Tuyển tập 20 đề thi chất lượng học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 29 đến tuần 34, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
CON ĐƯỜNG
Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến!
Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi.
Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng.
Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích.
Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc!
Đọc thầm bài “Con đường” và làm bài tập:
Câu 1. (3 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:
a) Nhân vật xưng tôi trong bài là ai?
A. Một bác đi tập thể dục buổi sáng. B. Một con đường.
C. Một cô công nhân quét dọn vệ sinh. D. Một bạn học sinh
b) Thời gian nào con đường thấy thư thái, dễ chịu?
A. Buổi sáng B. Buổi trưa
C.Buổi chiều. D. Buổi tối.
c) Khi nào con đường thấy mình trẻ lại?
A. Nghe tiếng bước chân của các bác tập thể dục.
B. Có những bước chân vui đầy no ấm của người đi chợ.
C. Đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy.
D. Có các anh chị công nhân dọn dẹp.
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 29 đến tuần 34, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
CON ĐƯỜNG
Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến!
Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi.
Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng.
Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích.
Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc!
Đọc thầm bài “Con đường” và làm bài tập:
Câu 1. (3 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:
a) Nhân vật xưng tôi trong bài là ai?
A. Một bác đi tập thể dục buổi sáng. B. Một con đường.
C. Một cô công nhân quét dọn vệ sinh. D. Một bạn học sinh
b) Thời gian nào con đường thấy thư thái, dễ chịu?
A. Buổi sáng B. Buổi trưa
C.Buổi chiều. D. Buổi tối.
c) Khi nào con đường thấy mình trẻ lại?
A. Nghe tiếng bước chân của các bác tập thể dục.
B. Có những bước chân vui đầy no ấm của người đi chợ.
C. Đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy.
D. Có các anh chị công nhân dọn dẹp.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 20 đề thi chất lượng học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tuyen_tap_20_de_thi_chat_luong_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_5.docx
Nội dung text: Tuyển tập 20 đề thi chất lượng học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022
- Bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 2 năm 2021 - 2022 có đáp án (4 đề) Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút Đề 1 A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 29 đến tuần 34, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) CON ĐƯỜNG Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến! Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi.
- Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng. Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích. Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc! Đọc thầm bài “Con đường” và làm bài tập: Câu 1. (3 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau: a) Nhân vật xưng tôi trong bài là ai? A. Một bác đi tập thể dục buổi sáng. B. Một con đường. C. Một cô công nhân quét dọn vệ sinh. D. Một bạn học sinh b) Thời gian nào con đường thấy thư thái, dễ chịu? A. Buổi sáng B. Buổi trưa C.Buổi chiều. D. Buổi tối. c) Khi nào con đường thấy mình trẻ lại? A. Nghe tiếng bước chân của các bác tập thể dục. B. Có những bước chân vui đầy no ấm của người đi chợ. C. Đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy. D. Có các anh chị công nhân dọn dẹp. d) Bài văn viết theo trình tự thời gian nào?
- A. Từ sáng đến trưa. B. Từ sáng đến chiều. C. Từ sáng đến tối. D. Từ sáng đến đêm khuya. e) “Tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ.” Thay từ in đậm trong câu trên bằng từ nào phù hợp nhất? A. nhìn. B. xem. C. ngắm nhìn. D. ngắm xem g) Câu ghép sau có mấy vế câu. “Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã.” A. Có 1 vế câu B. Có 2 vế câu. C. có 3 vế câu. D. Có 4 vế câu. Câu 2. (1 điểm) Điều gì làm cho con đường có những cảm xúc thật ấm lòng? Câu 3. (1 điểm) Thú vui của con đường là gì? Câu 4. (1 điểm) Nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy trong câu ghép sau: “Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã.” - Dấu phẩy thứ nhất: - Dấu phẩy thứ hai: - Dấu phẩy thứ ba: Câu 5. (1 điểm) Đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ “Tuy nhưng ”.
- B. Kiểm tra viết: 1. Chính tả: Nghe viết (2 điểm) - Thời gian: 20 phút Giáo viên đọc cho học sinh Nghe viết bài : “Tà áo dài Việt Nam” (từ Áo dài phụ nữ đến chiếc áo dài tân thời.) 2. Tập làm văn: (8 điểm) - Thời gian: 40 phút Đề: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút Đề 2
- A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (3đ ) - Nội dung kiểm tra: GV cho HS đọc một đoạn văn khoảng 150 chữ thuộc chủ đề : Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai (Từ tuần 29 đến tuần 33). Kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - Hình thức kiểm tra: Cho HS đọc đoạn văn, thơ trong các bài tập đọc thuộc chủ đề nói trên bằng hình thức bốc thăm . II. Đọc thầm (7đ) (35 phút) Đọc thầm bài: “ Chim họa mi hót” (TV lớp 5 tập 2 trang 123) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1 (1đ) Tác giả cảm nhận tiếng hót của chim họa mi rất hay qua chi tiết nào? a) Hót vang lừng chào nắng sớm. b) Khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn. c) Làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ. d) Nó kéo cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn gần xa đâu đó lắng nghe. Câu 2 (1đ) Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, chim họa mi làm gì? a) Tìm vài con sâu ăn lót dạ. b) Xù lông rũ hết những giọt sương. c) Hót vang lừng chào nắng sớm. d) Chuyền từ bụi nọ sang bụi kia. Câu 3 (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau : Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút Đề 16 A. PHẦN ĐỌC (10 điểm) 1. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) (Thời gian 25 phút) Đọc thầm bài: Cái áo của ba . Cái áo của ba Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa. Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!” - Tôi hãnh diện trả lời. Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba. Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi. Phạm Hải Lê Châu Câu 1. Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu? (0,5 đ) A. Mẹ mua cho. B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của bố để lại. C. Mẹ sửa chiếc áo của bố để lại. D. Mẹ tặng em nhỏ ngày sinh nhật.
- Câu 2. Chiếc áo của ba đã trở thành chiếc áo xinh xinh của bạn nhỏ vì: (1 đ) A. Bạn nhỏ đã mặc vừa chiếc áo của ba. B. Mẹ đã khéo chữa chiếc áo của ba vừa với bạn nhỏ. C. Bạn nhỏ rất yêu ba nên thấy chiếc áo của ba cũng rất đẹp. D. Tất cả những đáp án đã nêu trong các câu trên. Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung bài đọc. (1 đ) A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ. B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh. C. Tình cảm của em nhỏ đối với ba. D. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh. Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài văn trên là gì? (1 đ) Câu 5: Vì sao mặc áo vào bạn nhỏ cảm thấy ấm áp? (0.5 đ) Câu 6: Theo em khi mặc chiếc áo của ba, bạn nhỏ có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình ? (0.5 đ) Câu 7. Cho câu: “Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương.” Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ai (cái gì)? (1 đ) Câu 8: Cho câu: Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi có nhiều thay đổi. (0.5 đ) - Chủ ngữ là: - Vị ngữ là: Câu 9: Tìm từ trái nghĩa với từ “khéo” .(0,5 đ) Câu 10: Viết lại câu sau cho hay hơn: (0.5 đ) Bố của bạn trong câu chuyện đã chết khi đi tuần tra biên giới. 2. Đọc thành tiếng (3 điểm) - Tranh làng Hồ. - Nghĩa thầy trò. - Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. - Phong cảnh đền Hùng. - Hộp thư mật. - Phân xử tài tình. B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả: 2 điểm. (Thời gian 15 phút) Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: "Cây trái trong vườn Bác" Cây trái trong vườn Bác Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê
- Linh Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi bo treo lủng lẳng trĩu nặng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà bủ Việt bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca. Theo Võ văn Trực 2. Tập làm văn: 8 điểm. (Thời gian 20 phút) Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường. ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút Đề 17 A. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết (2 điểm) Sức mạnh của Toán học Toán học có sức mạnh rất to lớn. Nhờ có Toán học, người ta đã phát minh ra những điều thật kì diệu. Niu-tơn đã tìm ra những định luật kì diệu giúp con người vén bức màn bí ẩn của thiên nhiên. La-voa-di-ê đã phát minh ra định luật bảo toàn vật chất vĩ đại. Cô-péc-nic đã xây dựng nên học thuyết cho rằng Trái Đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời. Thậm chí, chỉ bằng tính toán, người ta đã tìm ra một hành tinh của Hệ Mặt Trời. Theo BÁCH KHOA CHUYỆN LẠ THẾ GIỚI 2. Tập làm văn (8 điểm) Hãy viết một đoạn văn tả một người bạn đang kể chuyện hoặc đang hát, đang chơi đàn. ___
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút Đề 18 I. Đọc thành tiếng: (1 điểm) II. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Cho và nhận Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính. - Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! - Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy. (Xuân Lương) Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng a. Vì bạn ấy bị đau mắt. b. Vì bạn ấy không có tiền c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt.
- d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường. Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm. b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn. c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác. d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô. Câu 3: Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào? (0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng a. Cô là người quan tâm đến học sinh. b. Cô rất giỏi về y học. c. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt. d. Nói rằng cô muốn tặng em làm kỉ niệm. Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh. b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận. c. Cô là người luôn sống vì người khác. d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng. Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm) Viết câu trả lời của em: Câu 6: Trong các từ sau đây, từ nào có tiếng “công” có nghĩa là của chung, của nhà nước ? a. công minh b. công nhân c. công cộng d. công lí Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: a. đơn giản b. đơn điệu c. đơn sơ d. đơn thuần Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép: (0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
- b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Câu 9: Xác định các thành phần trong câu sau: (0.5 điểm) “Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.” Trạng ngữ: Chủ ngữ: Câu 10: Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến? (0.5 điểm) Viết câu của em: III. Phần viết: 1. Chính tả: (Nghe – viết) bài Bà cụ bán hàng nước chè SGK Tập 2 trang 102 (2 điểm) 2. Tập làm văn: Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích hay có nhiều kỉ niệm nhất. (2 điểm) ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút Đề 19 A. KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc thầm Cho và nhận Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
- - Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy. (Xuân Lương) Đọc thầm bài đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện các bài tập theo yêu cầu: Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? A. Vì bạn ấy bị đau mắt. B. Vì bạn ấy không có tiền C. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt. D. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường. Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? A. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền nên bạn không phải bận tâm. B. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn. C. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác. D. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô . Câu 3: Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào? A. Cô là người quan tâm đến học sinh. B. Cô rất giỏi về y học. C. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt. D. Nói rằng cô muốn tặng em làm kỉ niệm. Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? A. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh. B. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận. C. Cô là người luôn sống vì người khác.
- D. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng. Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Câu 6: Trong các từ sau đây, từ nào có tiếng “công” có nghĩa là của chung, của nhà nước ? A. công minh B. công nhân C. công cộng D. công lí Câu 7: Câu nào sau đây là câu ghép: A. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. B. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. C. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Câu 8: Các câu trong đoạn văn sau “Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống.” Liên kiết với nhau bằng cách lặp lại từ: A. Cô B. Tôi C. Cô và tôi Câu 9: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “ trật tự” A. Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật. B. Trạng thái bình yên, không có chiến tranh. C. Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào. Câu 10 : Em hãy đặt một câu ghép có quan hệ tương phản giữa hai vế câu nói về ý chí vượt khó của bản thân em. II. Đọc thành tiếng: HS đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài. Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26, SGK Tiếng Việt 5, tập II. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. (Phần đọc thành tiếng 2,5 điểm, trả lời câu hỏi 0,5 điểm). B. KIỂM TRA VIẾT: I. Chính tả: 1. Chính tả: Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết bài: “ Nghĩa thầy trò” (đoạn từ đầu đến mang ơn rất nặng) – sách Tiếng Việt 5, Tập II trang 79
- 2. Bài tập: Viết lại các tên riêng sau cho đúng chính tả: Ten-sinh no-rơ-gay, chi-ca- gô II. Tập làm văn Đề bài : Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích nhất ___ Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian làm bài: 60 phút Đề 20 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm) Nội dung kiểm tra: Gồm các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 33, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. mỗi học sinh đọc 1 đoạn ( trong bài bốc thăm đươc sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. II. Đọc hiểu: (7 điểm): Đọc thầm bài văn sau: Công việc đầu tiên Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: - Út có dám rải truyền đơn không? Tôi vừa mừng vừa lo, nói : - Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ! Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc: - Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì. Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
- Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!” Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen: - Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ! Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba: - Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh! Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành bài tập sau: Câu 1: (0,5 điểm):Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? Viết câu trả lời của em: Câu 2: (0,5 điểm): Anh Ba Chẩn hỏi : Út có dám rải truyền đơn không? Chị Út nói: a. Được b. Mừng c. Lo d. Không Câu 3: (0,5 điểm): Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên? a. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. b. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. c. Đêm đó chị ngủ yên, trong giấc ngủ chị nghĩ cách giấu truyền đơn. d. Suốt đêm chị không ngủ, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Câu 4: (0,5 điểm): Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn? a. Chị ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. b. Chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. c. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. d. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Câu 5:( 1 điểm): Vì sao chị Út muốn được thoát li? a. Vì Chị Út yêu nước, yêu nhân dân. b. Vì Chị Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.
- c. Vì chị muốn rời khỏi gia đình. d. Vì chị muốn rải truyền đơn. Câu 6: ( 1 điểm): Nội dung cùa bài văn trên là gì? Câu 7: (0,5điểm): Câu: “ Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì? a. Câu hỏi b. Câu cầu khiến c. Câu cảm d. Câu kể Câu 8: (0,5 điểm): Dấu phẩy trong câu: “ Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng” có tác dụng gì? a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu. c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. d. Ngăn cách các từ cùng làm chủ ngữ. Câu 9: (1điểm): Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì? Câu 10: (1điểm): Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp vào chỗ chấm ( đất nước, ngày mai) Trẻ em là tương lai của .Trẻ em hôm nay, thế giới B. KIỂM TRA VIẾT: 60 PHÚT I.Viết chính tả (nghe- viết): 2 điểm Giáo viên đọc cho học sinh viết. Chiếc áo của ba Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi . Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hành quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như cái áo quân phục thực sự. Cái măng – sét ôm khít lấy cổ tay tôi. II. Tập làm văn: 8 điểm Đề bài: Hãy tả một người bạn thân của em ở trường.