Tuyển tập 25 đề kiểm tra kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong (Có đáp án)

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc tiếng (3 điểm)

II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc bài văn sau:

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ

Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.

Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cùng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách đến rường, chiều về lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...

Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng...

Theo NGUYỄN HOÀNG ĐẠI

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả như hình với bóng?

  1. Trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa
  2. Con đê
  3. Đêm trăng thanh gió mát
  4. Tết Trung thu.

Câu 2: Tại sao tác giả coi con đê là bạn?

  1. Vì trên con đê này, trẻ em trong làng nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu.
  2. Vì con đê đồng hành cùng tác giả trên con đường đi học
  3. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.
  4. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng con đê “che chở, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn”?

  1. Vì con đê đã nâng bước, dìu dắt, tôi luyện cho những bước chân của tác giả ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.
  2. Vì những đêm tết Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui.
  3. Vì con đê là nơi bọn trẻ cùng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc
  4. Vì trong những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung đữ, con đê đã bảo vệ tính mạng con người, gia súc, mùa màng

Câu 4: Nội dung bài văn này là gì?

  1. Kể về sự đổi mới của quê hương.
  2. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương.
  3. Kể về kỉ niệm của những ngày đến trường.
  4. Miêu tả vẻ đẹp của con đê quê hương.

Câu 5: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu: “Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng...”?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. So sánh và nhân hóa

D. Không có biện pháp nào

Câu 6: Từ “chúng” trong câu “Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bất, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.” chỉ những ai?

A. Trẻ em trong làng

B. Tác giả

C. Trẻ em trong làng và tác giả

D. Chỉ con đê

Câu 7: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “tuổi thơ”?

A. Trẻ em

B. Thời thơ ấu

C. Trẻ con.

D. Nhi đồng

8. Viết thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản:

Mặc dù trời mưa to ……………………………………………………………..

Câu 9: Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ trong câu sau:

a)Trên đê, trẻ em trong làng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan.

b) Con bìm bịp, bằng cái giọng trầm và ấm báo hiệu mùa xuân đã tới.

Câu 10: Theo em, tuổi thơ có tác động nhiều đối với tâm hồn con người không? (Viết 3-5 câu)

docx 159 trang Đường Gia Huy 24/05/2024 3900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 25 đề kiểm tra kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtuyen_tap_25_de_kiem_tra_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc.docx

Nội dung text: Tuyển tập 25 đề kiểm tra kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh Phong–Tiền Phong (Có đáp án)

  1. TRANG MỤC LỤC BỘ ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 5 BÀI ĐÁP TẬP ÁN 10 ĐỀ ÔN GIỮA KÌ II ĐỀ 1 2 111 ĐỀ 2 6 113 ĐỀ 3 11 115 ĐỀ 4 15 116 ĐỀ 5 19 117 ĐỀ 6 23 119 ĐỀ 7 27 120 ĐỀ 8 31 121 ĐỀ 9 36 123 ĐỀ 10 41 128 15 ĐỀ ÔN CUỐI KÌ II ĐỀ 1 45 129 ĐỀ 2 50 131 ĐỀ 3 54 134 ĐỀ 4 58 137 ĐỀ 5 62 139 ĐỀ 6 66 141 ĐỀ 7 70 143 ĐỀ 8 75 145 ĐỀ 9 79 146 ĐỀ 10 83 148 ĐỀ 11 88 149 ĐỀ 12 92 151 ĐỀ 13 96 152 ĐỀ 14 101 153 ĐỀ 15 106 156 1
  2. 10 ĐỀ GIỮA HỌC KÌ II- LỚP 5 ĐỀ 1 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc bài văn sau: TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cùng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách đến rường, chiều về lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng Theo NGUYỄN HOÀNG ĐẠI Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả như hình với bóng? A. Trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa B. Con đê C. Đêm trăng thanh gió mát D. Tết Trung thu. Câu 2: Tại sao tác giả coi con đê là bạn? A. Vì trên con đê này, trẻ em trong làng nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu. 2
  3. B. Vì con đê đồng hành cùng tác giả trên con đường đi học C. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng. D. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê. Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng con đê “che chở, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn”? A. Vì con đê đã nâng bước, dìu dắt, tôi luyện cho những bước chân của tác giả ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. B. Vì những đêm tết Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui. C. Vì con đê là nơi bọn trẻ cùng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc D. Vì trong những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung đữ, con đê đã bảo vệ tính mạng con người, gia súc, mùa màng Câu 4: Nội dung bài văn này là gì? A. Kể về sự đổi mới của quê hương. B. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương. C. Kể về kỉ niệm của những ngày đến trường. D. Miêu tả vẻ đẹp của con đê quê hương. Câu 5: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu: “Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng ”? A. So sánh B. Nhân hoá C. So sánh và nhân hóa D. Không có biện pháp nào Câu 6: Từ “chúng” trong câu “Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bất, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc.” chỉ những ai? A. Trẻ em trong làng B. Tác giả C. Trẻ em trong làng và tác giả D. Chỉ con đê Câu 7: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “tuổi thơ”? A. Trẻ em B. Thời thơ ấu 3
  4. C. Trẻ con. D. Nhi đồng 8. Viết thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản: Mặc dù trời mưa to Câu 9: Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ trong câu sau: a)Trên đê, trẻ em trong làng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan. b) Con bìm bịp, bằng cái giọng trầm và ấm báo hiệu mùa xuân đã tới. Câu 10: Theo em, tuổi thơ có tác động nhiều đối với tâm hồn con người không? (Viết 3- 5 câu) B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): Nghe và chép lại đoạn văn Triền đề tuổi thơ (Viết đoạn: Từ đầu đến tự tin bước vào đời.) 4
  5. II. Tập làm văn (7 điểm): Đề bài: Chọn một trong hai đề sau: 2.1 Em hãy tả một cây hoa mà em thích. 2.2 Em hãy tả cái đồng hồ báo thức. Bài làm 5
  6. ĐỀ 2 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm) Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập hai và trả lời câu hỏi (TLCH), ví dụ: (1) Thái sư Trần Thủ Độ (từ đầu đến ông mới tha cho.) * TLCH: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? (2) Phong cảnh đền Hùng (từ Lăng của các vua Hùng đến đồng bằng xanh mát.) * TLCH: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng. (3) Tranh làng Hồ (từ Kĩ thuật tranh làng Hồ đến dáng người trong tranh.) * TLCH: kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? (4)Con gái (từ Chiều nay đến cũng không bằng.) * TLCH: Chi tiết nào cho thấy những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái” sau chuyện Mơ cứu em Hoan? (5) Sang năm con lên bảy (hai khổ thơ cuối – Mai rồi bàn tay con.) * TLCH: Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên? Các em cũng có thể đọc một đoạn trích thích hợp ở ngoài SGK hoặc một đoạn trong bài đọc được đưa ra sau đây và trả lời câu hỏi. II. Đọc hiểu (7 điểm): Đọc bài văn sau: TRÁI TIM MANG NHIỀU THƯƠNG TÍCH Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một trái tim. Trên khung giấy trắng dần dần hiện ra một trái tim thật hoàn hảo khiến mọi người đứng xem đều trầm trồ khen ngợi. Bỗng một ông lão đi đến. Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thọat nhìn rất lạ, nhìn thật kĩ thì đó là hình một trái tim. Chàng trai ngạc nhiên nhìn trái tim ông lão vừa vẽ và thắc mắc bởi nó bị chắp vá chằng chịt, nhưng rõ ràng vẫn là một trái tim. Trên trái tim ấy, có chỗ như bị khuyết lõm, có chỗ như bị cắt đi và được ghép nối bởi những mảnh khác nhau. Ông cụ mỉm cười rồi nói: - Đúng! Trái tim của tôi có thể không hoàn hảo bởi đó là trái tim đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu. Cậu biết không, khi tôi trao một mảnh 6
  7. A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): Câu 1 : B Câu 2 : D Câu 3 : C Câu 4 : B Câu 7: A Câu 5 : ( 1 điểm) Tác giả nghĩ đến người phụ nữ có đôi chân tật nguyền đã chiến thắng cuộc thi . ( Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) Câu 6: A Câu 7 : (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu có tác dụng ngăn cách các vế trong câu ghép. Câu 8: ( 1 điểm) Tìm đúng 2 trong các từ sau: chật vật, quả quyết, ầm ĩ, chầm chậm, phấp phới, nhẹ nhàng , khó khăn. Câu 9: ( 1 điểm : Phân tích đúng: 0,5 điểm và trả lời đúng 0,5 điểm) Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như TN không thể làm được, tôi / lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Đây là câu đơn CN VN Câu 10: ( 1 điểm) Bài học rút ra là cần phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng bản thân, có như vậy mọi công việc sẽ đạt kết quả tốt đẹp. ( Trả lời khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa) B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): II. Tập làm văn (7 điểm): Bài văn tham khảo: Mở bài: -Buổi sáng, em thích đến trường sớm để ngắm cảnh toàn trường. Thân bài: Tả bao quát: • Nhìn từ xa, ngôi trường như một cánh cổng thần kì đưa em đến với bao điều mới lạ. • Mọi cảnh vật như sáng hơn, đẹp hơn bởi ánh nắng ban mai mát dịu. Tả chi tiết: • Bây giờ, trước mắt em là sân trường thưa thớt người. • Chỉ nghe đâu đây những tiếng đá cầu vang dội. • Đứng trên hành lang tầng 2 nhìn xuống, những học sinh đi sớm đuổi chạy nhau như cánh bướm trắng dập dờn trên cánh đồng hoa. 151
  8. • Nhiều chú chim bay nhảy, hót líu lo trên cánh hoa phượng đỏ rực một vòm trời. • Khung cảnh một lúc càng sôi nổi, nhộn nhịp bởi học sinh đến trường ngày càng đông. • Những bạn nam thi nhau bắn bi, đánh cầu. • Những bạn nữ thì ngồi trên ghế đá trò chuyện, học thuộc lòng bài cũ. • Một lát sau, tiếng trống quen thuộc báo hiệu giờ vào lớp cất lên. • Các học sinh tập trung trước sân trường để chuẩn bị tập thể dục đầu giờ, rồi vào lớp học một tiết học đầy hứng thú. Kết bài: • Quang cảnh buổi sáng ở trường thật đẹp • Mai đây, dù phải xa ngôi trường thân yêu này, nhưng em vẫn nhớ về những thời gian em đã được học với thầy cô, với mái trường mến yêu. ĐỀ 13 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): 1.a, c, d 2. C, D 3.a, b, d 4. Ví dụ: Vì đất nước ta có nhiều sông. Mỗi dòng sông đều có một vẻ đẹp riêng, một huyền thoại riêng. Nhiều dòng sông gắn liền với những chiến công lừng lẫy của dân tộc, với vận mệnh của đất nước. 5. a) Trẻ em b) thiếu nhi c) trẻ d) trẻ ranh e) trẻ thơ 6. a) Tiếng Việt b) mẹ c) không ngủ 7. Tôi chợt hỏi: “Này, cậu đã làm bài tập chưa?” Minh ngẩn ra rồi nói: “Ừ, tớ mới chỉ làm bài tập toán thôi, chưa làm bài tiếng Việt.” Tôi cáu: “Cậu định để tổ mình tụt hạng hay sao?” Minh ấp a ấp úng: “ Nhưng hôm qua tớ bận quá.” Tôi đỏ mặt: “Bận bận cái gì, cậu bận đi chơi thì có.” Minh khẽ nói: “Không, hôm qua mẹ tớ ốm, tớ phải chăm mẹ.” Tôi lúng túng, nắm lấy tay Minh: “Mình xin lỗi nhé. Cậu giở sách ra đi, chúng mình làm bài bây giờ vẫn còn kịp.” 8. B 9. C 10. HS tự viết 152
  9. VD: Vì chăm chỉ học nên Na được điểm cao. B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): II. Tập làm văn (7 điểm): Tả con vật em yêu quý ĐỀ 14 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): 1A 2B 3A 4B 6D 7A 8C 9C 12C 13D 14D 15D 16C 17C 22C 23D 5. Thời nhỏ tác giả rất hay chơi thả diều và diều đã chắp cánh cho ước mơ trẻ thơ của tác giả 11. Cần cù, siêng năng, cần mẫn 18. “Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. 19. “Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.” 20. vi vu trầm bổng 21. vi vu trầm bổng 24. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. 25. Mở bài gián tiếp 26. Mở bài gián tiếp B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): II. Tập làm văn (7 điểm): Văn tham khảo Tả cảnh sân trường giờ ra chơi - Mẫu 1 Ở mỗi cánh cửa lớp học, các bạn học sinh chen chúc, đùn đẩy nhau để thoát ra ngoài. Giống như các bạn muốn giải phóng bản thân mình sau một giờ học căng thẳng. Gương mặt ai cũng vui tươi, phấn khởi. 153
  10. Nhìn sân trường vào giờ ra chơi giống hệt như một khu chợ buôn bán tấp nập, giống như một đàn chim từ đâu bay về rợp kín sân. Ở mỗi góc sân lại có những hoạt động vui chơi khác nhau. Ở một góc ở dưới cây bàng cuối sân trường, các bạn nam gì hục chơi bi, chơi tiền giấy. Vẻ mặt vừa đăm chiêu, vừa hớn hở khi chơi. Các bạn chơi đến nỗi bẩn hết cả tay. Nhìn về phía có gốc phượng già, các bạn nữ đang chăm chú chơi đánh chuyền. Từng bộ chuyền đều và thẳng tắp dàn trải lên chân. Bàn tay khéo léo và đôi mắt của các bạn nữ khiến cho trò chơi dân gian này trở nên bình dị và gần gũi biết bao. Xa xa thấp thoáng những bạn chơi nhảy dây. Có nhiều bạn chơi trò này rất giỏi, chơi đến vòng cổ tay vẫn có thể nhảy được. Rất nhiều bạn con trai rượt đuổi nhau trên sân trường và tiếng cười cứ thể vỡ òa ra, giòn tan nghe rất vui tan. Một số bạn khác chăm chỉ mang cả sách vở ra gốc cây ngồi đọc rất chăm chú. Thi thoảng các bạn nam lại nghịch ngợm, khiến các bạn ấy không thể học được. Có lẽ không một góc nào trên sân trường không đông vui, nhộn nhịp khi giờ ra chơi đến. Vì đó là thời gian để các bạn giải lao, lấy tinh thần để có thể bước vào một tiết học bổ ích hơn. Mỗi người đều có một dáng vẻ, một trò chơi yêu thích khác nhau nhưng đều khiến cho không khí sân trường sôi động, rộn ràng hơn. m luôn thích những giờ ra chơi vui vẻ như thế này. Và em cũng sẽ nhớ mãi những phút giây này, dù mai đây rời xa mái trường. Tả cảnh sân trường giờ ra chơi - Mẫu 2 Cả lớp đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài. Ngoài sân trường chỉ nghe thấy tiếng gió vi vu thổi và tiếng chim hót líu lo. Khi cô giáo vừa kết thúc bài giảng, ba hồi trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên giòn giã. Chúng em đứng dậy chào cô rồi ùa ra khỏi lớp. Sân trường vắng lặng là thế bỗng ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng dép guốc hòa với tiếng lá cây xào xạc. Từ trên cao nhìn xuống, sân trường nổi bật màu trắng của những chiếc áo đồng phục và màu đỏ của những chiếc khăn đỏ đang phấp phới bay trên vai các bạn Đội viên. Trên sân trường, các bạn tổ chức nhiều trò chơi rất vui, nào là kéo co, bắn bi, mèo đuổi chuột Giữa sân trường, Hùng và Thắng chơi đá cầu thật hay. Hùng tâng cầu lên. Quả cầu xanh xoay tròn, bay vun vút, hạ xuống chân Thắng. Thắng đưa cầu lên rồi đá ngược trở lại phía Hùng. Quả cầu bay lên, hạ xuống như nhảy múa trên đôi chân khéo léo của hai bạn. Bỗng nhanh thoăn thoắt, Hùng đá mạnh 154
  11. quả cầu qua người Thắng làm Thắng không đỡ kịp. Hùng reo lên "Ha ha, thắng rồi". Nhóm của Lan thật nhanh trí khi chọn chỗ bóng mát dưới cây đa để chơi nhảy dây. Qua từng vòng thi, dĩ nhiên đội trưởng Lan giành chiến thắng rồi. Lan nhảy thật nhanh và nhịp nhàng, đến nỗi chỉ thấy loáng thoáng sợi dây và tiếng vun vút. Bạn nào cũng nhìn Lan bằng con mắt thán phục. Dưới gốc cây phượng, mấy em lớp một kia xem mẩu chuyện gì vui lắm nên cùng cười rúc rích. ở một góc sân trường, trò mèo đuổi chuột thật sôi nổi. Chú chuột luồn qua cây cọ rồi lại nhảy qua đám bắn bi thật lành nghề, làm chú mèo khổ sở cứ chạy theo mãi mệt bở hơi tai. Mấy em xung quanh reo hò cổ vũ rồi lại nhảy cẫng cả lên. chưa phân được thắng bại thì bỗng "tùng, tùng, tùng", trống báo hết giờ chơi đã điểm. Chúng em nhanh chóng xếp hàng tập thể dục rồi vào lớp. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, rạng rỡ, nhưng nhiều bạn tỏ vẻ luyến tiếc. Các bạn còn hẹn nhau: "Mai chơi tiếp nhé!" Không khí yên tĩnh trở lại trên sân trường. Giờ ra chơi tuy ngắn nhưng nó thật bổ ích, luôn giúp chúng em thoải mái để vào học tốt hơn. Tả cảnh sân trường giờ ra chơi - Mẫu 3 Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt. Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó. Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn, hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung 155
  12. quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú. Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có 5 người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau. Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó dưới gốc cây phượng già với những chùm hoa rực rỡ như ánh nắng mùa hạ ấm áp. Mặt các bạn lúc thì đăm chiêu, lúc lại giãn ra và nở nụ cười thật tươi khi khám phá được điều gì thú vị. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch. Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lí thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em. ĐỀ 15 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm): 1A 2D 3C 4A 5A 6C 7D 8A 9C 10B 11B 12D 13B 14A 15B 16A 17A 18D 19A 20C 21B 22B 23D 24D 25A 26B B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I. Chính tả (3 điểm): II. Tập làm văn (7 điểm): 156
  13. Đề bài: Tả một cảnh đẹp của quê hương em. Tả lại một cảnh đẹp của quê hương - Mẫu 1 Du khách đến Biên Hòa không thể không ghé thăm công viên thành phố quê em. Công viên nằm cạnh dòng sông Đồng Nai nước trong xanh, êm ả chảy bốn mùa. Từ xa nhìn lại, công viên thành phố em giống như một tấm thảm nhiều màu. Nổi bật trên đó là hàng dừa cao vút, đong đưa tàu lá trong gió, soi mình xuống dòng nước lững lờ. Bước chân vào vườn hoa, ta thấy những lối đi viền gạch đỏ được trải đá bột, tỏa ra khắp công viên như một búi rễ khổng lồ. Dọc theo lối đi, những bồn hoa lớn được trồng đủ các loại hoa: hoa cúc vàng tươi, hoa hồng đỏ thắm, hoa hướng dương vàng rực nổi bật dưới ánh nắng chói chang. Xen kẽ trong những bồn hoa là những cụm dền xanh đỏ được sắp thành hàng chữ “Công viên Đồng Nai”. Đứng cạnh muôn hoa là những cây kiểng được cắt xén thành hình muông thú, trông thật đẹp mắt. Đây là chú nai tơ đang tròn mắt ngơ ngác nhìn du khách. Kia là chú chim sâu đang chúi mỏ xuống đám cỏ non như tìm mồi. Kia là những cô công, chàng công xòe cái đuôi như chào khán giả trước lúc biểu diễn. Chính giữa công viên là một hòn non bộ đứng sừng sững như thách thức với gió mưa. Phía dưới, đàn cá hồng lượn lờ quanh những bông súng tím hồng. Rải rác khắp công viên là những băng ghế đá nhiều màu, nằm dưới tán cây mát rượi làm chỗ nghỉ chân cho mọi người. Nhô ra ngoài bờ sông là nhà thủy tạ kiên cố với kiểu cấu trúc hoa mĩ. Đứng trên đó, phóng tầm mắt ra xa, ta sẽ nhìn thấy hai cây cầu nằm về hai hướng, cầu Mới và cầu Ghềnh. Ta còn thấy được cả những mái nhà ngói đỏ thấp thoáng sau hàng cây xanh ngắt. Xa hơn nữa, ngọn núi Châu Thới mờ mờ trong ráng chiều đỏ ối. Chiều xuống mặt trời ngả về tây, mặt sông ánh lên màu đỏ pha sắc vàng rực rỡ. Lúc này, công viên rộn rã hẳn lên bởi bước chân người, bởi tiếng cười đùa ríu rít của trẻ con. Đông vui nhất phải kể đến ngày chủ nhật, du khách đến chơi, chụp hình kỉ niệm nhiều vô kể. Các em nhỏ tung tăng líu lo bên ba mẹ. Các anh chị lớn ngồi trên ghế đá đọc sách trò chuyện Được ngồi trên ghế đá đón gió sông mát rượi, ngắm nhìn trời nước mênh mông, vui chuyện cùng chúng bạn thì không- còn gì thích thú cho bằng. Em mong công viên thành phố quê hương em giữ mãi được vẻ đẹp thơ mộng này. Tả lại một cảnh đẹp của quê hương - Mẫu 2 Mỗi chúng ta khi sinh ra ai cũng đều có quê hương. Giống như bao người khác, tôi rất yêu quê hương của mình. Tôi yêu những cánh đồng lúa chín vàng, yêu cảnh núi non hùng vĩ, yêu những dòng sông xanh mát, yêu sự chân chất, cần cù, nặng nghĩa tình của 157
  14. người dân quê tôi. Và tôi yêu cả cảnh đẹp đặc biệt nơi quê – những đêm trăng rằm soi sáng muôn nơi. Khi màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp xóm làng. Một chiếc chăn sao hiện lên mờ ảo rồi rõ dần. Chẳng bao lâu, mặt trăng cũng đã nhô lên khỏi dãy núi trùng điệp. Trăng tán tám to, tròn như kết tinh của hàng ngàn hàng vạn ngôi sao trên bầu trời xa. Ánh trăng bàng bạc tinh nghịch xuyên qua các kẽ lá, nhuộm một màu trắng xóa khắp ao hồ, cây cối, con đường. Càng lên cao, trăng càng sáng rõ. Lúc này, nhìn mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc mâm đang bay lơ lửng giữa không trung. Chiếc mâm đặc biệt này đã giúp quê hương tôi chìm trong một thế giới diệu kì. Dòng sông Đáy đang mỉm cười thật tươi khi nó thấy mình như đẹp hơn trong chiếc áo đen đính vầng trăng sáng và hàng ngàn ngôi sao lấp lánh. Sông như muốn ánh trăng chỉ là của riêng mình nên nó liền chộp lấy thứ ánh quà tặng mà chị Hằng ban xuống. Hình như cây cỏ, hoa lá cũng muốn thưởng thức ánh trăng nên chúng xòe những bàn tay đủ kích cỡ để đón ánh sáng kì lạ kia. Mọi vật đều im lặng để ngắm nghía và cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng. Lũy tre được ánh trăng soi vào cũng đẹp hơn hẳn. Khóm tre từ từ ngân lên khúc nhạc đồng quê. Khúc nhạc ấy mới du dương và êm đềm biết bao! Khúc nhạc rì rào khiến mọi vật nhảy nhót dưới ánh trăng bạc. Thảm lúa vàng dập dờn trước gió, nhấp nhô gợn sóng như từng làn sóng nối đuôi nhau đến tận chân trời. Sao mà cảnh đêm trăng kì diệu đến vậy! Lũ côn trùng cất tiếng kêu ra rả như hòa vào khúc dạ nguyệt ban nãy. Cây lá như được lên những hạt vàng, hạt bạc từ trên trời rơi xuống. Hương lúa quyện với hơi sương khiến cho vùng quê thoảng một mùi thơm nhè nhẹ. Hồi còn bé, cứ đêm trăng là tôi lại ngây ngô hỏi mẹ, sao ông trăng luôn đi theo chúng ta. Mẹ tôi bảo trăng đi theo để soi sáng, và vì chú Cuội trên cung trăng rất nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ quê hương và nhớ lũ trẻ quê chú nên lúc nào cũng dõi theo. Cảnh trăng đêm nay thật đẹp! Tôi luôn ngỡ rằng cảnh đêm trăng thanh bình, yên ả ở quê tôi là đẹp nhất. Những đêm trăng như làm tôi yêu thiên nhiên hơn, yêu quê hương hơn. Tả lại một cảnh đẹp của quê hương - Mẫu 3 Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp gắn bó với em nhất vẫn là con đường quen thuộc đã in dấu chân em mỗi buổi đến trường. Ra khỏi ngõ nhà em là gặp ngay con đường làng thân thuộc. Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường. Ngay cạnh con đường ở đầu làng một cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi 158
  15. mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời. Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em. Sáng sáng, khi ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, con đường làng lại sáng bừng lên và nhộn nhịp bước chân. Hình như tất cả lũ học trò trong xóm em đều đổ ra đường. Chúng em đi thành từng nhóm, tiếng nói cười vui vẻ làm con đường càng thêm nhộn nhịp. Hai bên đường, những hàng cây nối đuôi nhau san sát, toả bóng mát rợp cả con đường. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau những hàng cây xanh tốt. Đi hết con đường làng là đến con đường liên thôn của xã. Con đường này được rải đá dăm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em. Mỗi buổi sáng đi trên con đường này, em lại được tận hưởng mùi hương lúa ngọt ngào cùng với làn gió mát rượi từ cánh đồng đưa lên. Xa xa phía cuối con đường, em đã trông thấy ngôi trường lợp mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau tán lá xanh của những cây xà cừ. Tiếng trống trường đã vang lên. Em vội vã rảo bước nhanh cho kịp giờ học, trong lòng cảm thấy vui vui. Đã từ lâu, con đường trở nên thân thiết với em. Em rất yêu quý con đường và coi nó như người bạn thân. Sau này lớn lên dù đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ tới hình ảnh con đường thân quen đã gắn bó với em suốt quãng đời học sinh. 159