ca ngợi điều gì ? Viết câu trả lời của em: Câu 7: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây viết đúng chính tả ? A. Nương thiện, con chăn, vầng trăng B. Xâm lược, tấc bật, say sưa C. Lần lượt, chưng cất, chào mào Câu 8: (0,5điểm) Trong câu: “Một cụ già nghiêng đầu, ngước mắt nhìn lên”. Có mấy động từ, đó là những từ nào?
  16. Viết câu trả lời của em: Câu 9: (1 điểm) Tìm từ đồng nghĩa với từ “hạnh phúc”. Đặt câu với từ vừa tìm được Viết câu trả lời của em: Câu 10: (1 điểm) Đặt một câu thể hiện mối quan hệ tăng tiến Viết câu văn của em: B. Kiểm tra Viết I. Chính tả - Nghe viết (2 điểm) Bài: Mùa thảo quả Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ duới đáy rừng. (Theo Ma Văn Kháng) II. Tập làm văn:(8 điểm) Đề: Hãy tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ ) của em hoặc người bạn mà em yêu mến.
  17. Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng - Học sinh đọc đúng tiếng, đúng từ, rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ hợp lý đoạn văn, biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả; trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc được 2 điểm. - Tùy theo mức độ sai sót của học sinh giáo viên có thể cho các mức điểm: 1,75 điểm; 1,25 điểm; 0,75 điểm. Bài 1: Khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết vì Thu muốm Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn. Bài 2: Khi thấy gã trộm, cậu bé đã làm chạy theo đường tắt về quán bà Hai, xin bà gọi điện thoại báo cho chú công an. Bài 3: Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ: Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người ngồi im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
  18. Bài 4: Rừng ngập mặn được phục hồi có tác dụng : Bảo vệ đê không còn bị xói lở, lượng hải sản phát triển mạnh, các loài chim nước trở nên phong phú hơn, thu nhập của người dân tăng lên đáng kể. Bài 5: Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài: Ông tận tuỵ chăm sóc cháu bé hàng tháng trời không ngại khổ, ngại bẩn. Ông chữa khỏi bệnh cho cháu bé không những không lấy tiền mà còn cho họ thêm gạo, củi. II. Đọc thầm và làm bài tập: Câu 1: A Câu 2: C Câu 3: B Câu 4: Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình là một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình. Câu 5: Trong tâm trí của câu bé “Làng Sen” đã xuất hiện sớm tình yêu quê hương, để từ đó hình thành tình yêu Tổ quốc. Câu 6: Nội dung: Bài văn ca ngợi về tấm lòng yêu quê hương, đất nước sâu sắc của Bác Hồ. Câu 7: C Câu 8: Có 3 động từ: nghiêng, ngước, nhìn. Câu 9: HS có thể tìm 1 trong các từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc là: vui vẻ, sung sướng, vui sướng, vui mừng, phấn khởi, toại nguyện, mãn nguyện, thoải mái, . VD: Cả lớp em vui vẻ liên hoan ẩm thực chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Câu 10: VD1: Bạn Minh không những hiền lành mà còn học giỏi nhất lớp. VD2: Mẹ em không chỉ nấu ăn ngon mà thêu thùa cũng rất giỏi
  19. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả - Học sinh viết 90 chữ/ phút đúng tốc độ, đúng cả bài, đúng kĩ thuật, trình bày đẹp nét chữ khá rõ ràng. (2 điểm) - Nhầm sang tiếng khác, sót tiếng, sai dấu, sai vần, âm đầu, sai 5 lỗi trừ 1 điểm - Sai lỗi kĩ thuật toàn bài trừ không quá 0,25 điểm. II. Tập làm văn - Học sinh viết đủ bố cục, đúng thể loại, câu văn đúng cú pháp, tả 1 người mà em yêu quý, đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) + Mở bài (1 điểm): Giới thiệu người định tả. + Thân bài (6 điểm):Tả được chi tiết về hình dáng, đặc điểm, hoạt động của người được tả. + Kết bài (1 điểm): Nêu cảm nghĩ của mình về người được tả theo cách kết bài đã học. - Dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên cho điểm 8,7,6,5,4,3; 2,5; 2; 1,5; 1 điểm cho phù hợp. Bài mẫu: Từ nhỏ, em đã sống với bà ngoại vì bố mẹ em đi làm xa nhà, bà là người luôn yêu thương và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho em. Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dậy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về. Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn,
  20. bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em bị điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em. Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.