Tuyển tập 20 đề ôn tập kiểm tra học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - (Có đáp án)

ĐỀ 1

I – Kiểm tra đọc: (10 điểm )

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm)

Đọc bài văn sau:

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ

Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.

Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cùng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách đến rường, chiều về lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...

Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng...

Theo NGUYỄN HOÀNG ĐẠI

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: (0,5 đ) Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả như hình với bóng?

A. Con đê B. Đêm trăng thanh gió mát C. Tết Trung thu.

Câu 2(0,5 đ): Tại sao tác giả coi con đê là bạn?

A.Vì trên con đê này, trẻ em trong làng nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu.

B. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.

C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.

Câu 3(0,5 đ): Tại sao tác giả cho rằng con đê “che chở, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn”?

A. Vì con đê đã nâng bước, dìu dắt, tôi luyện cho những bước chân của tác giả ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.

B. Vì những đêm tết Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui.

C. Vì trong những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung đữ, con đê đã bảo vệ tính mạng con người, gia súc, mùa màng

Câu 4(0,5 đ): Nội dung bài văn này là gì?

A. Kể về sự đổi mới của quê hương.

B. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương.

C. Kể về kỉ niệm của những ngày đến trường.

Câu 5(0,5 đ): Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu: “Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng...”?

A. So sánh B. Nhân hoá C. So sánh và nhân hoa

Câu 6(0,5 đ) : Từ “chúng” trong câu “Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bất, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.” chỉ những ai?

A. Trẻ em trong làng B. Tác giả C. Trẻ em trong làng và tác giả

Câu 7(0,5 đ) : Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “tuổi thơ”?

A. Trẻ em B. Thời thơ ấu C. Trẻ con.

Câu 8 (0,5 đ): Từ “gồng ” thuộc từ loại nào (danh từ, động từ hay tính từ)?

……………………………………………………………………..

Câu 9(1 đ) : Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ trong câu sau:

a)Trên đê, trẻ em trong làng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan.

b) Con bìm bịp, bằng cái giọng trầm và ấm báo hiệu mùa xuân đã tới.

Câu 10 (0,5 đ): Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào?

"Có một người đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản."

  1. Lặp từ ngữ B. Thay thế từ ngữ C. Từ nối
docx 110 trang Đường Gia Huy 25/05/2024 1820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 20 đề ôn tập kiểm tra học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_20_de_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop.docx

Nội dung text: Tuyển tập 20 đề ôn tập kiểm tra học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - (Có đáp án)

  1. TRANG MỤC LỤC BỘ ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 5 BÀI ĐÁP TẬP ÁN 10 ĐỀ ÔN GIỮA KÌ II ĐỀ 1 2 85 ĐỀ 2 4 87 ĐỀ 3 11 88 ĐỀ 4 15 90 ĐỀ 5 20 91 ĐỀ 6 23 93 ĐỀ 7 27 94 ĐỀ 8 31 95 ĐỀ 9 35 96 ĐỀ 10 39 97 10 ĐỀ ÔN CUỐI KÌ II ĐỀ 1 43 98 ĐỀ 2 47 100 ĐỀ 3 51 101 ĐỀ 4 55 103 ĐỀ 5 59 104 ĐỀ 6 63 105 ĐỀ 7 67 106 ĐỀ 8 71 107 ĐỀ 9 75 108 ĐỀ 10 80 109 1
  2. 10 ĐỀ GIỮA HỌC KÌ II- LỚP 5 ĐỀ 1 I – Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm) Đọc bài văn sau: TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cùng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách đến rường, chiều về lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng Theo NGUYỄN HOÀNG ĐẠI Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: (0,5 đ) Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả như hình với bóng? A. Con đê B. Đêm trăng thanh gió mát C. Tết Trung thu. Câu 2(0,5 đ): Tại sao tác giả coi con đê là bạn? A.Vì trên con đê này, trẻ em trong làng nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu. B. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng. C. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê. 2
  3. Câu 3(0,5 đ): Tại sao tác giả cho rằng con đê “che chở, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn”? A. Vì con đê đã nâng bước, dìu dắt, tôi luyện cho những bước chân của tác giả ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. B. Vì những đêm tết Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui. C. Vì trong những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung đữ, con đê đã bảo vệ tính mạng con người, gia súc, mùa màng Câu 4(0,5 đ): Nội dung bài văn này là gì? A. Kể về sự đổi mới của quê hương. B. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương. C. Kể về kỉ niệm của những ngày đến trường. Câu 5(0,5 đ): Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu: “Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng ”? A. So sánh B. Nhân hoá C. So sánh và nhân hoa Câu 6(0,5 đ) : Từ “chúng” trong câu “Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bất, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.” chỉ những ai? A. Trẻ em trong làng B. Tác giả C. Trẻ em trong làng và tác giả Câu 7(0,5 đ) : Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “tuổi thơ”? A. Trẻ em B. Thời thơ ấu C. Trẻ con. Câu 8 (0,5 đ): Từ “gồng ” thuộc từ loại nào (danh từ, động từ hay tính từ)? Câu 9(1 đ) : Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ trong câu sau: a)Trên đê, trẻ em trong làng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan. b) Con bìm bịp, bằng cái giọng trầm và ấm báo hiệu mùa xuân đã tới. Câu 10 (0,5 đ): Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào? "Có một người đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản." A. Lặp từ ngữ B. Thay thế từ ngữ C. Từ nối Câu 11(0,5 đ): Câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? A. Mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran. B. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa. C. Những tia nắng mặt trời nhảy nhót trên cành cây, ngọn cỏ 3
  4. Câu 12 (1 đ): Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”? II - Phần viết: 1 . Chính tả: (Nghe – viết): Bài viết: (2 điểm) Triền đề tuổi thơ (Viết đoạn: Từ đầu đến tự tin bước vào đời.) 4
  5. 2 . Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau: 2.1/ Em hãy tả một cây hoa mà em thích. 2.2/ Em hãy tả cái đồng hồ báo thức. Bài làm 5
  6. ĐỀ 2 I – Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm) Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập hai và trả lời câu hỏi (TLCH), ví dụ: (1) Thái sư Trần Thủ Độ (từ đầu đến ông mới tha cho.) * TLCH: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? (2) Phong cảnh đền Hùng (từ Lăng của các vua Hùng đến đồng bằng xanh mát.) * TLCH: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng. (3) Tranh làng Hồ (từ Kĩ thuật tranh làng Hồ đến dáng người trong tranh.) * TLCH: kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? (4)Con gái (từ Chiều nay đến cũng không bằng.) * TLCH: Chi tiết nào cho thấy những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái” sau chuyện Mơ cứu em Hoan? (5) Sang năm con lên bảy (hai khổ thơ cuối – Mai rồi bàn tay con.) * TLCH: Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên? Các em cũng có thể đọc một đoạn trích thích hợp ở ngoài SGK hoặc một đoạn trong bài đọc được đưa ra sau đây và trả lời câu hỏi. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm) Đọc bài văn sau: TRÁI TIM MANG NHIỀU THƯƠNG TÍCH Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một trái tim. Trên khung giấy trắng dần dần hiện ra một trái tim thật hoàn hảo khiến mọi người đứng xem đều trầm trồ khen ngợi. Bỗng một ông lão đi đến. Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thọat nhìn rất lạ, nhìn thật kĩ thì đó là hình một trái tim. Chàng trai ngạc nhiên nhìn trái tim ông lão vừa vẽ và thắc mắc bởi nó bị chắp vá chằng chịt, nhưng rõ ràng vẫn là một trái tim. Trên trái tim ấy, có chỗ như bị khuyết lõm, có chỗ như bị cắt đi và được ghép nối bởi những mảnh khác nhau. Ông cụ mỉm cười rồi nói: - Đúng! Trái tim của tôi có thể không hoàn hảo bởi đó là trái tim đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu. Cậu biết không, khi tôi trao một mảnh 6
  7. Mở bài (1đ) 2 Nội dung (1,5đ) Tập làm Thân bài Kĩ năng (1,5đ) văn Cảm xúc (1đ) Kết bài (1đ) Chữ viết, chính tả (0,5đ) Dùng từ, đặt câu (0,5đ) Sáng tạo (1đ) Gợi ý làm văn: I. Mở bài: giới thiệu buổi sáng ở quê em, nơi em ở II. Thân bài: 1. Tả bao quát: - Không khí buổi sáng mát lành, dịu nhẹ vẫn còn sương - Mùi lúa chín thơm - Những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá 2. Tả chi tiết: a. Khi trời còn tối - Trời mát mẻ, dễ chịu - Bầu trời tôi tối - Gà bắt đầu gáy, báo hiệu một buổi sáng lại đến - Những chú gà rời khỏi chuồng đi kiếm ăn - Có vài nhà bật đèn - Một vài nhà còn chìm trong giấc ngủ - Có một vài người qua lại trên đường tập thể dục b. Khi trời bắt đầu sáng - Bầu trời bắt đầu sang tỏ và xanh hẳn - Hầu như mọi người đều đã dậy - Mặt trời dần dần xuất hiện sau rặng tre - Trên đường người qua lại bắt đầu nhiều - Những chú chim kêu rả rích c. Khi trời sáng hẳn - Mặt trời lên, trời trong xanh - Nắng bắt đầu gắt - Bọn trẻ nô đùa trên đường đến trường - Những cô chú nông dân vác cuốc ra đồng - Tiếng máy cày, máy gặt rôm rả - Gió thổi những cơn nhẹ nhàng - Còn vài giọt sương còn đọng trên lá. 100
  8. III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về buổi sáng ở quê em, nơi em ở - Nêu tình cảm với quê hương - Và gắn bó với quê hương như thế nào? ĐỀ 2 B. Đọc thầm và làm bài tập 1.c 2.a 3.c 4. Ví dụ: Trong câu chuyện, cả hai tấm biển đều nói cho mọi người biết rằng người đàn ông bị mù. Nhưng tấm biển thứ nhất chỉ nói người đàn ông bị mù. Tấm biển thứ hai còn nói cho mọi người biết rằng họ thật may mắn bởi được nhìn thấy ngày tươi đẹp, vì thế lời đề nghị giúp đỡ có hiệu quả hơn. Câu chuyện muốn nói với chúng ta nếu chúng ta có thái độ tích cực khi bắt đầu một ngày thì ngày đó sẽ là ngày tươi đẹp. Khi gặp khó khăn, nếu chúng ta có một cái nhìn lạc quan thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. 6. a) Các từ hoa, nó, hoa thay thế cho từ hoa hồng. b) Các từ chúng, cả lũ thay thế cho từ ngữ một vài chú ong. 7. a) Sài Gòn – hòn ngọc của Viễn Đông – vẫn đang hàng ngày thay da đổi thịt. b) Bé Na – cô con gái út của chú tôi – có đôi má giống như hai quả cà chua. c) “Đừng la cà con nhé, nhớ về đúng hẹn!” – Bố dặn với theo khi tôi ra khỏi nhà. d) Bé hỏi: - Chích bông ơi, chích bông làm gì thế? Chim trả lời: - Chúng em đi bắt sâu. D. Tập làm văn Tham khảo: Trên đường từ nhà đến trường em phải đi qua một ngã tư đông đúc người qua lại. Sáng nào cũng vậy cứ đi qua ngã tư ấy em lại nhìn thấy một chú công an đứng điều khiển giao thông. Từ ngày có sự xuất hiện của chú, nút giao thông ở đây không bao giờ bị tắc, điều đó làm mọi người rất vui mừng. Mọi người nói rằng đó là chú Tuấn công an giao thông, năm nay chú 31 tuổi. Vóc người chú to lớn, vạm vỡ; bắp tay, bắp chân rắn chắc. Chú có khuôn mặt chữ điền với làn da nâu bóng bánh mật. Mái tóc chú đen nhánh, lúc nào cũng được cắt tỉa gọn gàng. Chú có đôi mắt to và thông minh ẩn dưới cặp lông mày rậm rạp. Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ dồ ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo 101
  9. phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê- ka nền trắng chữ xanh, chấn đi giày đen bóng lộn, chiếc thắt lưng bằng da màu nâu to bản hơi lệch về dưới bởi khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống, càng tàng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự đường phố. Chiếc mũ kết đội trên đầu có đính huy hiệu cảnh sát khiến cho gương mặt của chú vừa oai nghiêm vừa rắn rỏi. Có lần đi học ngang qua, em đã chứng kiến chú bắt lỗi người vi phạm giao thông. Sau khi bắt lỗi người vi phạm, chú nhẹ nhàng khuyên bảo ba người đừng vi phạm luật giao thông lần nữa và giở sổ ghi biên bản. Gương mặt chú nghiêm khắc nhưng hứa trước sự khoan hồng. Sau đó, chú lại tiếp tục công việc của mình. Trên con đường nắng chiếu rực rỡ, xe cộ đi lại trật tự nên chú rất hài lòng. Bỗng thấy một người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, chú liền huýt còi và chặn chiếc xe. Chiếc xe vẫn cứ ngang nhiên đi thẳng. Chú phải gọi cả mấy chú cảnh sát ở gần đấy bắt chiếc xe lại. Chàng trai điều khiển xe tỏ ra rất hối hận, liền nộp phạt và xin lỗi chú. Vẫn nụ cười tươi phô hàm răng trắng bóng, chú nhắc nhở chàng trai phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ chính mình. Mọi người trong phố đều rất quý chú vì chú xử phạt công minh và công bằng với mọi người. Vì trong giờ chú đang làm nhiệm vụ nên em không có thời gian để nói chuyện với chú, nhưng qua những cử chỉ và hành động của chú mà em quan sát được, em chắc chắn chú là một người công an tốt. Em rất nhiều quý chú Tuấn và hi vọng sau này mình cũng sẽ trở thành một người công an tốt, đem lại sự yên bình cho xã hội. ĐỀ 3 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,2 0,2 0,2 0,2 0,5 0,5 5 5 5 5 Đáp án a b c b a c c b a Câu 7: Đoạn cuối bài nói về tình yêu , nỗi nhớ nhung tha thiết của tác giả đối với tiếng đồng quê ( Tình cảm yêu thương của tác giả đối với quê hương) Câu 9: Nghe nó mà xốn xang mãi không chán ĐT Đại từ QHT Câu 10: 102
  10. - Đặt câu: Mỗi khi đi xa, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến nỗi nhớ quê hương. Câu 12: Con sơn ca /vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất, CN VN Đó / là tiếng hót không có gì có thể so sánh. CN VN Câu 14: - Dấu phẩy thứ hai có tác dụng ngăn cách bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ Bài văn tham khảo: Mới đây, đã qua một năm, em đã lên lớp 5, là một học sinh cuối cấp bậc tiểu học, và cũng qua năm học lớp 5 này, em phải xa xa mái trường thân quen. Mái trường ghi dấu một thời thơ ấu với bao kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò. Ở mái trường này, em được các thầy cô dạy dỗ, dạy những điều hay lẽ phải. Nhưng em không bao giờ quên hiình ảnh cô Vân. Trong em vẫn luôn nhớ những lời nói của cô trên bục giảng. Cô Vân có dáng hơi cao, thon thả. Khuôn mặt trái xoan luôn vui vẻ, tươi tắn. Mái tóc cô đen và mềm mại, không dài lắm, luôn xoã ngang vai. Màu da cô ngăm ngăm đen nhưng vẫn toát lên nét duyên thầm. Điểm ấn tượng nhất của cô là đôi mắt to, tròn, luôn nhìn học sinh chúng em dưới sự trìu mến, chan chứa lòng yêu thương. Em cũng thích những tiết tập đọc được nghe cô Vân đọc bài. Giọng cô truyền cảm, lúc trầm, lúc bổng, lúc ngân nga. Khiến cả lớp yên lặng, lắng nghe. Đọc xong, cô mời vài bạn đọc lại. Chỗ nào sai cô nhẹ nhàng đọc từng chữ và luyện cách phát âm cho chúng em. Cô giảng cặn kẽ từng câu, từng từ. Cô không đứng yên trên bục giảng mà cô đi qua đi lại khoan thai, vừa giảng, vừa hỏi. Tất cả đều toát lên vẻ nhanh nhẹn, hoạt bát. Cô giảng bài ngắn gọn, dễ hiểu. Cứ dứt câu hỏi của cô là chúng em giơ tay phát biểu ý kién của mình. Bạn trả lời đúng thì cô khen, nếu sai thì cô chỉ lại. Cuối tiết học, cô cho chúng em chép nội dung bài vào vở và ân cần nhắc nhở chúng em về nhà học thuộc bài . Như một thói quen, cô không bao giờ quên lời khuyên bổ ích dành tặng các học trò: " Các em phải cố gắng học hành để mai sau giúp ích cho xã hội, cho cuộc sống." Cô Vân rất tận tuỵ vì học sinh. Cô trông rất nghiêm khắc bởi vì nghiêm khắc để dạy cho chúng em thành người tối. Em rất hãnh diện vì là một trong những học sinh trong lớp 5A. Cho dù, lớn lên em có đi bao xa chăng nữa, em vẫn nhớ mãi mãi những kỉ niệm giữa em và cô Vân. 103
  11. ĐỀ 4 Câu 1: ( 0,5điểm) A Câu 2: ( 0,5điểm) B Câu 3: ( 0,5điểm) Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện. Câu 4: ( 1điểm) HS tự viết. Chẳng hạn: Mẹ ơi, con sai rồi. Con xin lỗi mẹ. Câu 5: ( 0,5điểm) D Câu 6: ( 1 điểm) Mỗi khi Tết về là cả làng lại ra giếng lấy nước về đổ đầy chum vại để đón năm mới. DT ĐT DT ĐT DT ĐT TT DT ĐT DT Câu 7: ( 1 điểm) Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo TN CN1 VN1 CN2 VN2 CN3 dọc thân cây dẻ, mổ lách cách. VN3 Câu 8: a - chăm sóc b- ngoan ngoãn c- tự hào Câu 9: Đặt câu : 0,5 điểm Nêu tác dụng của dấu phẩy: 0,5 điểm Câu 10: A: Từ đồng âm PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả (2 điểm- thời gian 15 phút) GV đọc cho học sinh cả lớp viết vào giấy kiểm tra - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: - Ba lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần,thanh; không viết hoa đúng quy định ) . II-.Tập làm văn (8 điểm) (45 phút) Bài tham khảo: CON VỆN Con chó ấy là Vện. Nó ít thân tôi vì hơi lớn và hay im lặng. Nó thân thằng cu Tịch em tôi. Tịch ta cứ suốt ngày cởi truồng để đỡ tốn quần. Chả còn gì chơi, cậu ta chỉ đùa với chó. Vện đứng hai chân sau thì hai chân trước quàng cổ Tịch. Hai đứa vật nhau thở hồng hộc, bất phân thắng bại. 104
  12. Bữa nào Vện cũng được ăn cơm cháy, cộng lại với thức ăn đầu thừa đuôi thẹo cũng chưa được lưng bát. Nó chỉ xốc hai miếng là hết, lại ngẩn ngơ liếm mép. Bữa trưa, Vện ngồi nhìn mọi người và cơm, cúi đầu cử động theo từng đôi đũa khi mọi người gắp thức ăn Mâm cơm dù là không đậy điệm, chả ai trông, nó cũng không bao giờ ăn vụng. Nhưng hắn lại lúi húi ăn vụng cám lợn. Có lần, nó đang xục vào nồi cám, thấy tôi vào, nó giật mình quay ra, giả vờ ngoe nguẩy đuôi ra hiệu không có chuyện gì. Tôi bèn múc cho nó hai muôi gáo. Nó nhìn tôi mãi mới dám ăn. Tôi nghĩ: “Hôm nào được mùa, tao cho Vện ăn một bữa no xem hết mấy bát cơm” Lạ thật, cái tường ngăn vườn cao ngang giọt gianh, mà sao bố tôi về đến cổng vườn nó đã biết và mừng. Có lẽ nó ngửi thấy hơi người thân. Có lẽ nó nghe thấy bố tôi ho từ xa. Có lẽ nó thấy cái câu quăng của bố tôi nhô khỏi tường? Lạ lắm, thấy người nhà đi xa về bao giờ nó cũng mừng cuống quýt. Nào có ai cho nó cái gì đâu? Chưa thấy ai đi đâu lại nghĩ đến chuyện đem quà cho nó bao giờ. Đêm, dù rét mấy nó cũng ra cổng nằm. Chẳng bao giờ nó “chào nhầm” đã đành. Nhưng cũng chẳng bao giờ nó sủa sai. Nhà có con mèo. Người ta nói “cãi nhau như chó với mèo”. Trong cuộc “cãi” nhau thường là chó thắng. Nhưng tôi chưa thấy Vện gây với mèo lần nào. Theo Duy Khán ĐỀ 5 B. Đọc thầm và làm bài tập 1. a , c 2. a 3. a, b 5. 1 – d, 2 – c, 3 – e, 4 – b, 5 – g, 6 – a 7. a) Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thân. b) Mỗi lần có dịp đứng trên cầu Long Biên, tôi lại say mê ngắm nhìn màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối không bao giờ chán mắt. c) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. D. Tập làm văn 1. Tham khảo: (1) Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên. Đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự 105
  13. tàn úa. Dường như chúng không muốn mọi người phải buồn rầu vì chứng kiến cảnh héo tàn. Chúng muốn mọi người lưu giữ mãi những ấn tượng đẹp đẽ mà chúng đã đem lại trong suốt cả một mùa hè, . Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG (2) Thân cọ vút thẳng trờ hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất. Lá cọ tròn xòe ra nhiều nhiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu. NGUYỄN THÁI VẬN (3) Xuân qua, hè tới, cây phương bắt đầu trổ bông Khi ve ra rả trên cây cũng là lúc phượng nở nhiều nhất. Cả một màu đỏ nồng nàn như lửa bao phủ khắp thân cây, làm rực sáng một khoảng trời. Lúc ây, trông cây phượng trẻ hẳn lại, bừng bừng sức sống. Nhìn phượng nở, những tấm lòng thơ dại của chúng em lại náo nức nghĩ tới một mùa hè đầy ắp niềm vui, Theo THỰC HÀNH TẬP LÀM VĂN 4, NXB Giáo dục, 2002 ĐỀ 6 I. Đọc hiểu Câu 1. (0.5đ) : B Câu 2 (0.5đ) : A Câu 3 (0.5đ) : C Câu 4 (0,5 đ): A Câu 5 (0,5đ): A Câu 6 (0,5 đ):D Câu 7 (1 đ). Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ / gọi nhau, những bước chân / vui đầy no ấm, TN CN VN CN đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng. VN Câu 8: Đặt một câu ghép trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tương phản để liên kết các vế câu đảm bảo đúng cấu trúc, dùng từ ngữ hợp lí (1 đ) Câu 9: (1đ): Đặt câu đúng từ mang nghĩa chuyển ( chân trời, chân bàn, chân tường ) Câu 10: (1 đ) Viết lại câu văn có hình ảnh so sánh hoặc có dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm Bài văn tham khảo: A! Trăng lên, trăng lên rồi Tiếng bọn trẻ cùng đồng thanh cất lên làm tôi chợt giật mình. Bước ra khỏi bàn học, đi về phía cuối sân, nơi đó tôi đã nhìn rất rõ ánh trăng 106
  14. từ từ nhô lên, lúc đầu là một nửa quả cầu đỏ rực. Một lát sau là một cái mâm vàng lóng lánh. Quả là một ánh trăng tuyệt đẹp! Trăng vàng và tròn vành vạnh. Trăng lên cao đến ngọn cây sầu riêng trong vườn thì hiện rõ hơn hình ảnh chú cuội và gốc đa. Mặt trăng như một cái bánh đa lớn treo lơ lửng giữa trời cao như thách thức mà hễ có ai đó thèm thuồng cũng đành chịu. Ánh trăng chan hoà trải đều trên những thảm cỏ, đùa giỡn nhảy nhót với những gợn sóng trên mặt hồ. Ánh trăng tò mò luồn lách qua song cửa sổ, in hình trên nền tường xanh nhạt. Nhưng chẳng gì đẹp bằng cây, hoa lá được tắm mình dưới ánh trăng. Những khóm hồng bạch vui mừng toả hương thơm ngát À! Hôm nay trông cô hồng nhung thật kiều diễm. Tấm áo đỏ thẫm của cô còn lấp lánh những ánh vàng. Cô từ từ hé mở, để hứng hạt sương đêm. Trăng dìu dịu lan toả ánh sáng xuống đồng lúa, nhà cửa, ruộng vườn. Con đường trước cửa nhà tôi trải vàng ánh trăng, sâu hun hút. Ánh điện ánh trăng hoà vào nhau làm một. Đã ngắm hết quang cảnh quanh mình, tôi lặng lẽ đi vào vườn. Dưới trăng, cảnh vật bỗng trở nên sống động vui tươi lạ thường. Trăng ơi, hãy trôi chầm chậm. Hãy để cho tôi được ngắm mãi cảnh vật quyến rũ này ĐỀ 7 2- Phần đọc thầm và làm bài tập: ( 7 điểm) Các câu 1,2,3,4,7 đúng mỗi câu được 0,5 điểm Câu 1 : B Câu 2 : D Câu 3 : C Câu 4 : B Câu 7: A Câu 5 : ( 1 điểm) Tác giả nghĩ đến người phụ nữ có đôi chân tật nguyền đã chiến thắng cuộc thi . ( Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) Câu 6: ( 1 điểm) Bài học rút ra là cần phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng bản thân, có như vậy mọi công việc sẽ đạt kết quả tốt đẹp. ( Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) Câu 8 : (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu có tác dụng ngăn cách các vế trong câu ghép. Câu 9: ( 1 điểm) Tìm đúng 2 trong các từ sau: chật vật, quả quyết, ầm ĩ, chầm chậm, phấp phới, nhẹ nhàng , khó khăn. Câu 10: ( 1 điểm : Phân tích đúng: 0,5 điểm và trả lời đúng 0,5 điểm) Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như TN không thể làm được, tôi / lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Đây là câu đơn CN VN Bài văn tham khảo: Mở bài: 107
  15. -Buổi sáng, em thích đến trường sớm để ngắm cảnh toàn trường. Thân bài: Tả bao quát: • Nhìn từ xa, ngôi trường như một cánh cổng thần kì đưa em đến với bao điều mới lạ. • Mọi cảnh vật như sáng hơn, đẹp hơn bởi ánh nắng ban mai mát dịu. Tả chi tiết: • Bây giờ, trước mắt em là sân trường thưa thớt người. • Chỉ nghe đâu đây những tiếng đá cầu vang dội. • Đứng trên hành lang tầng 2 nhìn xuống, những học sinh đi sớm đuổi chạy nhau như cánh bướm trắng dập dờn trên cánh đồng hoa. • Nhiều chú chim bay nhảy, hót líu lo trên cánh hoa phượng đỏ rực một vòm trời. • Khung cảnh một lúc càng sôi nổi, nhộn nhịp bởi học sinh đến trường ngày càng đông. • Những bạn nam thi nhau bắn bi, đánh cầu. • Những bạn nữ thì ngồi trên ghế đá trò chuyện, học thuộc lòng bài cũ. • Một lát sau, tiếng trống quen thuộc báo hiệu giờ vào lớp cất lên. • Các học sinh tập trung trước sân trường để chuẩn bị tập thể dục đầu giờ, rồi vào lớp học một tiết học đầy hứng thú. Kết bài: • Quang cảnh buổi sáng ở trường thật đẹp • Mai đây, dù phải xa ngôi trường thân yêu này, nhưng em vẫn nhớ về những thời gian em đã được học với thầy cô, với mái trường mến yêu. ĐỀ 8 B. Đọc thầm và làm bài tập 1.a, c, d 2.b, c 3.a, b, d 4. Ví dụ: Vì đất nước ta có nhiều sông. Mỗi dòng sông đều có một vẻ đẹp riêng, một huyền thoại riêng. Nhiều dòng sông gắn liền với những chiến công lừng lẫy của dân tộc, với vận mệnh của đất nước. 5. a) Trẻ em b) thiếu nhi c) trẻ d) trẻ ranh e) trẻ thơ 6. a) Tiếng Việt b) mẹ c) không ngủ 7. Tôi chợt hỏi: “Này, cậu đã làm bài tập chưa?” Minh ngẩn ra rồi nói: “Ừ, tớ mới chỉ làm bài tập toán thôi, chưa làm bài tiếng Việt.” Tôi cáu: “Cậu định để tổ mình tụt hạng hay sao?” Minh ấp a ấp úng: “ Nhưng hôm qua tớ bận quá.” Tôi đỏ mặt: “Bận bận cái gì, cậu bận đi chơi thì có.” Minh khẽ nói: “Không, hôm qua mẹ tớ ốm, tớ phải chăm mẹ.” Tôi lúng túng, nắm lấy tay Minh: “Mình xin lỗi nhé. Cậu giở sách ra đi, chúng mình làm bài bây giờ vẫn còn kịp.” D. Tập làm văn 2. Ví dụ: 108
  16. Bạn Hà Trang đang chăm chú tập đàn. Bạn ngồi ngay ngắn, thẳng nốt đồ giữa đàn, hai chân vắt chéo nhau. Màu hồng của chiếc váy bạn đang mặc hình như ánh lên đôi má làm cho nó càng thêm xinh xắn những ngón tay nhỏ nhắn, mềm mại khum khum tròn lại và gõ lên từng phím đàn. Những âm thanh lúc đầu còn vang lên chậm chạm, vụng về, thỉnh thoảng còn vấp váp. Sau khoảng năm, sáu lần tập đi tập lại, những ngón tay đã nhịp nhàng, điêu luyện. Trang vừa đánh đàn vừa đung đưa người và đôi mắt long lanh , say sưa thưởng thức thành quả của mình. Những âm thanh du dương vang lên, vẽ một bầu trời đêm đầy những ngôi sao lấp lánh, ru bé vào giấc ngủ yên lành. Hà Trang nở một nụ cười rạng rỡ, đôi mắt mơ màng. ĐỀ 9 1A 2B 3A 4B 6D 7A 8C 9C 12C 13D 14D 15D 16C 17C 22C 23D 5. Thời nhỏ tác giả rất hay chơi thả diều và diều đã chắp cánh cho ước mơ trẻ thơ của tác giả 11. Cần cù, siêng năng, cần mẫn 18. “Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. 19. “Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.” 20. vi vu trầm bổng 21. vi vu trầm bổng 24. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. 25. Mở bài gián tiếp 26. Mở bài gián tiếp ĐỀ 10 1A 2D 3C 4A 5A 6C 7D 8A 9C 10B 11B 12D 13B 14A 15B 16A 17A 18D 19A 20C 21B 22B 23D 24D 25A 26B 109