Tuyển tập 20 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)

Câu 1: (4 điểm): Cho đoạn văn sau:
“Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng thức dậy gáy te te.”
Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên và xếp chúng theo các loại: láy tiếng, láy âm, láy cả âm và vần.
Câu 2: (4 điểm): Hãy tìm nghĩa của từ “đánh” trong các cụm từ sau:
đánh đàn, đánh tiếng, đánh giày, đánh cờ, đánh cá, đánh chén.
Câu 3: (4 điểm): xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a, Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên.
b, Khi mẹ về, cơm nước đã xong xuôi.
c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.
d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.
Câu 4: (4 điểm): Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong các câu sau:
Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít… Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn.
Câu 5: (9 điểm): Trong bài “Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
“Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời …”
Em hiểu thế nào là “Những em bé lớn trên lưng mẹ”? Những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên?
doc 56 trang Đường Gia Huy 25/01/2024 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 20 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctuyen_tap_20_de_thi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_co_dap_an.doc

Nội dung text: Tuyển tập 20 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)

  1. TUYỂN TẬP ĐỀ THI HK1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 5 – Đề số 1 Câu 1: (4 điểm): Cho đoạn văn sau: “Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng thức dậy gáy te te.” Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên và xếp chúng theo các loại: láy tiếng, láy âm, láy cả âm và vần. Câu 2: (4 điểm): Hãy tìm nghĩa của từ “đánh” trong các cụm từ sau: đánh đàn, đánh tiếng, đánh giày, đánh cờ, đánh cá, đánh chén. Câu 3: (4 điểm): xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a, Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên. b, Khi mẹ về, cơm nước đã xong xuôi. c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng. d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Câu 4: (4 điểm): Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong các câu sau: Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn. Câu 5: (9 điểm): Trong bài “Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết: “Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi! Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
  2. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời ” Em hiểu thế nào là “Những em bé lớn trên lưng mẹ”? Những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên? Đáp án đề số 1 Câu 1:- Láy tiếng: te te - Láy âm: phành phạch, rải rác, râm ran. - Láy âm và vần: lành lạnh, lanh lảnh. Câu 2:- đánh đàn: Dùng tay tác động vào đạo cụ và phát ra âm thanh. - đánh tiếng: Phát ra tiếng để cho người khác biết là có người. - đánh giày: chà sát lên bề mặt của đồ vật làm cho bề mặt của đồ vật sạch và đẹp ra. - đánh cờ: chơi có được thua trong một cuộc chơi thường có dùng đến tay. - đánh cá: dùng chài lưới hoặc các công cụ khác để bắt cá hoặc các loại thủy sản khác như tôm, cua - đánh chén: ăn uống. Câu 3:a, Dưới ánh trăng, dòng sông / sáng rực lên. TN CN VN b, Khi mẹ về, cơm nước / đã xong xuôi. TN CN VN c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà / ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng. TN TN CN VN VN d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản / chìm trong biển mây mù. TN CN CN CN VN Câu 4:Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn, lũ lũ bay đi, bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Câu 5: - “Những em bé lớn trên lưng mẹ” là những em bé được lớn lên trên lưng của người mẹ, trải qua bao nhiêu vất vả của người mẹ. (1 điểm)
  3. - Học sinh làm rõ được sự vất vả của người mẹ, lời văn có cảm xúc, trình bày mạch lạc, dùng từ chính xác, phù hợp với nội dung của đoạn thơ cho điểm (6 - 7 điểm) - Bài trình bày sạch đẹp. (1 điểm) Lưu ý: + Không đúng thể loại không cho điểm. + Các lỗi khác căn cứ vào tình hình thực tế bài làm của học sinh để trừ điểm cho phù hợp. Gợi ý cho phần cảm thụ: người mẹ vất vả khi phải nuôi con nhỏ, sự vất vả đó được nhân lên khi người mẹ yêu nước này tham gia phục vụ bộ đội kháng chiến. Hai câu đầu là sự vỗ về, là lời ru của người mẹ để đứa con ngủ ngoan để mẹ giã gạo nuôi bộ đội. Người mẹ làm việc hăng say và đứa con ngủ theo nhịp chày của người mẹ. Mồ hôi của người mẹ chảy đầm đìa trên vai áo đã hòa vào người con như hòa những nỗi gian nan vất vả từ người mẹ. Nhưng người con vẫn ngủ ngon lành trên lưng người mẹ như cảm thông, như chia sẻ, như chịu đựng sự vất vả lớn lao đó cùng với người mẹ. Qua đó ta thấy người mẹ có tấm lòng thương con, yêu nước vô bờ, sẵn sàng phục vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến dù vất vả khó khăn. Đó là tấm lòng của người mẹ Việt Nam trong mọi thời đại. Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 5 – Đề số 2 Câu 1 (4 điểm) Cho các kết hợp 2 tiếng sau: Xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, đạp xe, xe kéo, kéo xe, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, múa hát, tập hát, bánh rán, rán bánh, bánh kẹo. Hãy: a) Xác định những kết hợp nào trong các kết hợp trên là từ ghép. b) Phân loại các từ ghép đó. Câu 2 (4 điểm) Trong bài “Sầu riêng” của Mai Văn Tạo (TV4 - tập2) có câu: “Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn.” Hãy: a) Tìm các tính từ có trong câu văn. Nhận xét về từ loại của các từ “cái béo”; “mùi thơm”. Câu 3 (4 điểm)
  4. Cho các từ: Trung thực, đôn hậu, vạm vỡ, tầm thước, trung thành, mảnh mai, béo, phản bội, hiền, thấp, gầy, khoẻ, cứng rắn, giả dối, cao, yếu. a) Dựa vào nghĩa của từ hãy xếp các từ trên thành 2 nhóm và đặt tên. b) Xếp thành các cặp từ trái nghĩa trong mỗi nhóm Câu 4 (4 điểm) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau: a) Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc. b) Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá. Câu 5 (9 điểm) Trong bài “Hạt gạo làng ta” (TV5 – Tập I), nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết: “Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy.” Đoạn thơ trên giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo? Hãy nêu rõ tác dụng của điệp từ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên. Đáp án đề số 2 Câu 1: a) (2đ) Mỗi từ tìm đúng cho 0,2 đ Các kết hợp là từ ghép: Xe đạp, xe cộ, xe kéo, khoai luộc, bánh rán Xe máy, máy bay, khoai nướng, múa hát, bánh kẹo.
  5. Hỏi: Vì sao Pi e nói rằng, em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc (Vì em mua bằng toàn bộ số tiền em dành dụm được/ Vì em bé đã lấy tất cả số tiền mà em đập con lợn đất để mua món quà tặng chị.) * Bài “Buôn Chư Lênh đón cô giáo” TV5 – Tập 1– trang 144. a/Đoạn “Căn nhà sàn .Tốt cái bụng dó, cô giáo ạ”. Hỏi: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì? (Cô giáo đến buôn Chư Lênh để mở trường dạy học ). Hỏi: Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào? (Căn nhà sàn chật ních người, họ mặc quần áo như đi hội, họ trải lông thú thẳng tắp, mịn như nhung. Đón cô giáo bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý. Già Rok trưởng buôn đón khách và đưa cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát thật sâu vào cột, thực hiện nghi lễ trở thành người trong buôn). b/Đoạn “Rồi giọng cô giáo chữ cô giáo”. Hỏi: Chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”? (Mọi người cùng ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ, mọi người im phăng phắc khi cô giáo viết chữ. Khi cô viết xong bao nhiêu tiếng cùng hò reo: Ôi chữ cô giáo). * Bài “Thầy thuốc như mẹ hiền” TV5 – Tập 1 – trang 153 a/Đoạn “Hải Thượng Lãn Ông .gạo củi ”. Hỏi: Chi tiết nào nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài? (Con người thuyền chài bị bệnh đậu, Lãn Ông nghe tin bèn đến thăm. Cháu bé người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh, ông ân cần chăm sóc suốt cả tháng trời, khi khỏi không lấy tiền mà còn cho gạo, củi ). b/Đoạn “Một lần khác hối hận”. Hỏi: Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
  6. ( Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thuốc rất có lương tâm và trách nhiệm) *Cách đánh giá điểm: + Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (Đọc sai 2 – 4 tiếng: 0,5 điểm; sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm) + Ngắt , nghỉ hơi đúng chỗ (ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa): 1 điểm (Ngắt, nghỉ hơi không đúng 2 – 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm) + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm (Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện được tính biểu cảm: 0 điểm) + Tốc độ đạt yêu cầu (không quá 1,5 phút): 1 điểm (Đọc quá 1.5 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm) + Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (Trả lời chưa rõ ràng, chưa đủ ý: 0,5 điểm; Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm). - Điểm đọc thành tiếng không làm tròn số. I/ Đọc thầm bài “ Ngu Công xã Trịnh Tường ” SGK- TV5- Tập 1 Trang 164 và làm bài tập sau *Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn? A. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời. B. Một mình ông đào suốt một năm trời. C. Ông cùng dân bản đào suốt một năm trời. 2. Nhờ có mương nước, tập quán canh tác ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào? A. Dân bản trồng lúa nương. B. Dân bản cấy lúa nước. C. Dân bản kết hợp cấy lúa nước và làm nương.
  7. 3. Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước? A. Đến xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn bà con cùng làm. B. Cùng bà con học cách trồng cây thảo quả. C. Cả thôn cùng trồng cây thảo quả. 4. Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì? A.Muốn chiến thắng được đói nghèo, lạc hậu, phải có quyết tâm , tinh thần vượt khó. B.Muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, phải dám nghĩ dám làm. C. Cả hai ý trên trên đều đúng. 5. Ông Lìn được ai khen ngợi? A. Chủ tịch tỉnh Lào Cai. B. Chủ tịch nước. C. Chủ tịch xã Trịnh Tường. 6. Câu “Ông Phàn Phù Lìn vinh dự được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi.”là kiểu câu gì? A. Câu kể B. Câu cảm C. Câu khiến 7. Từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu: “Cả thôn không còn hộ đói” là: A. Nghèo, khốn khó, túng quẫn. B. Đói khổ, vất vả, lạc hậu. C. No đủ, sung sướng, giàu có. 8. Chủ ngữ của câu: “Dân bản gọi dòng mương ấy là con nước ông Lìn” A. Dân bản gọi dòng mương ấy B. Dân bản C. Dân bản gọi dòng mương ấy là con nước 9. Các từ trong nhóm “ Bà con, con mương” có quan hệ với nhau như thế nào? A.Đó là những từ đồng nghĩa. B. Đó là những từ đồng âm. C. Đó là một từ nhiều nghĩa. 10. Câu: “Nhờ ông Lìn dám nghĩ dám làm mà cuộc sống của thôn Phìn Ngan có nhiều thay đổi.” có mấy quan hệ từ? A. Một quan hệ từ B. Hai quan hệ từ PHẦN VIẾT Thời gian làm bài: 60 phút I. Chính tả (Nghe – viết): 5 điểm (Thời gian 20 phút) Bài: Chuỗi ngọc lam (TV5 – Tập 1 – trang 134) Viết đầu bài và đoạn: “Chiều hôm ấy .Cháu đã đập con lợn đất đấy.” II. Tập làm văn: 5 điểm (Thời gian 40 phút) Hãy tả một bạn học cùng lớp với em đã để lại cho em nhiều ấn tượng tốt đẹp. Đáp án đề 18 A/Đọc thầm và làm bài tập(5 điểm)
  8. Câu 1: A (0,5 điểm) Câu 6: A (0,5 điểm) Câu 2: B (0,5 điểm) Câu 7: A (0,5 điểm) Câu 3: A (0,5 điểm) Câu 8: B (0,5 điểm) Câu 4: C (0,5 điểm) Câu 9: B (0,5 điểm) Câu 5: B (0,5 điểm) Câu 10: C (0,5 điểm) B. PHẦN VIẾT 1. Chính tả (5 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 0,5 điểm đến 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn (5 điểm) + Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm: - Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu. Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. Bài viết biết sử dụng các từ ngữ sinh động, gợi tả, gợi cảm làm nổi bật được ngoại hình, tính tình, hoạt động của một người bạn cùng lớp. - Bài viết thể hiện được tình cảm của người viết, những ấn tương khó quên về bạn - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. + Tuỳ mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, cách trình bày có thể cho các mức điểm: 4,5-4-3,5-3-2,5-2-1,5-1-0,5. Lưu ý: - Điểm bài kiểm tra đọc (đọc thầm và đọc thành tiếng), điểm bài kiểm tra viết (chính tả và tập làm văn) và điểm kiểm tra môn Tiếng Việt là điểm nguyên được làm tròn số 0,5 thành 1 điểm. Ví dụ: 7,25 thành 7,00
  9. 7,50 thành 8,00 Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 5 – Đề 19 A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng (5 điểm) Giáo viên cho học sinh gắp phiếu nhận bài đọc từ tuần 10 đến tuần 17 SGK Tiếng Việt 5 - tập 1, trả lời câu hỏi theo quy định. II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) Ngu Công xã Trịnh Tường Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi những dòng mương ấy là con nước ông Lìn. Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người vẫn không tin là có thể dẫn nước về. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn, trồng một héc ta lúa nước để bà con tin. Rồi ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa. Con nước nhỏ đã làm thay đổi tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Từ khi nước được dẫn về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương như trước nữa. Muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông Lìn lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng làm. Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu được mấy chục triệu đồng từ loại cây này. Riêng gia đình ông Lìn mỗi năm thu hai trăm triệu. Phìn Ngan từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất của xã Trịnh Tường. Chuyện của Ngu Công xã Trịnh Tường nhanh chóng bay về Thủ đô. Ông Phàn Phù Lìn vinh dự được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi. Theo TRƯỜNG GIANG- NGỌC MINH Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất nội dung câu hỏi 1, 2, 3 viết nội dung trả lời vào chỗ chấm với các câu còn lại. Câu 1: Ông Lìn người dân tộc gì? a. Tày b. Kinh c. Mông d. Dao
  10. Câu 2. Ý nào nêu không đúng việc ông Lìn đã làm để đưa được nước về thôn ? a. Ông Lìn đã cúng bái, xin thần linh cho nước về thôn. b. Ông Lìn lần mò cả tháng trong rừng để tìm nguồn nước. c. Suốt một năm, ông cùng vợ con đào gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn d. Vận động mọi người vào rừng đào mương đưa nước về thôn. Câu 3. Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã đổi thay như thế nào? a. Cả thôn đều đào ao nuôi cá. b. Làm ruộng bậc thang cấy lúa nước, không còn phá rừng làm nương. c. Cả thôn trồng các giống lúa lai cao sản nên không có hộ đói. d. Chỉ có câu a là sai. Câu 4. Đầu tiên khi làm con mương, ông Lìn đã làm cùng ai? a. Làm cùng hai người bạn thân b. Làm một mình c. Làm cùng vợ con d. Làm cùng bà con trong xóm. Câu 5. Lợi ích của việc ông Lìn hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả? a. Giúp mỗi gia đình thu nhập mỗi năm hai trăm triệu. b. Vừa bảo vệ rừng, giữ được nguồn nước, vừa tăng thêm thu nhập. c. Phìn Ngan trở thành thôn giàu có nhất nước. d. Giúp cho ông Lìn được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi. Câu 6. Gạch chân các quan hệ từ có trong câu: Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Câu 7. Tìm trong đoạn 1 của bài Ngu Công xã Trịnh Tường từ đồng nghĩa với các từ sau: a. ngạc nhiên: b. thói quen: Câu 8. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang.
  11. Câu 9. Tìm danh từ riêng, tính từ có trong câu sau: Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Câu 10.Viết một câu có nội dung nói về việc giữ vệ sinh trường (lớp) trong đó có sử dụng quan hệ từ (nhớ gạch chân dưới từ chỉ quan hệ trong câu vừa đặt). B. Kiểm tra viết I. Chính tả: Nghe - viết (5 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Kì diệu rừng xanh” (SGK TV5 -tập 1, trang 76) Đoạn từ (Sau một hồi len lách đến một thế giới thần bí.). II. Tập làm văn: (5 điểm) Đề bài: Em hãy tả một người thân trong gia đình em. Đáp án đề 19 A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng Thực hiện theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt cuối học kì I.5đ II. Đọc hiểu: (5 điểm; mỗi ý đúng 0,5 điểm) Câu 1: d. Dao Câu 2. a. Ông Lìn đã cúng bái, xin thần linh cho nước về thôn. Câu 3. d. Chỉ có câu a là sai. Câu 4. c. Làm cùng vợ con. Câu 5. b. Vừa bảo vệ rừng, giữ được nguồn nước, vừa tăng thêm thu nhập. Câu 6. Gạch chân các quan hệ từ có trong câu : Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Câu 7. Tìm trong đoạn 1 của bài Ngu Công xã Trịnh Tường từ đồng nghĩa với các từ sau : a. ngạc nhiên: ngỡ ngàng b. thói quen: tập quán Câu 8. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:
  12. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Chủ ngữ: Những nương lúa quanh năm khát nước Vị ngữ: được thay dần bằng ruộng bậc thang. Câu 9. Tìm danh từ riêng , tính từ có trong câu sau: Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Danh từ riêng: Trịnh Tường; Bát Xát; Lào Cai Tính từ: ngoằn ngoèo, ngang, cao. Câu 10.Viết một câu có nội dung nói về việc giữ vệ sinh trường (lớp) trong đó có sử dụng quan hệ từ (nhớ gạch chân dưới từ chỉ quan hệ trong câu vừa đặt). VD: Chiều thứ năm, em và bạn An làm vệ sinh sân trường. B. Kiểm tra viết: I. Chính tả (5 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đúng đoạn văn (5 điểm). - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, viết hoa không đúng quy định) trừ 0, 25 điểm. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài. * Tùy vào bài viết thực tế của HS mà GV có thể cho điểm theo các mức: 5 - 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1. II. Tập làm văn (5 điểm) - Đảm bảo các yêu cầu theo chuẩn KT kĩ năng cần đạt cuối kì I được 5 điểm. - HS biết chọn tả người thân mà em yêu mến. - HS tả được các chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người thân có lồng cảm xúc, tình cảm của bản thân thành một mạch đầy đủ, lôi cuốn người đọc. - Bố cục rõ ràng với 3 phần cân đối, chuyển đoạn mạch lạc. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài. * Tùy vào bài viết thực tế của HS mà GV có thể cho điểm theo các mức: Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 5 – Đề 20
  13. A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt: Cho bài văn sau: Đồng tiền vàng 1. Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng: - Rất tiếc là tôi không có xu lẻ. - Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả cho ông ngay. 2. Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự: - Thật chứ? - Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu. Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu đồng tiền vàng. 3. Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nổi buồn. - Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô – be cháu một đồng tiền vàng không ạ? Tôi khẽ gật đầu, cậu bé tiếp: - Thưa ông, đây là tiền của ông. Anh Rô – be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm nhà. Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong một cậu bé nghèo. + Đọc thành tiếng: Đọc một trong ba đoạn của bài + Đọc thầm bài , khoanh vào ý đúng nhất và làm bài tập. Câu 1: Trong câu chuyện trên có các nhân vật: A. Người kể chuyện (tác giả) và cậu bé bán diêm. B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu.
  14. C. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và Rô – be. D. Người kể chuyện, tác giả và cậu bé bán diêm. Câu 2: Người khách (người kể chuyện) đưa đồng tiền vàng cho cậu bé bán diêm vì: A. Ông không có tiền lẻ. B. Ông thương cậu bé nghèo. C. Người khách muốn cho tiền cậu bé nghèo. D. Ông tin cậu bé sẽ làm như cậu nói, quay lại trả tiền thừa. Câu 3: Rô – be không tự mang trả tiền thừa cho khách vì: A. Rô – be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà. B. Rô – be bị bệnh đang nằm ở nhà. C. Rô – be bị tai nạn, đang nằm ở bệnh viện. D. Rô – be không thể mang trả ông khách được. Câu 4: Việc Rô – be trả lại tiền thừa cho khách đáng quý ở điểm: A. Tuy nghèo nhưng Rô – be không tham lam. B. Dù gặp tai nạn nhưng Rô-be vẫn tìm cách thực hiện lời hứa. C. Rô-be muốn kiếm thật nhiều tiền để phụ giúp gia đình. D. Rô-be đã làm cho vị khách hết lo lắng. Câu 5: Em hãy chọn một tên cho Rô – be phù hợp với đặc điểm, tính cách của cậu: A. Cậu bé nghèo. B. Cậu bé đáng thương. C. Cậu bé bán hàng rong. D. Cậu bé nghèo trung thực. Câu 6: Hãy ghi một từ trái nghĩa với từ “buồn” : . Câu 7: “Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà”. Quan hệ từ “vì” trong câu thể hiện mối quan hệ:
  15. Câu 8: Tìm trong bài bốn từ láy: B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn: 1. Chính tả: 1. Chính tả (Nghe-Viết) (Thời gian khoảng 15 phút) Quần đảo Trường Sa 2. Tập làm văn: Đề bài: Tình cảm bạn bè thật đáng quý . Em hãy tả lại người bạn thân nhất của em. Đáp án đề 20 A/ Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt 1/ Đọc thành tiếng: 1 điểm a/ Đọc thành tiếng: Có thể phân ra các yêu cầu sau: - Học sinh đọc đúng, to rõ ràng, lưu loát. Biết cách ngắt nghỉ. Giọng đọc thể hiện biểu cảm, phù hợp với nội dung đoạn đọc, Đọc đúng tốc độ - HS đọc, ngắt nghỉ không đúng. Giọng đọc chưa thể hiện tình cảm b/ Trả lời đúng câu hỏi: 4 điểm Câu 1: b (0,25đ) Câu 2: d (0,25đ) Câu 3: a (0,25đ) Câu 4: b (0,25đ) Câu 5: d (0,25đ) Câu 6 (0,5đ): vui vẻ (HS có thể chọn từ khác) Câu 7: (1,0đ): Nguyên nhân - Kết quả Câu 8:(1,25đ) tùy học sinh chọn viết B/ Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (5,0đ) 1/ Chính tả: (2,0đ) - Học sinh viết đúng không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 2 đ
  16. - Học sinh viết sai một lỗi thông thường (âm, vần, dấu thanh, viết hoa) trừ: điểm * Lưu ý: Bài viết ở thang điểm 2, nếu chữ viết không rõ ràng, sai lỗi, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hay trình bày bẩn trừ điểm toàn bài. 2/ Tập làm văn (3,0đ) Điểm 3: Bài làm đúng yêu cầu đề ra (đúng thể loại và nội dung). Bố cục rõ ràng theo 3 phần. Lời tả sinh động tự nhiên. Biết cách dùng từ đặt câu phù hợp, đúng ngữ pháp, câu văn gãy gọn rõ ý. Bài viết không sai lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng. Điểm 2: Bài làm đúng yêu cầu ra (đúng thể loại và nội dung). Bố cục rõ ràng theo 3 phần. Biết cách dùng từ đặt câu phù hợp, đúng ngữ pháp, câu văn gãy gọn rõ ý. Điểm 1: Bài làm đúng với yêu cầu đề ra (đúng thể loại và nội dung). Bố cục rõ ràng. Nội dung khá gãy gọn có ý. Điểm dưới 1: Bài làm không đảm bảo yêu cầu đề ra (Tùy mức độ có thể trừ)